Tín dụng tuần hoàn là một hình thức cho vay của ngân hàng theo đó khách hàng được vay ngân hàng tới một mức tối đa xác định trước sau đó có
3.1.1 Các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nƣớc ta trong việc định hƣớng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn hiện nay.
hƣớng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn hiện nay.
Trong thời gian vừa qua, với những thành tựu mà các DNVVN đạt được đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Do đó vai trò của các doanh nghiệp ngày càng được nâng lên và được khẳng định trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội trong nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm mới mẻ về chủ trương phát triển DNVVN. Đảng và Nhà nước ta có xu hướng thu hẹp hình thức tập đoàn, tổng công ty và chỉ được hoạt động trong lĩnh vực kinh tế quan trọng còn các DNVVN thì được khuyến khích thành lập không những ở thành thị mà còn ở các vùng nông thôn nhằm phát huy tối đa nguồn lực của đất nước, tạo động lực tiếp để cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Hơn nữa, hiện nay môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các DNVVN với khả năng tài chính nhỏ bé, chưa có chỗ đứng trên thị trường rất cần sự hỗ trợ của nhà nước trong việc đưa ra các chủ trương, chính sách hướng dẫn các doanh nghiệp này, trợ giúp các doanh nghiệp này về tài chính. Các chính sách tài chính đặc biệt là chính sách tín dụng có vai trò hết sức to lớn và tác động nhiều tới việc tạo lập các doanh nghiệp mới, duy trì và thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp này. Sau đây là một trong những quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc định hướng phát triển DNVVN:
Trang 83
*Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển.
Việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta bởi điều này sẽ tạo ra động lực khuyến khích xã hội vào sản xuất kinh doanh. Vì vậy, sẽ tạo nên sự phát triển toàn diện của nền kinh tế. Càng nhiều thành phần kinh tế tồn tại thì mức độ cạnh tranh lại càng tăng. Do đó bắt buộc các thành phần kinh tế phải tự hoàn thiện mình để tồn tại và phát triển từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển dưới sự quản lý của Nhà nước hướng tới mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Ngoài ra, Đảng và Nhà nước ta luôn khuyến khích các thành phần kinh tế nước ta đẩy mạnh việc bỏ vốn đầu tư phát triển để mở rộng thị trường nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, các thành phần kinh tế phát triển làm ăn có hiệu quả, vốn đầu tư được sử dụng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi và góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh.
*Bảo hộ nền sản xuất trong nước đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.
Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển hết sức nhanh chóng, đời sống kinh tế thế giới đạt tới trình độ quốc tế hoá rất cao. Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế trở thành xu hướng của thời đại. Do vậy việc xây dựng một nền kinh tế mới, hội nhập với khu vực và thế giới là một tất yếu, là điều kiện không thể thiếu thúc đẩy nền kinh tế của đất nước tiến lên.
Việc thực hiện chính sách mở cửa tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết khó khăn về vốn, về kỹ thuật công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và mở rộng thị trường. Đồng thời, cũng đặt những thử thách to lớn đối với nền kinh tế nước ta khi mà nhiều ngành sản xuất còn non trẻ và một phần lớn máy móc
Trang 84
thiết bị và công nghệ của các doanh nghiệp rất lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Như vậy, chính sách mở cửa tạo thời cơ cho các doanh nghiệp phát triển đồng thời các doanh nghiệp và nhất là DNVVN phải chịu sức ép cạnh tranh lớn hơn. Trước tình hình đó, vấn đề bảo hộ hợp lí nền sản xuất trong nước là yêu cầu hết sức cấp bách. Sự bảo hộ này có chọn lọc, có thời hạn và được giảm dần mức độ bảo hộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi đồng thời buộc các doanh nghiệp trong nước phải nhanh chóng vươn lên, nâng cao sức cạnh tranh. Việc thực hiện bảo hộ quá lớn, quá dài sẽ làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này, làm tăng tính ỷ lại của các doanh nghiệp gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng. Có rất nhiều biện pháp khác nhau để bảo hộ như: hạn ngạch nhập khẩu, chống buôn lậu, chính sách tín dụng hợp lý để thiết lập hàng rào bảo hộ cần thiết nền sản xuất trong nước, tạo điều kiện và thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển cạnh tranh với khu vực và trên thế giới.
* Điều chỉnh sự phát triển của các DNVVN theo hướng CNH-HĐH góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
CNH-HĐH là yêu cầu khách quan đồng thời là giải pháp tối ưu để đưa đất nước tiến lên. DNVVN với số lượng đông đảo giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện CNH - HĐH đất nước. Với những ưu thế và hạn chế riêng, để phát huy vai trò tích cực của các DNVVN, cần thực hiện theo hướng dẫn, điều chỉnh sự phát triển của các DNVVN theo hướng CNH-HĐH.
