Có thể tham khảo Bảng 5. Thống kê số liệu về những đặc điểm trong nhân thân người phạm các tội phạm về tham nhũng dưới đây:
Bảng 5. Số liệu nhân thân người phạm tội tham nhũng năm 2000-2004
Thành phần Tổng số Điều 278 Điều 279 Điều 280 Điều 281 Điều 282 Điều 283 Điều 284 Tổng số 2866 2125 334 204 129 28 4 42 18 – 30 tuổi 602 440 81 51 16 4 2 8 30-45 tuổi 1598 1170 194 105 78 23 2 26 > 45 tuổi 666 515 59 48 35 1 0 8 Thương binh, bộ đội 70 52 2 12 4 0 0 0 Cán bộ, công chức 960 738 104 40 60 9 5 4 Lãnh đạo huyện 60 38 4 3 13 0 0 2 Cán bộ xã 507 419 22 36 22 1 1 6 Cấp uỷ xã 69 64 0 1 4 0 0 0 Đảng viên xã, phường 296 250 5 20 13 1 4 3 Đảng viên khối CQNN 311 222 41 10 36 0 1 1 Cấp uỷ đảng 148 177 7 1 22 0 1 0 Nữ 252 219 10 11 9 1 0 2
Người dân tộc thiểu số 121 95 8 11 4 0 1 2 Thành phần khác 84 63 3 13 4 1 0 0
(Nguồn thống kê của Cục thống kê - VKSNDTC)
Bảng 5 cho thấy: tỷ lệ nữ giới phạm tội tham nhũng chỉ chiếm 8,8% tổng số người phạm tội đã bị khởi tố. Điều này được lý giải như sau: nam giới thường có tính độc lập cao, dám nghĩ, dám làm để thử thách mình, thậm chí cả phạm tội. Nam giới dễ bị ảnh hưởng của thói hư tật xấu, dễ hình thành phẩm chất cá nhân tiêu cực, trạng thái tâm lý tiêu cực hơn so với nữ giới. Trong gia đình, nam giới lại là trụ cột, là lao động chính, có trách nhiệm nuôi sống các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, nam giới dễ bị dụ dỗ, lôi kéo, xa ngã và phạm tội tham nhũng. Điều này cũng có nghĩa, tổ chức phòng ngừa tội phạm tham nhũng trong xã hội cần tập trung vào nam giới là điều cần thiết và quan trọng.
Theo Bảng 5 thì tỷ lệ người từ 18 tuổi đến 30 tuổi phạm tội tham nhũng chiếm 21%, từ 30 đến 45 tuổi chiếm 56%, từ 45 tuổi trở lên chiếm 23% tổng số người bị khởi tố. Như vậy, số người phạm tội tham nhũng trong độ tuổi từ 30 đến 45 chiếm tỷ lệ cao nhất. Sở dĩ như vậy là vì những người trong độ tuổi từ 30 đến 45 là những người có hoạt động kinh tế độc lập, có gia đình riêng và họ phải gánh vác trách nhiệm nuôi sống gia đình. Mặt khác họ là những người trưởng thành, có trình độ, có kinh nghiệm sống, có vị trí nhất định trong xã hội mà thường là giữ các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan, tổ chức. Do đó họ có nhiều cơ hội, nhiều thuận lợi và dễ có điều kiện để phạm tội tham nhũng.
Sự gia tăng về tỷ trọng của số người từ 45 tuổi trở lên cũng như những người ở độ tuổi từ 30 đến 45 phạm tội tham nhũng trong những năm gần đây còn cho thấy sự thay đổi về chất của tội phạm tham nhũng. Chính vì vậy, tình hình tội phạm tham nhũng ở nước ta vẫn còn diễn biến phức tạp và chưa có xu hướng giảm.
