Tình hình tăng trƣởng và cơ cấu cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang đối với DNVVN.

Một phần của tài liệu Thức đẩy tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang (Trang 66)

Tín dụng tuần hoàn là một hình thức cho vay của ngân hàng theo đó khách hàng được vay ngân hàng tới một mức tối đa xác định trước sau đó có

2.2.2 Tình hình tăng trƣởng và cơ cấu cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang đối với DNVVN.

nhánh NHĐT&PT Bắc Giang đối với DNVVN.

Ngay từ khi được thành lập vào năm 1991, Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Hà Bắc cũ đã chủ trương chú trọng cho vay loại hình khách hàng chính đó là các DNVVN. Cho đến nay, ngân hàng đã tạo được một số khách hàng lớn, khách hàng truyền thống đó là các

Trang 60

công ty xây lắp thuỷ lợi, công ty may xuất khẩu, công ty xe khách. Vì vậy, số lượng các DNVVN tới quan hệ tín dụng với ngân hàng ngày một tăng do uy tín từ việc cho vay các khách hàng truyền thống. Hiện nay số lượng các DNVVN có quan hệ tín dụng trung và dài hạn với Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang được thể hiện qua Bảng 2.8.

Bảng 2.8: Số DNVVN có quan hệ tín dụng trung và dài hạn đối với Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1. DNNN 42 42 42 2. Công ty TNHH 150 165 168 3. CTCP, CTLD 68 74 76 4. DNTN 21 30 35 5. Hợp tác xã 12 15 18 Tổng số các DN 293 326 339

Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang các năm 2006-2008

Qua những con số thực tế trên ta thấy: năm 2006 có 293 DNVVN quan hệ tín dụng trung và dài hạn với Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang trong đó số lượng công ty TNHH chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 51,19%. Đến năm 2007, số lượng các DNVVN đã tăng lên đạt 326 doanh nghiệp tăng 11,26% so với năm 2006 và chủ yếu là do các công ty TNHH mới được thành lập. Sang năm 2008 thì số lượng các DNVVN có quan hệ tín dụng trung và dài hạn với ngân hàng đạt 339 doanh nghiệp, tăng 3,99% so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng của số lượng DNVVN quan hệ tín dụng trung và dài hạn với ngân hàng giảm đi rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của năm 2007. Nguyên nhân của việc giảm sút này là do một số DNNN, CTCP không đủ điều kiện để có thể duy trì quan hệ với ngân hàng. Hơn nữa, do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, dự án đầu tư thiếu tính khả thi, không có đủ tài sản đàm bảo tiền vay,…nên

Trang 61

các DNVVN dù có nhu cầu vay nhưng không đáp ứng được các điều kiện tín dụng của ngân hàng. Trong số tất cả các DNVVN thì công ty TNHH chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các doanh nghiệp. Năm 2006, các công ty TNHH chiếm 51,19%, tới năm 2002 các công ty TNHH chiếm 50,61% giảm đi so với năm 2006. Năm 2008, số lượng các công ty TNHH chỉ chiếm 49,56% tổng số doanh nghiệp quan hệ tín dụng trung và dài hạn với ngân hàng. Mặc dù, số lượng DNNN quan hệ tín dụng trung và dài hạn với ngân hàng không giảm nhưng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại tăng lên. Các DNNN là khách hàng truyền thống và là khách hàng lớn của ngân hàng nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp này lại không đạt hiệu quả do đó ngân hàng giảm dần dư nợ đối với loại hình doanh nghiệp này.

Như vậy với tổng số hơn 300 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng trung và dài hạn đối với Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang, trong những năm qua nhờ vào sự trợ giúp về mặt tài chính của ngân hàng mà nhiều doanh nghiệp đã thoát khỏi bờ vực phá sản từng bước đi lên. Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp sử dụng vốn vay kém hiệu quả, sai mục đích gây rủi ro mất vốn cho ngân hàng và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh. Vì vậy mà ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn đối với loại hình doanh nghiệp thể hiện ở Bảng 2.9.

