Các biện pháp quản lý nhà nước về kinh tế

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam (Trang 105)

Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về kinh tế theo hướng ngày càng đồng bộ, thích ứng và có hiệu lực trong cơ chế thị trường nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, có trật tự, tạo lập được sự cân đối tổng thể, hướng dẫn, điều tiết và kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế. Đây là cơ sở để đảm bảo lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế, các quan hệ xã hội, tạo lập kỷ cương trong sản xuất kinh doanh, khiến cho các hành vi tiêu cực trong đó có tội phạm về tham nhũng khó bề thực hiện được.

Phải nói rằng, vừa qua quản lý nhà nước về kinh tế là khâu yếu nhất, buông lỏng nghiêm trọng và đây là một trong những kẽ hở lớn nhất, từ đó mà của cải, tài sản, vốn liếng của Nhà nước bị chiếm đoạt, thất thoát, nạn tham nhũng hoành hành. Tình trạng đó xảy ra ở tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng đặc biệt xảy ra ở các ngành kinh tế như: ngân hàng, tổ chức, xuất nhập khẩu, đầu tư, đất đai, xây dựng cơ bản...

Triệt để sử dụng các công cụ quản lý như: chính sách, pháp luật và bảo đảm sự kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt ngay trong quá trình thực hiện cơ chế kinh tế mới, tăng cường công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực kinh tế đang có nhiều vi phạm, tội phạm nổi lên là đòi hỏi, yêu cầu ngày càng cấp thiết hiện nay. Cơ chế quản lý kinh tế cụ thể, chặt chẽ, hạn chế ở mức thấp nhất những sơ hở, thiếu sót.

Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế, chúng ta cần tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Đảng về đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước: “Trong năm tới hình thành tương đối đồng bộ cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới sâu rộng

cơ chế quản lý kinh tế, phát huy những yếu tố tích cực của cơ chế thị trường, triệt để xóa bỏ bao cấp trong kinh doanh, tăng cường vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đấu tranh có hiệu quả chống các hành vi tham nhũng...” [2, tr.101]. Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và cam kết quốc tế; đơn giản hóa các sắc thuế; từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất. Xóa bỏ sự can thiệp hành chính của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại nhà nước. Nâng cao năng lực giám sát của Ngân hàng nhà nước và công tác kiểm tra nội bộ của các Ngân hàng thương mại.

Phân biệt rõ chức năng hành chính với chức năng sản xuất kinh doanh, phân biệt rõ giữa quyền sở hữu với quyền quản lý, phân biệt rõ giữa quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh. Sự phân biệt càng rõ ràng, càng đúng đắn bao nhiêu thì trình tự quản lý càng được xác lập và tăng cường bấy nhiêu, đồng thời từ đó khắc phục những sơ hở để lợi dụng tham nhũng. Hoàn thiện chế độ quản lý vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước, sửa đổi cơ chế có nhiều đại diện chủ sở hữu, quy định cụ thể trách nhiệm quản lý doanh nghiệp nhà nước làm cho doanh nghiệp nhà nước chỉ có một “ông chủ”, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Nhà nước về quản lý doanh nghiệp. Thực hiện như vậy mới phân công rạch ròi, mới kiểm tra, đôn đốc và xác định được trách nhiệm một cách cụ thể, rõ ràng, tránh tình trạng chung chung.

Các hệ thống quản lý tổ chức nội bộ phải được rà soát để đảm bảo tính phù hợp và hữu hiệu của chúng. Thể chế kiểm toán tối cao nhất phải là một thể chế chuyên nghiệp, độc lập, có một cơ chế để thực hiện việc giám sát chặt chẽ [19, tr.133]. Tăng cường xây dựng các thể chế hỗ trợ thị trường nhằm tăng cường cạnh tranh, giảm độc quyền trong quản lý kinh tế; đồng thời tăng cường hội nhập với các thể chế kinh tế quốc tế [62, tr.56].

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)