biện pháp phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng
Nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức, tập thể, cán bộ, đảng viên chưa thấy hết tác hại của tham nhũng nên chưa coi cuộc đấu tranh, phòng ngừa tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp của đơn vị mình, thiếu biện pháp đúng đắn, ít chú ý đến công tác giáo dục, phòng ngừa vi phạm, tội phạm về tham nhũng. Có nhiều ngành, nhiều cấp chỉ phổ biến Nghị quyết, Chỉ thị về phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng một cách chung chung, không xây dựng chương trình kế hoạch, chỉ thị về phòng ngừa tham nhũng của ngành mình, cấp mình nên phần nào hạn chế tác dụng phòng ngừa vi phạm, tội phạm về tham nhũng.
Chưa nhận thức đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của hoạt động phòng ngừa tội phạm về tham nhũng trong cuộc đấu tranh bảo vệ An ninh Quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Phòng ngừa tội phạm về tham nhũng là một bộ phận quan trọng trong chiến lược bảo vệ An ninh Quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Trong điều kiện đổi mới, mở cửa, bên cạnh những nhân tố tích cực thì các yếu tố tiêu cực làm cho tội phạm về tham nhũng nảy sinh cũng không thể tránh khỏi. Song, một số cán bộ, đảng viên thậm chí ở cả các cấp lãnh đạo chưa nhận thức đầy đủ tình hình và tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh và tính cấp thiết của công tác phòng ngừa tội phạm về tham nhũng. Trong quan hệ phối hợp, phân công, phân cấp trách nhiệm giữa các cấp, các ngành còn thiếu khách quan, không đồng bộ là hệ quả của sự nhận thức lệch lạc. Việc vận dụng, triển khai các hoạt động nghiệp vụ phòng ngừa tội phạm về tham nhũng ở địa phương có nơi, có lúc còn tùy tiện. Công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn có lúc chưa chặt chẽ, chưa được tiến hành thường xuyên, sâu sát. Chưa
xác định đúng, chính xác về lĩnh vực và địa bàn trọng điểm cần tập trung các biện pháp phòng ngừa. Việc đề ra các mục tiêu cần đạt được trong quá trình triển khai các hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ chưa được đặt ra đúng mức. Quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và các nhiệm vụ cơ bản của hoạt động phòng ngừa tội phạm về tham nhũng chưa có sự nhất quán. Trong nhận thức, tư tưởng chỉ đạo các hoạt động phòng ngừa tội phạm về tham nhũng chưa có sự đổi mới triệt để, đặc biệt các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa nghiệp vụ. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật kết hợp với phát động phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về tham nhũng trong tình hình mới chưa được quan tâm tiến hành đồng bộ trên khắp các địa bàn cơ sở trong cả nước.
Hoạt động phòng ngừa tội phạm về tham nhũng dựa trên hệ thống pháp luật. Thế nhưng hệ thống pháp luật đảm bảo cho các hoạt động phòng ngừa tội phạm về tham nhũng nhìn về tổng thể còn chung chung, chưa cụ thể, chưa đồng bộ, mâu thuẫn, chồng chéo, hiệu lực pháp lý thấp, chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Đến nay chưa có một văn bản pháp luật nào quy định một cách cụ thể các biện pháp nào phải được áp dụng trong hoạt động phòng ngừa tội phạm về tham nhũng, trách nhiệm và phạm vi của mỗi chủ thể khi tham gia vào hoạt động này. Chính vì chưa có một văn bản pháp luật chính thống quy định về hoạt động phòng ngừa tội phạm về tham nhũng, cho nên trong thực tế công tác này được tiến hành đến đâu, như thế nào, hiệu quả ra sao đều không được đánh giá.
Phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về tham nhũng là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt trong thời kỳ mở cửa đất nước, đó là cuộc đọ sức về trí tuệ. Do vậy đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đặc biệt cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, phẩm chất đạo đức, quan điểm lập trường kiên định, vững vàng. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật trực tiếp tham gia phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về tham nhũng không những thiếu về số lượng mà còn hạn
chế cả về chất lượng như: năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, nhất là trình độ kiến thức về kinh tế, tổ chức, kế toán..., trình độ về tin học, ngoại ngữ còn thấp. Tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa cao, chưa thể hiện rõ thái độ kiên quyết phòng ngừa, đấu tranh đối với loại tội phạm này. Thậm chí còn có biểu hiện tiêu cực, hách dịch, cửa quyền, tùy tiện, quan liêu. Một số cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật có biểu hiện tiêu cực, sã ngã, bị các đối tượng tham nhũng mua chuộc.
Trong hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật thì chưa có cơ quan nào được giao chuyên trách đấu tranh phòng, chống đối với các tội phạm về tham nhũng. Trong khi đó cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện làm việc của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Hệ thống thanh tra, kiểm tra chưa tổ chức tốt. Công tác thanh tra, kiểm tra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các vi phạm pháp luật của các Bộ, ngành, địa phương cũng như vai trò phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng còn hạn chế. Sự lãnh đạo của Đảng có nơi chưa thực sự coi trọng, các vụ tham nhũng phần nhiều có đảng viên tham gia nhưng các tổ chức Đảng không tự phát hiện mà do quần chúng tố giác hoặc báo chí phanh phui.
Nhiều lực lượng tham gia phòng ngừa tội phạm về tham nhũng như: các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và toàn thể quần chúng nhân dân nhưng lại thiếu sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ. Mặt khác trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước đều nhấn mạnh công tác phòng ngừa tội phạm nói chung, các tội phạm về tham nhũng nói riêng và coi đây là trách nhiệm của tất cả các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân. Tuy nhiên, việc xác định trách nhiệm cụ thể của từng chủ thể trong hoạt động phòng ngừa tội phạm về tham nhũng lại không được thể hiện trong một văn bản pháp luật nào. Vì vậy, thực tế đã dẫn đến tình trạng cơ quan, tổ chức nào có làm hay không làm, làm đến đâu và làm như thế nào cũng không có chủ thể nào có trách nhiệm gì. Đúng ra, cần thiết quy định rõ trách nhiệm của từng
chủ thể trong hoạt động phòng ngừa tội phạm về tham nhũng. Định kỳ, hàng tháng, hàng quý, hàng năm tổ chức rút kinh nghiệm, kiểm điểm xem trách nhiệm của mỗi chủ thể đến đâu, có những thiếu sót gì, những vấn đề gì cần khắc phục v.v... Rất tiếc, điều này không được thực hiện. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên những tồn tại, thiếu sót trong công tác phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng.
Chương 3
Nâng cao hiệu quả tổ chức phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam