Bài học kinh nghiệm vận dụng vào thực tiễn Việt Nam

Một phần của tài liệu Thức đẩy tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang (Trang 42 - 45)

Tín dụng tuần hoàn là một hình thức cho vay của ngân hàng theo đó khách hàng được vay ngân hàng tới một mức tối đa xác định trước sau đó có

1.3.2. Bài học kinh nghiệm vận dụng vào thực tiễn Việt Nam

Hiện nay số lượng các DNVVN ở Việt Nam là rất lớn, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trong gần 6.000 DNNN có khoảng 90% DNVVN, 34.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh có khoảng 97% DNVVN (trong đó doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 33,8%, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã chiếm 97,4%, công ty TNHH chiếm 94,6% và

Trang 36

DNTN chiếm 99,4%). Hiện tại các DNVVN Việt Nam đang đứng trước những khó khăn do thời gian phát triển ngắn, đang trong giai đoạn khởi đầu nên vốn tích luỹ còn hạn chế do đó các DNVVN lâm vào tình trạng thiếu vốn để phát triển. Cũng như thời kỳ đầu phát triển của các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, các bài học kinh nghiệm của các nước Đức, Nhật Bản, Đài Loan… là hết sức quý báu và cần thiết. Do đặc thù nền kinh tế nước ta nên sau một thời gian nghiên cứu xem xét, chúng ta có thể rút ra một số bài học quý giá sau:

Một là, phải tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DNVVN phát triển. Điều này thể hiện ở việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đường lối chính sách, hệ thống pháp luật… Do vậy, Chính phủ cần khẩn trương xúc tiến thành lập các cơ quan chuyên biệt quản lý, hỗ trợ và đưa các chương trình trợ giúp, hướng dẫn cho DNVVN phát triển. Các DNVVN cần được sự hỗ trợ về vốn của các ngân hàng thương mại để có thể phát triển. Vì vậy ngân hàng cần có các ưu đãi nhất định cho các DNVVN vay vốn về thủ tục, số lượng, lãi suất,....và nên thành lập các kênh tài chính riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này tiếp cận dễ dàng hơn. Hơn nữa, cần khuyến khích và triển khai các mô hình quỹ bảo lãnh tác dụng cho DNVVN, phát triển hình thức tín dụng thuê mua trong các ngân hàng thương mại vì đây là hình thức hỗ trợ vốn phù hợp nhất cho các DNVVN.

Hai là, sự phát triển của nền kinh tế không nên đặt hoàn toàn vào các doanh nghiệp lớn. Bởi vì các doanh nghiệp dù có lớn đến mạnh đến đâu thì cũng không thể cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ cho xã hội cho nên cần phải phát triển các DNVVN để khắc phục khuyết điểm của các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, chỉ có các doanh nghiệp lớn trên thị trường sẽ làm giảm sự cạnh tranh và năng động của thị trường. Xuất phát từ quan điểm đó mà các nước ngay trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường, DNVVN đã được

Trang 37

quan tâm phát triển với việc thành lập rất nhiều tổ chức chuyên trách hỗ trợ cho DNVVN trên nhiều lĩnh vực.

Ba là, các DNVVN do đặc điểm riêng của mình nên rất dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường. Do đó họ phải có sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau để tăng sức cạnh tranh và tồn tại của thị trường. Chính sự liên kết này khiến cho doanh nghiệp không cảm thấy đơn độc trong kinh doanh và có điều kiện học hỏi kinh nghiệm về hỗ trợ thông tin, kinh nghiệm quản lý, công nghệ, vốn,… cho nhau. Đồng thời, các ngân hàng cũng phải tạo lập mối quan hệ với các doanh nghiệp này để tạo điều kiện cho mối quan hệ tín dụng tiếp theo.

Bài học cuối cùng đó chính là vai trò đặc biệt quan trọng của Chính phủ trong việc tạo nên sự thành công của việc cấp tín dụng cho các DNVVN. Chính phủ giúp đỡ tạo ra môi trường pháp luật, thông qua một hệ thống chính sách hỗ trợ các DNVVN tạo thành hành lang vững chắc giúp cho các DNVVN phát triển tối đa tiềm năng của mình. Đồng thời qua đó ngân hàng cũng mở rộng cho vay trung và dài hạn đối với các loại hình doanh nghiệp này.

Nhìn chung, qua việc phận tích những lý luận cơ bản về bản thân DNVVN, vai trò của tín dụng trung và dài hạn đối với loại hình doanh nghiệp này và những yếu tố ảnh hưởng tới việc thúc đẩy cho vay trung và dài hạn cũng như bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn phát triển DNVVN của các quốc gia trên thế giới, chúng ta đã hiểu được ý nghĩa to lớn của việc thúc đẩy cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN. Để thấy được rõ hơn chúng ta sẽ xem xét thực trạng cho vay trung và dài hạn đối với các DNVVN tại Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang trong chương tiếp theo.

Trang 38

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Thức đẩy tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)