Khái quát về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Thức đẩy tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang (Trang 49 - 64)

Tín dụng tuần hoàn là một hình thức cho vay của ngân hàng theo đó khách hàng được vay ngân hàng tới một mức tối đa xác định trước sau đó có

2.1.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang trong thời gian qua.

2.1.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang trong thời gian qua. Giang trong thời gian qua.

Trong vài năm gần đây, tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang đã thu được những thành quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên bên cạnh những thành công ấy, Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang vẫn còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm, khắc phục nhằm phục vụ tốt hơn nữa cho nhu cầu của khách hàng, góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng trên địa bàn và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của nền kinh tế Bắc Giang.

Trang 43

2.1.2.1 Hoạt động kinh doanh tín dụng

Công tác huy động vốn

Không như các doanh nghiệp kinh doanh nguồn vốn tự có chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, nguồn vốn tự có của các ngân hàng thương mại chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn nên nếu chỉ có vốn tự có không thì ngân hàng sẽ không đủ đáp ứng cho nhu cầu vay của nền kinh tế. Chính vì vậy, để duy trì hoạt động của mình các ngân hàng phải tìm mọi cách huy động các nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, các cơ quan ban ngành trên toàn tỉnh. Đặc điểm của hoạt động huy động vốn là để cho vay nên huy động vốn là một trong những nghiệp vụ chủ yếu, quan trọng của ngân hàng, là cơ sở, là tiền đề quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi nguồn vốn có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động vốn thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Do xác định được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn, trong thời gian qua, Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang đã tích cực thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế của tỉnh chưa phát triển, thu thập của người dân chưa cao, các doanh nghiệp làm ăn chưa thực sự hiệu quả, sự cạnh tranh giữa các tổ chức kinh doanh tiền tệ lớn nhưng bằng sự nỗ lực cố gắng của mình, Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang đã mở nhiều hình thức huy động vốn khác nhau. Ngoài các hình thức huy động vốn truyền thống như tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu ngân hàng, chi nhánh còn phát hành trái phiếu có kỳ hạn, khuyến khích người dân sử dụng thẻ thanh toán nhằm phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế.

Để thấy được tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang trong những năm gần đây (2006-2008) ta xem xét Bảng số 2.1:

Trang 44

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng vốn huy động 458.645 489.742 585.634

Chênh lệch năm sau so với năm trước (+/-) 31.097 95.892

Tỷ lệ % tăng trưởng (+/-) 6,78% 19,58%

Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang các năm 2006-2008

Nhìn vào số liệu trên ta thấy: Tổng nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng. Đây là tín hiệu đáng mừng phản ánh được hiệu quả của công tác huy động vốn ngày càng cao. Mặc dù tốc độ tăng trưởng năm 2007 chỉ đạt 6,78% so với năm 2006, năm 2008 đạt 19,58% so với năm 2007 nhưng kết quả này cũng đáng được biểu dương khi mà môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Năm 2008, hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang có bước tiến triển vượt bậc, đã tăng lên 95.892 triệu đồng so với năm trước mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước. Có được kết quả như vậy là do Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang đã có những biện pháp hữu hiệu trong công tác huy động vốn, thu hút được các nguồn vốn khác nhau.

Dù mạng lưới của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang còn hạn hẹp nhưng nhờ hình thức huy động vốn phong phú và đa dạng mà nguồn vốn của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang liên tục tăng trưởng. Điều này thể hiện qua Bảng số 2.2 về các nguồn vốn khác nhau mà ngân hàng đã huy động được.

Trang 45

Bảng 2.2 : Diễn biến tăng trưởng nguồn vốn huy động

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh Năm 2007/2006 Năm 2008/2007 Số thay đổi % Số thay đổi % Tổng huy động vốn 458.645 489.742 585.634 31.097 6,78 95.892 19,58 Huy động từ dân cư 358.660 403.400 448.127 44.740 12,47 44.727 11,08 Huy động từ TC KT-CT-XH 97.462 83.648 132.529 -13.814 -14,17 35.067 41,92 Huy động từ NHNN và TCTD khác 2.523 2.694 4.978 171 6,78 2.284 84,8

Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang các năm 2006-2008

Dân cư là thị trường có nguồn vốn nhàn rỗi phong phú dồi dào nhất nhưng nó lại phân phối thành từng nguồn nhỏ lẻ. Do đó, nếu tập trung được các nguồn này lại thì sẽ tạo ra một khối lượng vô cùng lớn. Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang đã nhận thức được điều này cho nên đã dùng nhiều hình thức để thu hút nguồn tiền này. Thực tế đã cho thấy, lượng vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động (năm 2006: 78,2 %, năm 2007: 82,37% và năm 2008: 76,52%) và có xu hướng ngày càng tăng lên, năm 2006 nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 358.660 triệu đồng, sang năm 2007 ngân hàng đã huy động được hơn năm trước là 44.740 triệu đồng với tỷ lệ tăng 12,47%. Năm 2008, mặc dù lượng vốn huy động vẫn tăng so với năm 2007 là 44.727 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 11,08% nhưng tốc độ tăng đã có chiều hướng giảm dần. Đối với các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội thì lượng vốn huy động được ít hơn rất nhiều chỉ chiếm 21,25% tổng

