Những yếu tố ảnh hƣởng tới việc thúc đẩy tín dụng trung và dài hạn đối với DNVVN

Một phần của tài liệu Thức đẩy tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang (Trang 34 - 39)

Tín dụng tuần hoàn là một hình thức cho vay của ngân hàng theo đó khách hàng được vay ngân hàng tới một mức tối đa xác định trước sau đó có

1.2.3 Những yếu tố ảnh hƣởng tới việc thúc đẩy tín dụng trung và dài hạn đối với DNVVN

hạn đối với DNVVN

1.2.3.1 Yếu tố bên ngoài

Hoạt động tín dụng là hoạt động nhạy cảm nhất trong mọi hoạt động của lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Bất kỳ một sự thay đổi nào của môi trờng kinh tế - chính trị - xã hội trong và ngoài nước cũng tác động ít nhiều tới hoạt động cho vay trung và dài hạn của ngân hàng đối với DNVVN nói riêng và với khách hàng nói chung.

 Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế dù thay đổi theo chiều hướng nào cũng tác động tới việc rộng cho vay của ngân hàng đặc biệt là hoạt động cho vay trung và dài hạn.

Thật vậy, khi lạm phát xảy ra ở mức cao và biến động không ổn định, các thông tin thị trường bị bóp méo sẽ làm cho các doanh nghiệp khó dự đoán được thu nhập nên họ ngần ngại không dám vay trung và dài hạn để đầu tư, Trong thời điểm đó họ sẽ quyết định đầu tư ngắn hạn hoặc chuyển sang đầu tư hàng hoá để kiếm chênh lệnh giá.

Ngoài ra, sự biến động lớn về tỷ giá cũng ảnh hưởng tới việc cho vay trung và dài hạn của ngân hàng. Khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ bị giảm giá, các doanh nghiệp vay vốn ngoại tệ mà không có nguồn thu bằng ngoại tệ sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng. Nhất là khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài, hàng loạt các doanh nghiệp bị phá sản, nhu cầu đầu tư sẽ giảm do đó quy mô tín dụng ngân hàng sẽ bị thu hẹp lại vì nếu cho

Trang 28

vay thì sẽ không thu hồi được nợ và khách hàng cũng không có nhu cầu vay. Ngược lại khi nền kinh tế đang tăng trưởng cao, ổn định, số lượng doanh nghiệp và nhu cầu vay vốn cũng tăng lên tương ứng. Do đó khiến các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thêm các sản phẩm mới nên nhu cầu đầu tư trong thời kỳ này rất lớn. Hơn nữa do kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi, hoạt động có hiệu quả nên ngân hàng cũng muốn mở rộng cho vay.

 Môi trường chính trị - xã hội:

Môi trường chính trị - xã hội ổn định sẽ làm cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư lâu dài cho hoạt động kinh doanh. Lúc đó nhu cầu về tín dụng trung và dài hạn sẽ tăng lên, các ngân hàng sẽ dễ dàng tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn mà không sợ ảnh hưởng đến sự an toàn trong kinh doanh. Ngược lại nếu môi trường luôn bất ổn sẽ khiến các nhà đầu tư e ngại và chỉ dám duy trì ở mức tái sản xuất đơn giản để đảm bảo an toàn vốn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quy mô tín dụng trung và dài hạn và sẽ làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng (tỷ trọng dư nợ ngắn hạn sẽ tăng lên và dư nợ trung và dài hạn giảm di). Hơn nữa, sự bất ổn của môi trường chính trị xã hội sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh cho mình và xác định chính xác nhu cầu tiêu dùng dẫn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều rủi ro hơn. Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả sẽ dẫn đến việc không có nguồn để trả nợ cho ngân hàng và ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ. Dó đó, bản thân ngân hàng cũng không muốn mở rộng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp bởi rủi ro mất vốn là quá cao.

 Môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý cũng là một trong các yếu tố cực kỳ quan trọng có ảnh hưởng tới việc mở rộng quy mô cho vay trung và dài hạn đối với doanh

Trang 29

nghiệp. Bởi môi trường pháp lý là vành đai xác định giới hạn lĩnh vực kinh doanh cho doanh nghiệp. Một môi trường pháp lý không chặt chẽ hoặc quá phức tạp, chồng chéo hay có nhiều thay đổi cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động cho vay của ngân hàng. Nếu môi trường pháp lý thông thoáng, có sự hợp lý chặt chẽ đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm phát triển hoạt động kinh doanh. Ngược lại, môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, tần suất thay đổi cơ chế chính sách lớn lại kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Như ta đã biết, mặc dù ngân hàng thương mại được tự chủ trong kinh doanh nhưng vẫn phải tuân theo mọi quy định của NHNN, luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự và các quy định khác. Khi một trong những quy định hay luật có sự thay đổi cho phù hợp. Nói cách khác khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng đối với DNVVN phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống quy định, chính sách của NHNN do đó việc nghiên cứu vấn đề này nhằm hạn chế những biến cố bất thường xảy ra cho các doanh nghiệp và ngân hàng là sự cần thiết.