Qua khảo sát 410 đối tượng ở các trại giam cho thấy: có 22,7% chưa tốt nghiệp phổ thông, 77,3% tốt nghiệp phổ thông Trung học, 17,6% tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học, 29,4% tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp và 9% đã qua các lớp quản lý kinh tế, 58% không hiểu biết nhiều về pháp luật kinh tế. Dữ liệu trên cho thấy những người có trình độ học vấn cao hơn vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong các tội phạm về tham nhũng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, người phạm tội tham nhũng có trình độ học vấn thấp, không có trình độ chuyên môn về quản lý kinh tế phạm tội tham nhũng vẫn chiếm tỷ lệ không nhỏ. Ví dụ, trong vụ án Mai Văn Huy và đồng bọn phạm tội tham ô tài sản, buôn lậu, đưa hối lộ, cố ý làm trái thì Mai Văn Huy - Giám đốc công ty thương mại dầu khí tỉnh Đồng Tháp là người có trình độ văn hóa thấp (trình độ học vấn 3/10), không có trình độ chuyên môn về quản lý kinh tế, không được đào tạo gì về quản lý Nhà nước. Phạm Ngọc Thạch - Phó giám đốc cũng chưa qua đào tạo chuyên môn. Đoàn Thị Hương và Nguyễn Thị Bạch Tuyết là Kế toán nhưng cũng
chưa qua trường lớp kế toán nào; trong vụ án Nguyễn Văn Minh và đồng bọn tham ô tài sản xảy ra tại Ngân hàng cổ phần Việt Hoa thì hầu hết các thành viên trong Hội đồng quản trị đều không có nghiệp vụ ngân hàng, tài chính, còn Nguyễn Văn Minh và Lô Ký Ngươn - Phó tổng giám đốc có trình độ Trung học phổ thông hoặc Lâm Chí Thành - Phó giám đốc có trình độ Trung học cơ sở.
Bảng 5 cho thấy: tỷ lệ người phạm tội tham nhũng là cán bộ công nhân viên chức chiếm 33,5% (trong đó cán bộ lãnh đạo cấp huyện chiếm 2%, cán bộ lãnh đạo cấp xã chiếm 17,7%) và có cả những cán bộ có chức vụ cao, giữ cương vị chủ chốt trong các cơ quan Đảng và Nhà nước. Ví dụ như: trong 2 năm (2000 - 2001) trong số các vụ án trọng điểm do Trung ương chỉ đạo đã khởi tố 196 người trong đó 176 người là công chức nhà nước (có 2 Phó chủ tịch tỉnh, 1 Phó chủ tịch huyện, 2 Giám đốc sở, 14 Giám đốc công ty); Trong vụ án Trương Văn Cam có 207 người bị khởi tố có 32 cán bộ nhà nước, trong đó có cả Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam và nhiều người giữ chức vụ từ cấp trưởng, Phó phòng cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh, Đội trưởng, Đội phó công an quận; vụ án Lã Thị Kim Oanh phạm tội tham ô, cố ý làm trái thì có 2 bị cáo bị xét xử nguyên là Thứ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và 2 bị cáo nguyên là Vụ trưởng... Sở dĩ, người phạm tội tham nhũng là cán bộ công nhân viên chiếm tỷ lệ cao là do họ là những người công tác trong các ngành nghề khác nhau và thường thành thạo trong nghề nghiệp của mình nên dễ dàng phát hiện được những sở hở, thiếu sót của chính sách, pháp luật cũng như các điều kiện thuận lợi khác từ nghề nghiệp của mình, từ đó sử dụng nghề của mình để khoét sâu vào những sơ hở, thiếu sót đó. Đặc biệt là những ngành liên quan đến tiền, hàng, vật tư và nhiều lĩnh vực kinh tế như: ngân hàng, tài chính, kế toán, tín dụng, xuất nhập khẩu, xây dựng cơ bản, đất đai, tổ chức, thuế và các chương trình quốc gia thức hiện chính sách xã hội... Đây là những nơi hành vi tham nhũng rất dễ nảy sinh. Do vậy
trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về tham nhũng cần tập trung vào những ngành nghề trên cũng như những cán bộ, công chức công tác trong những ngành nghề đó, để có những phương pháp, biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Từ năm 2000 đến 2004, trong tổng số 2866 bị can bị khởi tố thì có đến 755 bị can là đảng viên chiếm tỷ lệ 26,3%. Trong đó đảng viên trong các cơ quan nhà nước chiếm tỷ lệ 11%, đảng viên ở cấp ủy các cấp chiếm tỷ lệ 5%.
