Các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam (Trang 106)

Thanh tra, kiểm tra, giám sát được coi là môt khâu trong chu trình quản lý nhà nước. Thực hiện tốt hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát giúp cho quản lý nhà nước có hiệu quả, đồng thời góp phần to lớn vào việc phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả. Do vậy, cần phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra của các cấp ủy đảng bằng những biện pháp thật hiệu quả, thiết thực, công tâm, khách quan. Phải mở rộng nội dung và làm tốt việc kiểm tra thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các cấp ủy đảng và đảng viên đương chức. Kiểm tra việc thực hiện cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Nghị quyết, Chỉ thị của cấp ủy cấp trên và cấp ủy trực tiếp. Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội. Quốc hội phải mạnh, có đủ khả năng giám sát các hoạt động của Chính phủ, buộc Chính phủ phải thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, đặc biệt là pháp luật phòng, chống tham nhũng. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Thanh tra nhà nước, Thanh tra ngành, Thanh tra của của đơn vị từ trung ương đến địa phương trong việc thực hiện nghiệp vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật. Và để hoạt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát có hiệu quả cần phải đổi mới theo hướng sau:

Thứ nhất, đổi mới nhận thức và quan điểm về hoạt động thanh tra, kiểm tra. Mục đích của các cuộc thanh tra, kiểm tra trước hết và chủ yếu phải là tìm kiếm, phát hiện ra các sơ hở, bất cập của cơ chế, chính sách dẫn đến việc nảy sinh những hành vi tham nhũng. Trên cơ sở đó kiến nghị, đưa ra giải pháp nhằm thủ tiêu tham nhũng ngay trong trứng nước.

Thứ hai, đổi mới về nội dung thanh tra. Thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào các yếu tố nội dung của cơ chế quản lý, vào các sơ hở, thiếu sót trong bộ máy của cơ chế quản lý nhà nước mà cụ thể là mối quan hệ giữa các Bộ, giữa Bộ với Sở, với doanh nghiệp trực thuộc quản lý; mối quan hệ giữa trung ương và địa phương trong cấp phát và quyết định ngân sách, tài chính, xây dựng cơ bản, phân bổ dự án đầu tư... Tập trung vào phát hiện những thiếu sót này sẽ góp phần điều chỉnh, cải cách lại bộ máy nhà nước, hạn chế tích cực nạn tham nhũng.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phải hướng vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cụ thể là thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm tính minh bạch trong việc sử dụng, chi tiêu ngân sách nhà nước, tài sản công, tài chính Đảng, đoàn thể, tài chính các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ do nhân dân đóng góp và do nước ngoài viện trợ. Do đó cần phải có những quy chế, tiêu chí để đảm bảo việc kiểm tra, giám sát xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư, phân bổ ngân sách, kiểm tra, giám sát việc thu chi tài chính, thuế quan, đảm bảo tính minh bạch. Cần kiểm tra chặt chẽ cả các hoạt động dịch vụ về y tế, văn hóa, giáo dục [51, tr.6].

Công tác thanh tra không chỉ tập trung thanh tra kinh tế mà còn phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động công vụ của người có chức vụ, quyền hạn. Khắc phục tình trạng tràn lan và can thiệp quá sâu vào những sự vụ cụ thể làm cản trở đến hoạt động bình thường của đơn vị là đối tượng thanh tra. Đặc biệt phải quan tâm chống tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, chống việc lợi dụng hoạt động thanh tra, kiểm tra để vòi vĩnh, sách nhiễu.

Thứ ba, đổi mới phương thức hoạt động thanh tra, kiểm tra. Tăng cường tính công khai trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Chuyển mạnh phương thức tiền kiểm sang hậu kiểm. Đề cao trách nhiệm tự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Xử lý kịp thời các kết luận và các quyết định xử lý về thanh tra, đặc biệt là xử lý các sai phạm về kinh tế.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)