Khoa học và công nghệ là nền tảng của CNH-HĐH đất nước. Trong điều kiện và tình hình kinh tế nước ta hiện nay cần khuyến khích DNVVN hiện đại hoá công nghệ truyền thống nhằm khai thác tối đa hiệu qủa của công nghệ truyền thống, đồng thời khuyến khích sử dụng công nghệ hiện đại.
DNVVN với ưu thế là có thể dễ dàng phân bổ và sử dụng được tài nguyên phân tán ở địa phương. Do vậy trong việc thực hiện chuyển dịch cơ
Trang 85
cấu kinh tế cần sử dụng được các công cụ tài chính để khuyến khích tạo lập và ưu tiên phát triển nhằm góp phần tạo ra một cơ cấu kinh tế theo ngành nghề và theo lãnh thổ một cách hợp lý.
* Thúc đẩy và hỗ trợ các DNVVN tích tụ vốn nhanh và nâng cao khả năng huy động vốn từ bên ngoài.
Doanh nghiệp là nền tảng của nền kinh tế. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất lớn vào sự lớn mạnh của các doanh nghiệp. Vốn là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển của các doanh nghiệp, có vốn doanh nghiệp mới có thể xây dựng cơ sở sản xuất đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh. Do vậy để đảm bảo sự tăng trưởng nhanh chóng và bền vững của nền kinh tế, chính sách tài chính đổi mới doanh nghiệp đặc biệt là các DNVVN của Nhà nước đưa ra trợ giúp các DNVVN trong việc huy động vốn đó là thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN. Các quỹ này dùng để bảo lãnh cho các DNVVN khi không đủ tài sản, cầm cố, vay vốn của các tổ chức tín dụng.
* Tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về thông tin tư vấn và đào tạo nhân lực.
Chính phủ, các bộ ngành và Uỷ ban nhân dân địa phương cung cấp các thông tin cần thiết qua các ấn phẩm và qua mạng Internet cho các DNVVN. Chính phủ trợ giúp kinh phí để tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp này thông qua chương trình trợ giúp đào tạo. Ngoài ra, chính phủ còn khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước cung cấp thôn ting, tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực.
Trên đây là các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong việc định hướng phát triển các DNVVN trong giai đoạn hiện nay. Những quan điểm đó của Đảng và Nhà nước là kim chỉ nam cho các ban ngành, địa phương trong cả nước thực hiện theo.
Trang 86
3.1.1.1 Định hướng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, các DNVVN đóng góp một phần rất lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Do đó, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Giang đã có những chủ trương, chính sách phát triển DNVVN trên địa bàn. Việc đầu tư phát triển các DNVVN là nhiệm vụ của các cấp các ngành liên quan trong tỉnh. Vì vậy, nguồn vốn để giúp các doanh nghiệp có đủ nguồn lực để đầu tư phát triển có vai trò cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, môi trường kinh tế năm 2009 đã có nhiều tác động tới hoạt động này nên việc nghiên cứu nó là hết sức cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hỗ trợ vốn cho các DNVVN.
3.1.1.2 Dự báo những tác động đến hoạt động tín dụng năm 2009.
Năm 2009 là năm được dự báo sẽ có nhiều biến động về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động chung cả các thành phần kinh tế nhất là hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng vì đây là ngành nhậy cảm với những biến đổi của môi trường xung quanh. Những yếu tố sau sẽ làm nhân tố chủ yếu tác động đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang.
Một là, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã đề ra nhiều chủ trương khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các DNVVN phát triển qua đó tạo môi trường đầu tư thông thoáng hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia xây dựng thành lập mới các DNVVN trên địa bàn. Do đó, tạo ra môi trường thuận lợi để Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang khai thác và phát huy hiệu quả hoạt động tín dụng của mình.
Trang 87
Hai là, các chủ trương chính sách của tỉnh đề ra cho ngành ngân hàng trên địa bàn nới lỏng tạo điều kiện hỗ trợ tối đa về mặt cơ chế cho các ngân hàng hoạt động tín dụng nhất là sự ưu ái cho Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang với thế mạnh của ngân hàng là cho vay các doanh nghiệp.
Ba là, tỉnh chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ mở rộng đầu tư đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất để phát triển tăng tỷ trọng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại thúc đẩy tín dụng trung và dài hạn đối với DNVVN.
Bốn là, chủ trương chính sách của nhà nước trong việc hỗ trợ lãi suất cho vay trung và dài hạn cho các doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, kích thích nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp.