Kết quả điều tra cho thấy không phải tất cả những người tham nhũng đều rơi vào hoàn cảnh khó khăn mà có tới 50% gia đình và bản thân họ có kinh tế khá, 36,4% đủ ăn, chỉ có 13,6% là có gặp khó khăn. Trong số họ hầu hết đã xây dựng gia đình (chiếm 86,4%), có tới 63,6% tổng số những người tham nhũng là những người thân thiết với vợ con, chỉ có 5,3% số người phạm tội đã ly hôn mà nguyên nhân là do sống không phù hợp và thường là chồng hoặc vợ ngoại tình, tỷ lệ sống ly thân chiếm 10,5%.
Đặc điểm về nơi cư trú, nơi sinh sống cũng có ảnh hưởng đến tình trạng phạm tội nói chung và tội phạm tham nhũng nói riêng. Thực tế đã chỉ ra rằng, tội phạm tham nhũng xảy ra tại thành phố, thị xã nhiều hơn ở nông thôn, còn ở miền núi thì tội phạm tham nhũng xảy ra ít nhất. Theo thống kê các tội phạm về tham nhũng trong những năm gần đây cho thấy, tội tham nhũng xảy ra chủ yếu ở 4 thành phố lớn là: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng (chiếm tới 42%), tiếp đến là một số tỉnh là những đầu mối kinh tế lớn như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tây, Nam Định, Cần Thơ, Kiên Giang... Số người cư trú ở thành phố Hồ Chí Minh phạm tội tham nhũng chiếm tới 17,5%, Hà Nội chiếm 10,6%, Hải Phòng 9,7% tổng số người bị khởi tố trong toàn quốc.
Trong hành vi tham nhũng ta thấy lợi ích là nhân tố kích thích, thúc đẩy con người tìm mọi cách chiếm đoạt để hưởng thụ, lợi lộc càng nhiều thì sự cám dỗ, hấp dẫn càng cao, lòng tham càng lớn. Động cơ của hành vi tham nhũng được che giấu và ngụy trang rất khéo léo nhưng người ta vẫn nhận ra được, bởi lẽ trên thực tế nó được thực hiện bởi những người mang nặng chủ
nghĩa cá nhân ích kỷ, chạy theo chủ nghĩa thực dụng xa rời những giá trị cao cả của chủ nghĩa tập thể. Hồ Chí Minh đã vạch ra đó là những người “chỉ biết đặt lợi ích riêng của mình lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc”. Đó chính là chỉ dẫn giúp chúng ta nhận diện động cơ của hành vi tham nhũng mặc dù được khoác áo “chủ nghĩa cá nhân hiện đại” như thế nào. Qua nghiên cứu các đối tượng phạm tội tham nhũng cho thấy: 9% bị ép buộc phạm tội, 22,7% phạm tội để có tiền ăn chơi, 86,4% để làm giàu, 22,7% để giải quyết khó khăn, chỉ có 9% do mất cảnh giác trong khâu quản lý kho quỹ, ký duyệt.
Trong số các đối tượng phạm các tội về tham nhũng có tới 31,8% là người nghiện rượu, bia, thuốc lá và 12,8% thường xuyên chơi cờ bạc, số đề.
Tham nhũng được thực hiện bởi chủ thể đặc biệt, đó là những người có chức vụ, quyền hạn. Đây chính là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng do thiếu rèn luyện phẩm chất cách mạng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bị sa ngã trước những cám dỗ vật chất đã thoái hóa, biến chất, chạy theo lối sống cá nhân chủ nghĩa với tư tưởng tiêu cực, vị kỷ, tham vọng làm giàu bằng mọi cách, ham muốn vật chất không chính đáng vì thế bị lợi ích vật chất cám dỗ. Chỉ vì đồng tiền, coi tiền là mục đích sống, chạy theo lối sống đồi trụy, sa hoa, lãng phí, lối sống gấp, đòi hưởng thụ, khoái lạc. Đó chính là nguồn phát động tinh thần cho các hành vi phạm tội về tham nhũng.