1.2.3.2 Các yếu tố bên trong

Đây là những nhân tố gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mở rộng tín dụng của Ngân hàng. Những yếu tố thuộc chủ quan của Ngân hàng và DNVVN. Các yếu tố này tác động trực tiếp tới việc thúc đẩy cho vay như: trình độ năng lực quản lý của cán bộ Ngân hàng trong quá trình kiểm soát nội bộ, hệ thống thông tin của Ngân hàng… Sau đây là các yếu tố đến từ bản thân Ngân hàng:

 Về chính sách tín dụng

Đây là đường lối, chủ trượng Ngân hàng đặt ra đối với hoạt động kinh doanh tín dụng trong từng thời kỳ nhất định. Chính sách tín dụng bao gồm định hướng chung trong việc cho vay, chế độ tín dụng, các quy định bảo đảm tiền vay, khách hàng mà Ngân hàng quan tâm, ngành nghề ưu tiên, quy trình

Trang 30

cho vay cụ thể,…Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì một chính sách tín dụng linh hoạt là hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo cho hoạt động tín dụng có chất lượng. Điều này có ý nghĩa quyết định tới sự thành công hay thất bại của Ngân hàng. Bởi hoạt động tín dụng là hoạt động chính của một Ngân hàng thương mại, đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng. Một chính sách tín dụng linh hoạt sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lợi của hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật và đường lối chính sách của Nhà nước. Vì vậy,một chính sách tín dụng hợp lý sẽ giúp Ngân hàng thúc đẩy hoạt động cho vay của mình.

 Về trình độ của cán bộ tín dụng và năng lực tổ chức quản lý

Con người là nhân tố vô cùng quan trọng quyết định tới sự thành công hay thất bại của bất kỳ lĩnh vực hoạt động kinh doanh nào. Đặc biệt là hoạt động kinh doanh Ngân hàng, hoạt động nhạy cảm nhất trong nền kinh tế thị trường. Các cán bộ Ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng cần phải giỏi về nghiệp vụ, am hiểu pháp luật, có kiến thức về quản trị kinh doanh, tài chính, có đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có kinh nghiệm sẽ là yếu tố cơ bản thúc đẩy hoạt động tín dụng phát triển đưa Ngân hàng đứng vững trên thị trường tiền tệ. Với hoạt động tín dụng, một hoạt động chứa đựng rất nhiều rủi ro và là yếu tố chính làm nên sự đổ vỡ của một Ngân hàng thì vai trò của cán bộ tín dụng càng trở nên quan trọng.

Để có thể thực hiện cho vay DNVVN đảm bảo an toàn và mang lại lợi nhuận thì cán bộ tín dụng phải tuân thủ các quy trình thẩm định món vay. Nếu như cán bộ đó không đủ trình độ chuyên môn, kiến thức nghề nghiệp, kinh nghiệm trong việc nắm bắt tình hình của doanh nghiệp sẽ dẫn đến viêc đưa ra những quan điểm sai lầm về doanh nghiệp và gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu như đó là món vay lớn, khách hàng lớn. Hơn nữa, do đặc thù của ngành

Trang 31

Ngân hàng đó là công việc luôn gắn liền với tiền bạc, cán bộ tín dụng luôn phải tiếp xúc với tiền nên nếu người cán bộ thiếu tư cách đạo đức, không trung thực, và quyết đoán thì sẽ dễ dàng bị sa ngã trước cám dỗ của đồng tiền. Thực tế đã chứng minh có nhiều cán bộ tín dụng lợi dụng cương vị, quyền hạn câu kết với khách hàng lừa đảo chiếm đoạt tiền của Ngân hàng, hoặc có thể do thiếu trình độ chuyên môn nên dù có tư cách đạo đức nhưng lại bị chính khách hàng của mình lừa đảo chiếm đoạt tiền của Ngân hàng gây nên mất mát lớn cho Ngân hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động cho vay của Ngân hàng. Chính vì vậy, việc lựa chọn cán bộ tín dụng ra sao, tổ chức quản lý như thế nào sẽ quyết định tới sự thành công hay thất bại của Ngân hàng.

 Vấn đề kiểm soát nội bộ

Kiểm soát hoạt động tín dụng là một bước không thể thiếu trong quy trình tín dụng. Việc thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chặt chẽ giúp phát hiện sớm những sai sót trong quá trình cho vay từ đó đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời giúp cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng, thực hiện đúng nguyên tắc và quy trình tín dụng đem lại hiệu quả cao. Hơn nữa, việc kiểm tra chặt chẽ liên tục sẽ giúp cho ngân hàng phát hiện những khiếm khuyết cần bổ sung trong quy trình tín dụng để chỉnh sửa thay đổi phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng.

 Từ phía doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ngân hàng dù muốn mở rộng cho vay nhưng nếu bản thân các doanh nghiệp không đáp ứng đủ tối thiểu các điều kiện, yêu cầu của ngân hàng thì ngân hàng cũng không thể cho doanh nghiệp vay vốn được. Các DNVVN nếu hoạt động kinh doanh không hiệu quả, phương án kinh doanh không khả thi, cơ sở vật chất kỹ thuật không đảm bảo sẽ khó có khả năng hoàn trả được các các khoản vay ngân hàng do đó dù muốn cũng không thể cho vay được.

Trang 32

Chính vì vậy bản thân các doanh nghiệp phải tự cố gắng tạo được chỗ đứng trên thị trường, xây dựng hoạt động kinh doanh thì việc vay vốn của Ngân hàng sẽ được thuận lợi hơn.

Tóm lại, từ những yếu tố bên trong và bên ngoài tác động tới việc mở rộng cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN trên đây, các ngân hàng phải tự nghiên cứu, xem xét tìm ra những khuyết điểm và ưu điểm của bản thân để đưa ra biện pháp hợp lý nhằm tận dụng phát huy triệt để ưu điểm của mình và cơ hội từ bên ngoài mang lại đồng thời hạn chế khắc phục tối đa khuyết điểm của mình và vượt qua những thách thức đến từ bên ngoài. Đồng thời, ngân hàng thông qua quá trình thẩm định, nghiên cứu tình hình của các doanh nghiệp để có thể giúp đỡ tư vấn cho họ, giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển, tạo lòng tin cho doanh nghiệp từ đó khả năng mở rộng cho vay sẽ lớn hơn

Một phần của tài liệu Thức đẩy tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)