Để phòng ngừa tội phạm tham nhũng có hiệu quả thì cần phải chỉ ra được đâu là nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về tham nhũng để từ đó tìm những giải pháp hữu hiệu để loại trừ nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh loại tội phạm này. ở Việt Nam, ngoài những nguyên nhân và điều kiện của các tội phạm nói chung thì các tội phạm về tham nhũng còn có các nguyên nhân và điều kiện sau:
Những biến đổi cơ bản về kinh tế - xã hội nước ta trong những năm gần đây, bên cạnh những mặt tích cực là chủ yếu cũng phát sinh những khó khăn, tồn tại và hàng loạt những biến động xấu về kinh tế - xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ vào toàn diện đến mọi mặt của đời sống xã hội, chính trị, văn hóa. Mặt trái của cơ chế thị trường đã làm nảy sinh những hành vi tiêu cực trong đó có hành vi tham nhũng.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thức IX đã phân tích một cách khách quan về tình hình kinh tế - xã hội về những thuận lợi, khó khăn, về kết quả đạt được và những yếu kém, khuyết điểm. Về những yếu kém, khuyết điểm, Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ, đó là: “Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Một số vấn đề văn hóa, xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết. Cơ chế chính sách chưa đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển” [2, tr.17]. Đồng thời, đất nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức. Một trong bốn nguy cơ mà Đảng ta từng chỉ rõ đó là tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Nước ta vẫn còn là nước kinh tế kém phát triển. Nhìn chung, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao, thiếu tính cạnh tranh. Cơ chế chính sách chưa đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển. Một số cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi. Nhiều cấp, nhiều ngành chưa thay thế, sửa đổi những quy định về quản lý Nhà nước không còn phù hợp; chưa bổ sung những cơ chế, chính sách mới có tác dụng giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, khai thác nhiều hơn nữa các nguồn lực dồi dào trong các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các vùng và toàn xã hội. Có những chính sách đúng bị biến dạng qua nhiều tầng nấc hành chính quan liêu [2, tr.74].
Nền kinh tế kém hiệu quả và sức canh tranh còn yếu. Tích lũy nội bộ và sức mua trong nước còn thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn sản xuất với thị trường; cơ cấu đầu
tư còn nhiều bất hợp lý. Tình trạng bao cấp và bảo hộ còn nặng. Đầu tư của Nhà nước còn thất thoát và lãng phí... Quan hệ sản xuất có mặt chưa phù hợp, hạn chế việc giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Chưa có chuyển biến đáng kể trong việc đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước. Kinh tế tập thể phát triển chậm. Các thành phần kinh tế khác chưa phát huy hết năng lực, chưa thực sự bình đẳng và yên tâm đầu tư kinh doanh. Cơ chế quản lý, chính sách phân phối có mặt chưa hợp lý, chưa thúc đẩy tiết kiệm, tăng năng suất, kích thích đầu tư phát triển; chênh lệch giàu nghèo tăng nhanh. Kinh tế vĩ mô còn những yếu tố thiếu vững chắc. Hệ thống tài chính, ngân hàng, kế hoạch đổi mới chậm, chất lượng hoạt động hạn chế; môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều vướng mắc, chưa tạo điều kiện và hỗ trợ tốt cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh [2, tr.153].
Một số vấn đề văn hóa - xã hội bức xúc và gay gắt, chậm được giải quyết. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao, đang là một trong những vấn đề nổi cộm nhất của xã hội. Chất lượng giáo dục và đào tạo thấp so với yêu cầu. Mức sống của nhân dân, nhất là nông dân ở một số vùng quá thấp. Chính sách tiền lương và phân phối trong xã hội còn nhiều bất hợp lý. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh chóng. Mức sống nhân dân còn thấp, đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng thường bị thiên tai. Tình trạng khiếu kiện của nhân dân ở nhiều nơi kéo dài và phức tạp, chưa được các cấp, các ngành giải quyết kịp thời [2, tr.74].