Bảng 2.9: Quy mô cho vay đối với DNVVN

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh

07/06 08/07 Tổng dư nợ 451.890 565.122 673.732 25,06% 19,22% Dư nợ đối với DNVVN 283.564 352.630 421.440 24,35% 19,51%

Tỷ trọng dư nợ đối

DNVVN/ Tổng dư nợ 62,75% 62,39% 62,55%

Trang 62

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay đối với DNVVN có xu hướng ngày càng tăng. Tỷ lệ tăng tổng dư nợ của năm 2007 so với năm 2006 là 25,06% tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của dư nợ cho vay DNVVN. Tuy nhiên sang năm 2008, tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay DNVVN. Mặc dù, tốc độ tăng của dư nợ đối với DNVVN nhanh như vậy nhưng tỷ trọng của nó trong tổng dư nợ lại ngày càng có xu hướng giảm dần. Năm 2006, dư nợ đối với DNVVN chiếm 62,75% tổng dư nợ. Năm 2008, tỷ lệ này giảm xuống còn 62,55%. Việc giảm tỷ trọng dư nợ đối với DNVVN trong tổng dư nợ của ngân hàng là do nhu cầu vay của dân cư tăng lên và bản thân các doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn của ngân hàng. Để có góc nhìn cụ thể và sâu sắc hơn, ta sẽ phân tích quy mô cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN trong tổng dư nợ nói chung và dư nợ đối với DNVVN nói riêng số liệu trong Bảng 2.10.

Bảng 2.10: Quy mô cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Dư nợ cho vay trung và dài hạn 207.327 247.580 285.326 Dư nợ cho vay trung và dài hạn đối

với DNVVN 129.540 124.865 122.620

Tổng cho vay đối với DNVVN 283.564 352.630 421.440 Dư nợ cho vay trung và dài hạn đối

với DNVVN/dư nợ cho vay trung và dài hạn

62,48% 50,43% 42,98%

Dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN/dư nợ cho vay đối với DNVVN

45,68% 35,41% 29,09%

Trang 63

Qua bảng trên ta thấy dư nợ vay trung và dài hạn đối với DNVVN năm 2006 là 129.540 triệu đồng chiếm 62,48% dư nợ trung và dài hạn. Tỷ lệ này ngày càng có xu hướng giảm dần. Năm 2007, dư nợ trung và dài hạn đối với DNVVN là 124.865 trđ chỉ chiếm 50,43% dư nợ trung và dài hạn. Đến năm 2008, tỷ lệ này chỉ còn 42,98% đạt 122.620 triệu đồng. Mặc dù dư nợ đối với DNVVN và dư nợ trung và dài hạn của ngân hàng ngày càng tăng lên nhưng dư nợ trung và dài hạn đối với DNVVN ngày càng giảm đi. Năm 2006, dư nợ trung và dài hạn đối với DNVVN đạt 45,68% tổng dư nợ đối với DNVVN. Năm 2007, tỷ lệ này còn 35,41% đến năm 2008 tỷ lệ này lại giảm xuống thấp hơn chỉ còn 29,09%. Điều này phản ánh tình hình cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN của ngân hàng ngày càng giảm sút. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN ngày càng giảm đi tương ứng với tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với DNVVN ngày càng tăng lên. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhu cầu vay của các DNVVN về nguồn vốn ngắn hạn trong thời kỳ này phát sinh lớn, hơn nữa rủi ro tín dụng của ngân hàng ngày càng tăng lên, các dự án đầu tư của các DNVVN kém hiệu quả, tài sản bảo đảm tiền vay ít. Đặc biệt năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong nước và quốc tế đã khiến không ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hoặc phải thu hẹp hoạt động, kinh doanh thua lỗ. Dẫn đến khả năng trả nợ ngân hàng bị giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy, ngân hàng gặp nhiều rủi ro khi cho vay trung và dài hạn. Ngân hàng đã thận trọng hơn khi cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN và đưa ra nhiều cơ chế chính sách thắt chặt cho vay kìm hãm tín dụng trung và dài hạn đối với DNVVN. Tuy nhiên, đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì dư nợ cho vay trung và dài hạn của ngân hàng lại có sự suy giảm khác nhau. Dưới đây là những số liệu thực tế tình hình dư nợ trung và dài hạn đối với các loại hình DNVVN của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang.