Trang 46

nguồn vốn huy động năm 2006, chiếm 17,08% năm 2007 và 22,63% trong năm 2008. Năm 2007 lượng vốn huy động được từ thị trường này giảm đi 13.814 triệu đồng với tỷ lệ giảm 14,17% so với năm 2006. Tuy nhiên sang năm 2008 thì tình hình lại khác hẳn, lượng vốn huy động được từ thị trường này đột ngột tăng lên 35.067 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 41,92%.

Thị trường cuối cùng, nơi mà ngân hàng có thể huy động để giải quyết khó khăn trước mắt đó là NHNN và các tổ chức tín dụng khác. Do tính chất đặc biệt của thị trường này nên việc huy động vốn ở đây rất khó, lượng vốn huy động được rất ít và tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng và mối quan hệ của ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác. Lượng vốn huy động từ thị trường này chỉ chiếm 0,55% tổng nguồn vốn năm 2006 và năm 2007 và tăng lên 0,85% năm 2008. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng của nguồn này rất cao, năm 2007 so với năm 2006 là 6,78%, năm 2008 so với năm 2007 là 84,8%.

Qua kết quả trên cho ta thấy quy mô của nguồn vốn đã được tăng lên đáng kể dù cơ cấu nguồn vốn huy động ổn định không có sự thay đổi giữa các thị trường nhiều. Có được kết quả này là do sự nỗ lực cố gắng của bản thân ngân hàng trong công tác huy động vốn. Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang đã không ngừng cải tiến, đưa ra các hình thức huy động vốn khác nhau, tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh áp dụng các hình thức khuyến mãi đồng thời nâng cao chất lượng, quy cách phục vụ khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhằm đưa khách hàng đến với ngân hàng.

Về hoạt động cho vay

Mục đích của các ngân hàng thương mại trong việc huy động vốn là để cho vay. Ngân hàng huy động vốn phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ cho nên nếu không có hoạt động cho vay nhằm thu hồi lại và trang trải cho các hoạt động khác thì ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng thua lỗ và không có

Trang 47

đủ kinh phí để hoạt động. Do đó, dù ngân hàng rất hiệu quả trong việc huy động vốn nhưng việc tìm ra đầu ra cho nguồn vốn đó gặp khó khăn, hoạt động không tốt thì kết quả của công tác huy động vốn sẽ trở thành nguyên nhân gián tiếp gây nên sự thất bại của ngân hàng. Tuy nhiên, không phải là cứ có nguồn vốn dồi dào là ngân hàng có thể cho vay ào ạt không quan tâm tới chất lượng của khoản vay và sự đóng góp của khoản vay đó với nền kinh tế mà việc đảm bảo cho việc sử dụng khoản vay đó đúng mục đích, yêu cầu của bản thân khách hàng và sự phát triển bền vững của xã hội mới là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng.

Là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu trong tỉnh, Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang nhận thức rõ được vai trò trách nhiệm của mình đối với sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Trong những năm qua, ngân hàng đã không ngừng phấn đấu để hoàn thiện công tác cho vay qua việc cải thiện trên nhiều vấn đề như: quy trình thẩm định, quyết định đầu tư, cơ chế kiểm tra, kiểm soát … nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế với chất lượng cao nhất. Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang luôn coi hoạt động tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù trong điều kiện hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn, những yếu tố ảnh hưởng từ bản thân ngân hàng và từ chính khách hàng đến việc tăng trưởng tín dụng ngân hàng nhưng bằng sự nỗ lực cố gắng hết mình của toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang, quy mô cho vay không ngừng được mở rộng. Điều này được thể hiện rõ trong quy mô cho vay và cơ cấu cho vay của ngân hàng.

Trước hết về quy mô cho vay, quy mô cho vay phản ánh tình hình tăng trưởng cho vay của ngân hàng. Trong một vài năm gần đây, quy mô cho vay của ngân hàng đã được mở rộng và tổng dư nợ cho vay đã tăng lên rất nhiều trong Bảng 2.3.