Các điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến tội phạm nói chung và các tội phạm tham về tham nhũng nói riêng theo các hướng sau:
Một là: Những mặt trái của cơ chế thị trường đang chi phối mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nhiều người có chức, có quyền chạy theo cơ chế thị trường muốn làm giàu bằng mọi cách. Họ bị tác động bởi những mặt trái của cơ chế thị
trường, bị cuốn theo lối kiếm tiền, khát vọng làm giàu kể cả bằng cách phi pháp mà trong trường hợp cụ thể này là lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, của xã hội và của công dân [40, tr.20].
Hai là: khó khăn về kinh tế còn tác động lớn đến việc thực hiện chính sách xã hội đặc biệt là chính sách tiền lương và các chính sách xã hội tích cực, có khả năng nâng cao dân trí, hoàn thiện con người. Đó là các biện pháp cơ bản góp phần loại trừ các hành vi tiêu cực ra khỏi đời sống xã hội.
Trong thực tế các chính sách xã hội còn bị ràng buộc, hạn chế bởi các yếu tố kinh tế - xã hội. Mặt khác bản thân nhiều chính sách xã hội cũng còn chứa đựng nhiều điều bất hợp lý, thiếu chặt chẽ. Điều đó cũng tạo nên môi trường thuận lợi cho tội phạm tham nhũng. Chẳng hạn như: tiền lương của các công chức trong khu vực dịch vụ công thường thấp hơn tương đối so với khu vực tư nhân, tiền lương của các quan chức thường thấp hơn so với lương của các nhà doanh nghiệp và đây cũng là nguyên nhân tham nhũng bởi các quan chức và công chức có thể sử dụng quyền lực của mình để đòi hối lộ và nhận hối lộ như một phương cách để kiếm sống, để cho “bằng anh, bằng em” [55, tr.16].
Ba là: các yếu tố tác động từ bên ngoài. Trước hết xuất phát từ chính sách kinh tế mở, nhịp độ giao lưu giữa Việt Nam ra thế giới và giữa thế giới với Việt Nam không ngừng tăng lên. Trong quan hệ đa phương đó, không chỉ có sự giao lưu, học tập kinh nghiệm về những mặt tích cực mà có cả sự xâm nhập của các mặt tiêu cực. Rất nhiều vụ án tham nhũng ở Việt Nam đã được đưa ra xét xử có gắn với việc nhập lậu, buôn lậu, buôn bán hàng cấm. Từ lâu Việt Nam luôn là mục tiêu chống phá của bọn đế quốc và các thế lực phản động. Nay trong điều kiện Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, chúng càng tăng cường chống phá bằng thủ đoạn mới, công khai, thâm độc. Đó là “chiến lược diến biến hòa bình”, mà một trong những cách thức của chiến lược này là dùng đô la tấn công vào nội bộ cán bộ, công chức nhà nước ta
dưới mọi hình thức để mua chuộc số đối tượng cán bộ, công chức làm việc cho chúng. Mặt khác khi số cán bộ này bị lôi kéo, tha hóa thì sẽ quen thói đục khoét tham nhũng tài sản của Nhà nước, của nhân dân bằng cách lợi dụng chức vụ, địa vị của mình. Trong quan hệ hợp tác kinh doanh trong nhiều lĩnh vực thì chúng ta còn ít kinh nghiệm, thua kém đối tác về nhiều mặt. Trong nhiều trường hợp, họ đã dùng các thủ đoạn mua chuộc một vài cá nhân có trách nhiệm trong các cơ quan nhà nước để ký kết hợp đồng kinh tế để mua dây chuyền công nghệ kinh tế của nước ngoài với giá đắt, chủng loại kém, lạc hậu, cũ kỹ, hiệu quả không cao. Hậu quả là Nhà nước ta mất hàng tỷ đồng trong khi đó một vài cá nhân được hưởng lợi.