Trang 64

Dư nợ trung và dài hạn phân theo loại hình doanh nghiệp

Hiện nay, các DNVVN có quan hệ tín dụng trung và dài hạn đối với ngân hàng tồn tại ở mọi loại hình như: DNNN, công ty TNHH, CTCP, DNTN, HTX. Từng loại doanh nghiệp khác nhau thì sẽ có dư nợ khác nhau thể hiện trong Bảng 2.11.

Bảng 2.11 : Cơ cấu tín dụng trung và dài hạn đối với DNVVN phân theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) 07/06 ± % Số dư Tỷ trọng (%) 08/07 ± % I. Tổng dƣ nợ 129.540 100 124.865 100 -3,6 122.620 100 -1,8 1. DNNN 26.358 20,4 24.836 19,9 -5,8 23.086 18,8 -7,1 2. CTCP 31.637 24,4 29.626 23,7 -6,4 28.926 23,6 -2,4 3. CT TNHH 68.535 52,9 67.867 54,4 -1 67.773 55,3 -0,1 4. DNTN, HTX 3.010 2,3 2.536 2 -15,8 2.835 2,3 11,8

Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang các năm 2006-2008

Qua bảng trên ta thấy dư nợ đối với các công ty TNHH chiếm tỷ lệ lớn nhất. Năm 2006 là 52,9%, năm 2007 là 54,4% và năm 2008 là 55,3% trong tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn đối với DNVVN. Tuy nhiên, dư nợ tín dụng trung và dài hạn đối với loại hình doanh nghiệp này có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Năm 2007 dư nợ đối với các loại hình doanh nghiệp này bị giảm đi so với năm 2006 là 1%. Sang năm 2008, con số này lại tiếp tục giảm xuống còn 67.773 triệu đồng, giảm 0,1% so với năm 2007 và 1,1% so với năm 2006 trong khi số lượng công ty TNHH quan hệ với ngân hàng ngày càng tăng lên cùng với tốc độ tăng của các công ty TNHH được thành lập và đi vào hoạt động trên toàn tỉnh. Nguyên nhân của việc các công

Trang 65

ty TNHH chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng là do trong một vài năm trở lại đây số lượng các công ty TNHH được thành lập ngày càng nhiều do đó nhu cầu vốn tín dụng trung và dài hạn để xây dựng cơ sở sản xuất, mua sắm trang thiết bị ngày càng tăng. Mặc dù, các DNNN là khách hàng truyền thống của ngân hàng nhưng tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn của ngân hàng cho loại hình này thấp hơn rất nhiều so với các công ty TNHH. Điều này cho thấy các công ty TNHH đáp ứng tốt hơn các điều kiện vay vốn của ngân hàng. Do đó, ngân hàng đã cung cấp tín dụng trung và dài hạn cho loại hình doanh nghiệp này nhiều hơn. Có thể nói với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì đây là thị trường đầy tiềm năng để ngân hàng có thể khai thác tốt.

Thực hiện chủ trương của Nhà nước trong việc cổ phần hoá các DNNN, đến nay nhiều DNNN của tỉnh đã được cổ phần hoá và dần dần đi vào hoạt động có hiệu quả. Trước đây khi còn là DNNN thì nguồn vốn để duy trì hoạt động của các công ty là do Nhà nước cấp hoặc vay vốn của ngân hàng nhưng hiện nay do được cổ phần hoá nên nguồn vốn của các công ty này bao gồm cả góp vốn cổ phần của các cổ đông. Năm 2006, dư nợ trung và dài hạn của các công ty cổ phần đạt 31.637 triệu đồng, chiếm 24,4% tổng dư nợ trung và dài hạn của ngân hàng đối với DNVVN. Sang năm 2007, con số này giảm đi còn 29.626 triệu đồng, chiếm 23,7% tổng dư nợ và giảm đi so với năm 2006 là 6,4%. Đây là sự suy giảm đáng buồn cho ngân hàng. Năm 2008, dư nợ trung và dài hạn của CTCP lại tiếp tuc giảm 2,4% so với năm 2007 xuống còn 28.926 triệu đồng chiếm 23,6% tổng dư nợ trung và dài hạn đối với DNVVN. Kết quả này này cho thấy sự quan tâm đầu tư của của ngân hàng đối với loại hình doanh nghiệp này có xu hướng giảm do nợ quá hạn của các doanh nghiệp ở mức cao. Mặc dù một số CTCP làm ăn có hiệu quả, nhu cầu vốn tín dụng trung và dài hạn để mở rộng sản xuất mua sắm mới trang thiết bị

Trang 66

ngày càng tăng nhưng do tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng đối với loại hình công ty này quá cao.

