Tín dụng tuần hoàn là một hình thức cho vay của ngân hàng theo đó khách hàng được vay ngân hàng tới một mức tối đa xác định trước sau đó có
1.2.2 Vai trò của tín dụng trung và dài hạn trong việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trang 24
Một doanh nghiệp được thành lập thì yếu tố không thể thiếu được đó là nguồn vốn để tạo lập cơ sở và phục vụ cho quá trình hoạt động. Doanh nghiệp là một trong những tế bào cấu thành nên nền kinh tế do đó nền kinh tế muốn phát triển thì doanh nghiệp phải phát triển. Tuy nhiên, việc phát triển doanh nghiệp đặc biệt là DNVVN gặp rất nhiều khó khăn trong đó việc thiếu nguồn vốn để duy trì và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp là vấn đề nan giải nhất cần phải được giải quyết. Hơn nữa, DNVVN do nguồn vốn tự có ít nên việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài là rất khó. Chính vì vậy, Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ về nguồn vốn cho các DNVVN để họ có thể vận động phát triển đưa nền kinh tế đi lên. Hệ thống Ngân hàng chính là công cụ để Nhà nước thực hiện mục tiêu của mình thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng. Hiện nay theo báo cáo của các doanh nghiệp thì nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động của các DNVVN là nguồn vốn tín dụng. Qua đó ta thấy được vai trò to lớn của hoạt động tín dụng ngân hàng đặc biệt là vai trò của hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với sự phát triển của DNVVN. Vai trò chủ yếu của tín dụng trung và dài hạn được thể hiện trên các mặt sau:
*Tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc hoạt động liên tục.
Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn cải tiến kỹ thuật, thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới máy móc thiết bị, ứng dụng công nghệ tiên tiến để tồn tại và phát triển đứng vững trong cạnh tranh. Trên thực tế, không một doanh nghiệp nào kể cả DNVVN luôn đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh khi mà khả năng tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế chưa nhiều, khả năng tự tài trợ còn hạn chế trong khi các thị trường tài chính chưa phát triển. Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp không thể tránh khỏi tình trạng thiếu vốn (có thể thiếu do chưa thu được tiền bán hàng hoặc do muốn mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới công
Trang 25
nghệ,…) do đó nếu không được bổ xung vốn kịp thời thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị đình trệ. Các DNVVN cần nguồn vốn lâu dài để có thể yên tâm ổn định sản xuất kinh doanh chính vì vậy mà nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn là nhu cầu bức thiết đối với DNVVN.
*Tín dụng trung và dài hạn góp phần tập trung vốn sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xét về phương diện lý thuyết, một doanh nghiệp có vốn tự có tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhiều, vốn đi vay ít là một doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính mạnh. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy quá nhiều vốn chủ sở hữu sẽ gây lãng phí và không mang hiệu quả cao như một cơ cấu vốn với số nợ hợp lý. Điều này không những làm giảm bớt rủi ro mất vốn mà còn nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra. Việc tận dụng được nguồn vốn của ngân hàng giúp doanh nghiệp có thể tập trung vốn vào sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một hiện tượng tất yếu, muốn tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Các DNVVN do có nhiều hạn chế so với các doanh nghiệp lớn nên việc chiến thắng trong cạnh tranh là rất khó. Vì vậy, các DNVVN phải liên tục tăng cường liên doanh liên kết, tập trung vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, muốn làm được điều đó các doanh nghiệp này cần phải huy động vốn bởi lượng vốn tự có ít, tích luỹ nhỏ, các doanh nghiệp nên sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng để thực hiện mục tiêu mở rộng sản xuất nhằm chiếm lĩnh thị trường trong cạnh tranh.
*Tín dụng trung và dài hạn ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trang 26
Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động có hoàn trả và có lợi tức. Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng (tức là phải đảm bảo hoàn trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn và phải tôn trọng các điều kiện khác đã ghi trong hợp đồng) cho dù doanh nghiệp có lãi hay không có lãi. Hơn nữa, ngân hàng chỉ cho khách hàng vay khi hoạt động kinh doanh có hiệu quả, khả năng tài chính đảm bảo để trả nợ ngân hàng. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay vốn, tạo điều kiện nâng cao doanh lợi cho doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua việc vay vốn kịp thời, đầy đủ của ngân hàng tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh. Việc quản lý vốn thông qua quá trình hạch toán kinh tế góp phần củng cố chế độ hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp thêm vững chắc. Mặt khác, thông qua việc giám sát trước, trong và sau khi cho vay của mình ngân hàng có thể cung cấp các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp cũng như tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, phát hiện những khâu yếu kém từ đó đề ra biện pháp khắc phục góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
Trên đây là 3 vai trò chủ yếu của tín dụng trung và dài hạn trong việc phát triển DNVVN. Ngoài ra, tín dụng trung và dài hạn còn có vai trò hỗ trợ ban đầu để hình thành nên các DNVVN, góp phần chuyển dịch lĩnh vực kinh doanh và cơ cấu kinh tế của các DNVVN, là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và các ngành kinh tế mũi nhọn. Qua phân tích trên ta thấy được vai trò to lớn của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêng với sự tồn tại và phát triển của DNVVN. Tín dụng ngân hàng tham gia vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất giúp cho hoạt động của doanh nghiệp được liên tục. Do đó, việc thúc đẩy cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN là rất cần thiết trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên việc thúc đẩy hoạt động cho vay cũng bị tác
Trang 27
động bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng và doanh nghiệp. Chính vì vậy, phải nghiên cứu, xem xét những yếu tố nào thuận lợi thì tận dụng, khai thác triệt để và những yếu tố nào gây bất lợi thì tìm biện pháp phòng tránh.