Bốn là: một nền kinh tế kém phát triển, đầy rẫy những khó khăn còn tác động xấu đến các biện pháp chung của toàn xã hội và các biện pháp chuyên môn của cơ quan bảo vệ pháp luật trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Các cơ quan được giao nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh chống tội phạm trong đó có tội phạm tham nhũng cho thấy có rất nhiều hạn chế, có thể nói là cơ sở vật chất không đảm bảo cho cơ quan bảo vệ pháp luật tổ chức đấu tranh chống tội phạm ở nhiều nơi còn thiếu trụ sở, nhà ở, phòng làm việc, thiếu các phương tiện kỹ thuật điều tra... Điều đó hạn chế hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng nói chung, tội phạm về tham nhũng nói riêng ở các cơ quan bảo vệ pháp luật.
* Nguyên nhân và điều kiện xét dưới góc độ cơ chế quản lý, điều hành Các chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, còn có nhiều sơ hở, thiếu sót, chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Cần phải có cơ chế quản lý kinh tế mới với sự thay đổi mới về tư duy cũng như sự quản lý, điều hành phù hợp với yêu cầu của giai đoạn lịch sử nhưng những ảnh hưởng của tư duy của nền kinh tế quan liêu bao cấp cũ vẫn còn đeo đẳng. Việc buông lỏng các nguyên tắc quản lý tài chính, tiền tệ diễn ra khá phổ biến. Vai trò kiểm soát của Nhà nước còn nhiều hạn chế và kém hiệu lực cùng với công tác thanh tra, kiểm tra
chưa được coi trọng đúng mức, kém hiệu quả. Đó chính là nguyên nhân khách quan cơ bản của tình hình tội phạm về tham nhũng. Chúng được biểu hiện cụ thể qua một số hình thức sau đây:
Thứ nhất, do chưa nhận thức đầy đủ về vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế trong cơ chế mới. Về mặt nhận thức có biểu hiện khá rõ xu hướng nóng vội, chủ quan, chỉ nhấn mạnh một chiều, say mê với năng động, sáng tạo, đổi mới, cơ chế thoáng, cơ chế mở. Từ nhận thức đó dẫn đến khuynh hướng “thả phanh” trong việc tổ chức, quản lý, điều hành dẫn đến chỗ bộ máy và người quản lý không làm chủ được sự phát triển của tình hình, không thấy được mặt tích cực, mặt trái của cơ chế thị trường dẫn đến thiếu sự chuẩn bị đầy đủ những nội dung quản lý cần thiết để xử lý tình hình, rơi vào lúng túng, bị động, chắp vá. Trong điều kiện đó, sự nổi loạn của hoạt động kinh tế kế theo là sự phát sinh, phát triển của tội phạm kinh tế và tham nhũng là không thể tránh khỏi.
Thứ hai, về cơ chế tài chính, việc buông lỏng nguyên tắc tài chính, tiền tệ vẫn còn xảy ra. Tình trạng cho vay vô điều kiện, không cần thế chấp hoặc thế chấp một lần dùng nhiều lần, nhiều chỗ cho vay khác nhau, lập khống tài sản thế chấp. Đa số những người có quyền cho vay không phải vô ý mà đều do tư lợi, muốn nhận những lợi ích vật chất từ phía người đi vay dưới dạng này hay dạng khác. Từ đó các tội phạm về tham nhũng được phát sinh. Điển hình như vụ án xảy ra tại công ty Minh phụng EPCO, TAMEXCO làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng vốn tính dụng.