Đứng thứ ba là các DNNN. Năm 2006, dư nợ trung và dài hạn của DNNN đạt 26.358 triệu đồng, chiếm 20,4% dư nợ đối với DNVVN. Năm 2007, con số này giảm 5,8% so với năm 2006. Dư nợ của ngân hàng đối với các DNNN ngày càng giảm đi mặc dù các DNNN được sự ưu đãi rất lớn của tỉnh và là đối tượng khách hàng được Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang quan tâm đầu tư nhiều nhất. Hơn nữa, đây lại là khách hàng truyền thống, có quan hệ tín dụng lâu năm với ngân hàng. Vậy mà lượng vốn ngân hàng đầu tư cho loại hình doanh nghiệp này còn đang ở mức thấp như hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do các DNNN sử dụng vốn vay của ngân hàng không hiệu quả dẫn đến sản xuất kinh doanh yếu kém nên không có nguồn để trả nợ. Hiện nay, tỷ lệ nợ quá hạn của các DNNN tương đối cao trong tổng nợ quá hạn của các DNVVN. Nguyên nhân dẫn đến việc dư nợ trung và dài hạn của ngân hàng đối với các doanh nghiệp này bị giảm dần trong những năm gần đây là do hoạt động kinh doanh của đa số các doanh nghiệp này không hiệu quả, không đáp ứng đủ điều kiện do ngân hàng đặt ra nên ngân hàng không thể cho các doanh nghiệp này vay với số lượng lớn. Bởi nếu không thì ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro mất vốn từ việc cho các doanh nghiệp này. Đây là điều đáng buồn cho các ngân hàng và DNNN vì đây là đối tượng mà tỉnh quan tâm ưu đãi nhiều nhất. Do đó, đây là một thị trường mà ngân hàng cần phải có biện pháp khai thác sao cho đạt hiệu quả cao nhất mà vẫn đảm bảo an toàn nguồn vốn cho vay.

Do môi trường đầu tư thông thoáng, điều kiện dễ dàng cho nên các DNTN được thành lập rất nhiều trên địa bàn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn từ ngân hàng do họ phải có đủ tài sản thế chấp và ngân hàng chỉ cho vay tới 80% giá trị của tài sản thế chấp.

Trang 67

Hơn nữa ngân hàng phải thẩm định kiểm tra rất kỹ trước khi tiến hành cho vay. Vì vậy mà năm 2006, dư nợ tín dụng trung và dài hạn đối với DNTN rất thấp chỉ đạt 3.010 triệu đồng chiếm tỷ lệ rất nhỏ 2,3% trong tổng dư nợ trung và dài hạn đối với DNVVN. Năm 2007 tỷ lệ này đã giảm đi 15,8% và đạt mức dư nợ là 2.536 triệu đồng. Đến năm 2003, dư nợ đối với các loại hình doanh nghiệp đã tăng lên 11,8% so với năm 2002 và đạt dư nợ 2.835 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ cho vay các doanh nghiệp này ở mức rất thấp trong tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN vì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này không ổn định, tài sản bảo đảm ít, lĩnh vực kinh doanh lại quá phức tạp làm giảm lòng tin của ngân hàng. Dù số lượng các DNTN, HTX năm 2008 có quan hệ tín dụng trung và dài hạn với ngân hàng tăng lên nhưng dư nợ cho vay lại giảm đi so với năm 2006. Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang muốn thúc đẩy cho vay trung và dài hạn đối với loại hình doanh nghiệp này nhưng cũng chưa thể mạo hiểm được nên nguồn vốn cho vay các doanh nghiệp này chỉ tập chung ở nguồn vốn ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Thức đẩy tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang (Trang 66)