Trang 48

Bảng 2.3 Tình hình tăng trưởng cho vay tại Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng dư nợ 451.890 565.122 673.732

Chênh lệnh so với năm trước 113.232 108.310

% tăng trưởng 25,06% 19,22%

Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang các năm 2006-2008

Nhìn vào các số liệu trên ta thấy được quy mô cho vay của ngân hàng tăng trưởng không ngừng. Năm 2007, tổng dư nợ đối với toàn tỉnh đạt 451.890 triệu đồng, tăng hơn 113.232 triệu so với năm 2006, với tỷ lệ tăng là 25,06%. Năm 2008, con số này đã lên tới 673.732 triệu đồng, tăng hơn năm 2007 là 108.310 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 19,22%. Đây là kết quả rất đáng khích lệ. Kết quả này xuất phát từ nhu cầu thực tế của các tổ chức kinh tế xã hội, dân cư trên địa bàn nhất là số lượng doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động ngày càng nhiều, nhu cầu vốn tín dụng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp ngày càng tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trong các năm gần đây đã chậm lại. Nhìn vào cơ cấu dư nợ đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể ta dễ dàng nhận thấy khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp trên địa bàn trong Bảng 2.4.

Trang 49

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ

phân theo đối tượng cho vay tại Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang

Đơn vị : Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

So sánh Năm 07/06 Năm 08/07 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng dư nợ 451.890 565.122 673.732 113.232 25,06 108.310 19,22 Doanh nghiệp 354.734 430.623 490.477 75.889 21,39 59.854 13,9 Cá nhân 97.156 134.499 183.255 37.343 38,44 48.756 36,25

Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang các năm 2006 – 2008

Các doanh nghiệp chiếm 78,5% tổng dư nợ năm 2006. Năm 2007 tỷ trọng dư nợ đối với các doanh nghiệp đã giảm xuống còn 76,2% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Cuối năm 2008 tỷ lệ này lại giảm xuống còn 72,08%. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp liên tục giảm, từ 21,39% năm 2007 xuống còn 13,9% trong năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu vay tiêu dùng, kinh doanh của dân cư tăng lên đồng thời do kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp yếu kém, các dự án có hiệu quả ít nên không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn ngân hàng.

Để có thể hiểu rõ được thực trạng hoạt động cho vay của ngân hàng nhất là hiệu quả của hoạt động này, chúng ta phải xem xét về cơ cấu dư nợ cho vay của ngân hàng phân theo thời hạn cho vay trong Bảng 2.5.

Trang 50

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo thời hạn tại Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng % Năm 07/06 Năm 08/07 Số TĐ % Số TĐ % Tổng dư nợ 451.890 100 565.122 100 673.732 100 113.232 25,06 108.310 19,22 Dư nợ ngắn hạn 244.563 54,12 317.542 56,19 388.406 57,65 72.949 29,84 70.864 22,32

Dư nợ trung và dài hạn 207.327 45,88 247.580 43,81 285.326 42,35 40.253 19,41 37.746 15,25

Trang 51

Năm 2006, dư nợ cho vay ngắn hạn là 244.563 triệu đồng chiếm 54,12% trong tổng dư nợ thì sang năm 2007 dư nợ cho vay ngắn hạn tăng lên và đạt 317.542 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 29,84%, chiếm 56,19% tổng dư nợ. Năm 2008, dư nợ cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng lên đạt 388.406 triệu đồng với tốc độ tăng là 22,32% so với năm 2007, chiếm 57,65% tổng dư nợ. Việc tỷ trọng dư nợ vay ngắn hạn tăng lên đồng nghĩa với sự giảm đi của tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ. Năm 2006, tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 45,88% nhưng sang năm 2008 chỉ còn 42,35%. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả, việc mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới quy trình công nghệ gặp nhiều khó khăn do thị trường đầu ra không tiêu thụ được nhiều. Hơn nữa, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã khiến không ít doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không hiệu quả, hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được. Ngoài ra các doanh nghiệp chủ yếu là DNVVN nên vòng quay vốn nhanh và nhu cầu vốn ngắn hạn cao hơn vì thời gian từ khi đi vào sản xuất kinh doanh đến khi thu hồi vốn ngắn. Hơn nữa, không chỉ tỷ trọng so với dư nợ ngắn hạn giảm mà tốc độ tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn của năm 2008 so với năm 2007 là 15,25% giảm hơn rất nhiều so với 19,41% của năm 2007 so với năm 2006.

Tuy quy mô cho vay ngân hàng ngày càng được mở rộng nhưng điều này chưa thể đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Bởi vì nếu như ngân hàng cho vay được nhiều nhưng không thể thu hồi lại được thì nguy cơ dẫn đến phá sản của ngân hàng rất cao. Chính vì vậy mà ta phải xem xét tình trạng nợ quá hạn của ngân hàng cao hay thấp, có phù hợp với quy mô nguồn vốn cho vay hay không? Bảng 2.6 là tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh trong ba năm gần đây (2006-2008)

Trang 52

Bảng 2.6: Nợ quá hạn của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Nợ quá hạn 18,527 29,951 50,530

Tổng dư nợ cho vay 451.890 565.122 673.732 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ 4,1% 5,3% 7,5%

Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang các năm 2006- 2008

Các số liệu trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vay của ngân hàng không tốt.

Một phần của tài liệu Thức đẩy tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang (Trang 49 - 64)