Thứ ba, vẫn còn tồn tại những yếu tố của cơ chế cũ như: cơ chế bao cấp ở đầu vào, còn đầu ra thì hạch toán kinh doanh, cơ chế “xin - cho”, cơ chế “nhiều cửa” đan xen giữa cơ chế mới đang hoàn thiện. Đây chính là mảnh đất màu mỡ cho cho những người có chức vụ, quyền hạn tham lam lợi dụng. Ví dụ: vụ án cố ý làm trái, tham ô, buôn lậu... xảy ra tại Công ty thương mại dầu khí tỉnh Đồng Tháp. Lợi dụng cơ chế bao cấp ở đầu vào còn đầu ra thì hạch toán kinh doanh mà cụ thể là từ năm 1992 - 1995 công ty do Mai Văn Huy
làm giám đốc được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp giao nhiệm vụ tạm nhập tái xuất. Lợi dụng chủ trương này, Mai Văn Huy đã cùng đồng bọn tổ chức buôn lậu xăng dầu với thủ đoạn tạm nhập để lại một phần bán ở trong nước. Tổng số xăng dầu buôn lậu là 45.000 tấn trị giá 151 tỷ đồng. Trong đó Mai Văn Huy và đồng bọn đã tham ô 2,6 tỷ đồng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại 6,3 tỷ đồng. Cơ chế “xin - cho” của cơ chế cũ vẫn còn tồn tại. Người đi xin bao giờ cũng phải tìm mọi cách như nịnh bợ, đưa hối lộ để “xin” được cái mình muốn, còn người đi “cho” sẵn sàng sử dụng cái quyền “cho” của mình để sách nhiễu, đòi hối lộ. Điển hình là vụ án Lê Văn Thắng - nguyên Phó vụ trưởng Vụ xuất nhập khẩu Bộ thương mại cùng đồng bọn môi giới hối lộ, đưa hối lộ và làm giả hồ sơ xin cấp hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ xảy ra ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tham nhũng xảy ra tương đối phổ biến và một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là theo cơ chế hiện nay thì vốn ngân sách dành cho đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước đi ra phải qua rất “nhiều cửa”. Từ Chính phủ cho chủ trương định hướng, đến Bộ kế hoạch đầu tư, qua Bộ tài chính, đến Bộ xây dựng (hoặc Bộ chủ quản công trình), tiếp đến mới đến cơ quan chịu trách nhiệm thiết kế, Ban quản lý công trình, Chủ đầu tư, cuối cùng là Ngân hàng đầu tư và phát triển chịu trách nhiệm cấp vốn và thanh toán. Với cơ chế “nhiều cửa” như vậy và những sơ hở trong cơ chế quản lý là mảnh đất màu mỡ cho tiêu cực, tham nhũng sinh sôi, phát triển.
Thứ tư, chưa hình thành cơ chế, quy định rõ ràng giữa trách nhiệm và quyền hạn của chủ sở hữu với người sử dụng tài sản, giữa cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sản xuất kinh doanh, giữa chủ tài khoản với kế toán trưởng.
Hiện nay, trong cơ chế quản lý thu, chi các cán bộ kế toán về cơ bản không phải được độc lập với chủ tài khoản - Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng mà vẫn chỉ luôn là cấp dưới của chủ tài khoản hoặc tuyệt đối phục tùng mệnh
lệnh hoặc làm theo những chỉ đạo sai trái của chủ tài khoản. Tài sản của Nhà nước được quản lý không chỉ bởi người trực tiếp đang chiếm giữ, sử dụng, định đoạt chúng mà còn được quản lý gián tiếp bởi cơ quan quản lý cấp trên và một số cơ quan chuyên trách khác như cơ quan kiểm toán, tài chính, kho bạc, quản lý vốn... Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động của cơ quan này cũng rất thấp. Hoạt động kiểm tra, giám sát việc chi tiêu của cấp dưới từ phía cơ quan nói trên về cơ bản vẫn mang tính hình thức. Trước mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, đối tượng đều được báo trước nên nếu đã có hiện tượng tham nhũng thì tới ngày tiến hành thanh tra, kiểm tra, các chứng từ, hóa đơn, tài liệu cũng đã được “làm sạch”. Ngoài ra, cũng đã có không ít các cơ quan, cá nhân là chủ thể của hoạt động thanh tra, kiểm tra đã bị mua chuộc bằng các giá trị vật chất không nhỏ, dẫn tới hậu quả là người đi chống tiêu cực lại có hiện tượng tiêu cực, chống tham nhũng lại có tham nhũng. Tình