Kinh nghiệm của một số nƣớc

Một phần của tài liệu Thức đẩy tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang (Trang 39 - 42)

Tín dụng tuần hoàn là một hình thức cho vay của ngân hàng theo đó khách hàng được vay ngân hàng tới một mức tối đa xác định trước sau đó có

1.3.1 Kinh nghiệm của một số nƣớc

Đức, Nhật Bản và mốt số nước láng giềng đáng giá cao vai trò của các DNVVN trong quá trình phát triển kinh tế của họ. Ngay từ ngày đầu, họ đã khuyến khích phát triển các DNVVN. Đối với các quốc gia này, chính sách hỗ trợ giúp các DNVVN huy động vốn đã góp phần rất lớn vào sự thành công của các DNVVN ngày hôm nay.

Trang 33

Với nước Đức thì các DNVVN đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nước này. Nó tạo ra gần 50% GDP, chiếm hơn một nửa đầu tư chịu thuế của các doanh nghiệp, cung cấp các loại hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. Để đạt được điều đó, chính phủ Đức đã áp dụng hàng loạt chính sách và chương trình hỗ trợ, thúc đẩy DNVVN trong việc huy động vốn thông qua công cụ tài chính là các khoản tín dụng ưu đãi có sự bảo lãnh của Nhà nước. Các khoản tín dụng này được phân bổ ưu tiên đặc biệt cho các dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp, đầu tư đổi mới công nghệ vào các khu vực kém phát triển trong nước. Phần lớn doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp để nhận được các khoản vốn tín dụng ưu đãi. Ở Đức còn khá phát triển các tổ chức bảo lãnh tín dụng. Những tổ chức này thành lập và bắt đầu hoạt động vào những năm 1950 với sự hợp tác chặt chẽ của các phòng thương mại, hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp, ngân hàng và chính quyền liên bang. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của của tổ chức này là vì khách hàng. Các DNVVN được nhận những khoản vốn vay từ ngân hàng với sự bảo lãnh của tổ chức này. Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì tổ chức này phải đứng ra trả thay cho doanh nghiệp các khoản vay ngân hàng. Ngoài ra các khoản vay này còn có thể có sự tài trợ bảo lãnh của Chính phủ. Với cơ chế và chính sách hỗ trợ như vậy, các DNVVN dần dần khắc phục được những khó khăn trong công tác huy động vốn, từ đó phát huy khả năng đưa doanh nghiệp đi lên.

Kinh nghiệm của Đài Loan

Đối với Đài Loan thì lại có sự khác biệt. Ngay trong gian đoạn đầu của thời kỳ phát triển kinh tế, Đài Loan đã áp dụng nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển một số DNVVN trong một số ngành sản xuất như: dệt, xi măng, gỗ. Năm 1981, Đài Loan đã thành lập Cục quản lý DNVVN thuộc Bộ Kinh tế. Hiện nay, số DNVVN của Đài Loan chiếm 96% tổng số các

Trang 34

doanh nghiệp, chúng tạo ra khoảng 40% sản lượng công nghiệp, 50% giá trị xuất khẩu và tạo việc làm cho khoảng 70% lao động toàn quốc. Để làm được điều đó, Đài Loan đã phải nỗ lực nhiều trong công việc xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ huy động vốn. Cho đến nay có rất nhiều NHNN và Ngân hàng tư nhân đứng ra tài trợ cho họ. Bộ tài chính có quy định một tỷ lệ nhất định và tỷ lệ này có xu hướng tăng dần qua các năm. Đồng thời cũng lập ra 3 quỹ: Quỹ phát triển, quỹ Sino US và quỹ phát triển DNVVN nhằm tài trợ các hoạt động kinh doanh của các DNVVN thông qua các ngân hàng trên. Nhận thức được khó khăn của các DNVVN trong việc thế chấp tài sản khi vay vốn ngân hàng, năm 1974, Đài Loan thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ là cùng chịu rủi ro với các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng ngày càng tin hơn vào việc hỗ trợ cho vay đối với DNVVN. Kể từ khi thành lập đến nay, Quỹ đã bảo lãnh cho 1,3 triệu trường hợp với tống số tiền vay lớn. Ngoài ra, Đài Loan còn áp dụng nhiều biện pháp như: Giảm lãi suất đối với những dự án phục vụ mục đích mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh hay mời các chuyên gia nhằm tối ưu hoá vốn cho các DNVVN và tăng cường điều kiện vay vốn.

Kinh nghiệm của Malayxia

Trong kế hoạch tổng thể lần thứ hai của Malaixia (1991-2000) đã khẳng định vai trò của của các DNVVN trong công cuộc hiện đại hoá đất nước. Do đó trong thời kỳ này, chính phủ đã thông qua các chương trình hỗ trợ các DNVVN như: Các chương trình về thị trường và hỗ trợ về kỹ thuật, chương trình cho vay ưu đãi, chương trình công nghệ thông tin…Với mục đích là hỗ trợ, giúp cho các DNVVN có một lượng vốn cần thiết thúc đẩy tự động hoá – hiện đại hoá, để cải tiến cơ sở hạ tầng trong các ngành sản xuất phụ tùng ôtô, linh kiện điện tử, máy mới, nhựa, dệt, đồ gỗ, lương thực, thực phẩm…chương

Trang 35

trình này được thực hiện theo kế hoạch phân bổ hàng năm của Malaixia. Thông qua quỹ cho vay ưu đãi, cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà sản xuất là DNVVN thuộc các lĩnh vực ưu tiên nói trên.

Kinh nghiệm từ Nhật Bản

Năm 1983, chính phủ Nhật Bản ban hành luật cơ bản về DNVVN. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp DNVVN khắc phục các nhược điểm về kinh tế - xã hội khuyến khích các doanh nghiệp này nỗ lực phát triển thông qua việc xây dựng và phát triển của DNVVN. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản xây dựng ba chính sách nhằm hỗ trợ DNVVN về tài chính, về tổ chức, về chuẩn đoán và hướng dẫn. Nhằm bổ sung tín dụng hỗ trợ, chính phủ đã thành lập hiệp hội bảo lãnh tín dụng và công ty bảo hiểm tín dụng vừa và nhỏ. Năm 1980 chính phủ đã thành lập công ty bảo hiểm tín dụng vừa và nhỏ. Năm 1980 chính phủ đã thành lập công ty tài chính doanh nghiệp nhỏ Nhật Bản như là cơ quan phụ trách việc thực hiện các chính sách trên, loại hình doanh nghiệp này ở Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Qua những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế của các nước trên thế giới đã thành công trong việc hỗ trợ tài chính cho các DNVVN, chúng ta sẽ từ đó nghiên cứu xem xét những bài học, kinh nghiệm nào phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nước ta để đưa vào ứng dụng nhằm đưa DNVVN nước ta nhanh chóng phát triển.

Một phần của tài liệu Thức đẩy tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang (Trang 39 - 42)