Năm là, việc thành lập các khu công nghiệp như: khu công nghiệp Đình Trám, cụm công nhiệp Song Khê - Nội Hoàng, cụm công nghiệp Xương Giang, Dĩnh Kế đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng tăng dư nợ tín dụng đồng thời góp phần nâng cao được hoạt động của các dịch vụ ngân hàng khác.
Sáu là, với chủ trương thực hiện CNH-HĐH nông thôn, tỉnh đã tự khai thác triệt để tiềm năng phát triển kinh tế trang trại, vườn đồi. Do đó, tạo cơ hội cho ngân hàng mở rộng cho vay phát triển vườn đồi trang trại, trồng mới và mở rộng diện tích cây ăn quả các loại đặc biệt là vải thiều và dứa…hình thành nên vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến góp phần CNH- HĐH nông thôn. Đồng thời những kết quả có được từ những năm trước tạo cho người dân tích luỹ thu nhập. Đây sẽ là môi trường thuận lợi để các ngân hàng có thể tăng trưởng hoạt động huy động vốn.
Trang 88
Bên cạnh những chủ trương chính sách tạo điều kiện thuận lợi thì những tác động của môi trường xung quanh ảnh hưởng không nhỏ tới việc thúc đẩy tín dụng trung và dài hạn đối với DNVVN. Đó là môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn ngày càng gay gắt hơn. Trong lĩnh vực huy động vốn có nhiều các tổ chức kinh tế khác tham gia vào nên việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế trong nước và thế giới khiến cho nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm, thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, giá cả hàng hoá biến động mạnh,…điều này tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Do chi phí đầu vào tăng, đầu ra bị hạn chế nên khả năng tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, kết quả sản xuất kinh doanh giảm dẫn đến có khả năng không thể trả được nợ ngân hàng đúng hạn đồng thời ảnh hưởng tới việc thúc đẩy tín dụng của ngân hàng.
Trong bối cảnh như vậy, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững, kiểm soát tốt rủi ro, Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang đã xây dựng một kế hoạch tín dụng ở tốc độ tăng vừa phải, phù hợp với khả năng quản lý của ngân hàng. Sau đây là các chỉ tiêu tín dụng Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang đặt ra trong năm 2009.
- Tỷ lệ tăng trưởng của hoạt động huy động vốn tính đến 31/12/2009 tăng 25% so với năm 2008 đạt 732 tỷ đồng.
- Tổng dư nợ tín dụng tính đến 31/12/2009 đạt 822 tỷ đồng tăng 22% so với năm 2008 trong đó:
+ Dư nợ ngắn hạn đạt được 452 tỷ đồng chiếm 55% tổng dư nợ. + Dư nợ trung và dài hạn đạt 370 tỷ đồng chiếm 45% tổng dư nợ.
- Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ kiểm soát ở mức 2,5% trong đó không có nợ quá hạn thương mại ròng.
Trang 89
3.1.1.3 Định hướng hoạt động tín dụng đối với DNVVN của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang
Bám sát vào định hướng phát triển kinh tế của tỉnh và những chỉ tiêu kế hoạch được giao, Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang đã đề ra những định hướng hoạt động kinh doanh cho riêng mình trong vài năm tới. Với phương châm lấy “hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động”, Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang sẽ tài trợ tín dụng cho mọi khách hàng nếu đáp ứng đủ điều kiện mà ngân hàng đã đưa ra. Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang luôn coi các DNVVN là đối tượng khách hàng lớn, tiềm năng cần được khai thác. Ngân hàng đã đưa ra những định hướng hoạt động tín dụng đặc biệt là hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với DNVVN như sau:
- Tiếp tục đổi mới cơ cấu đầu tư, đa dạng hoá các hình thức đầu tư cho DNVVN cả về thời gian số lượng và loại tiền tệ. Khi có điều kiện sẽ giảm lãi suất cho vay giúp các doanh nghiệp này đổi mới kỹ thuật, giảm giá thành sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
- Lựa chọn những mặt hàng có đủ điều kiện vay vốn phù hợp với chiến lược kinh tế của tỉnh ưu tiên những dự án thuộc các ngành kinh tế trọng điểm, khuyến khích các dự án phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm xuất khẩu,…và các dự án có tính khả thi cao góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh.
- Tiếp tục chú trọng và đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro tín dụng. Do tín dụng là một hoạt động có độ rủi ro cao nên để nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng thì cùng với việc thúc đẩy tín dụng, ngân hàng cần phải thực hiện công tác quản trị rủi ro. Với tỷ lệ nợ quá hạn cao và có xu hướng tăng thì công tác quản trị rủi ro cần phải được tăng cường. Đây là nhiệm vụ hàng đầu mà ngân hàng đặt ra trong năm 2009.
Trang 90
- Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn khả năng xử lý tình huống tốt và có kiến thức về lĩnh vực kinh doanh của các DNVVN. Hiện tại,