Cải tiến, hoàn thiện các thể lệ, quy chế, quy trình tín dụng linh hoạt chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Thức đẩy tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang (Trang 99 - 102)

Tín dụng tuần hoàn là một hình thức cho vay của ngân hàng theo đó khách hàng được vay ngân hàng tới một mức tối đa xác định trước sau đó có

3.2.1 Cải tiến, hoàn thiện các thể lệ, quy chế, quy trình tín dụng linh hoạt chặt chẽ.

chặt chẽ.

Việc chưa ban hành quy trình cho vay riêng phù hợp với từng loại hình DNVVN là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn đối với các DNVVN tại Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang còn thấp, chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với DNVVN còn kém. Vì vậy trong thời gian tới, ngân hàng cần phải nghiên cứu xây dựng, cải tiến và hoàn thiện các thể lệ, quy chế, quy trình tín dụng trung và dài hạn đối với DNVVN theo hướng đơn giản, thuận tiện hơn mà vẫn đảm bảo an toàn hiệu quả sát với tình hình thực tế. Những chính sách sau sẽ giúp cho hoạt động của ngân hàng đạt hiệu quả:

- Nới lỏng các điều kiện vay vốn, đơn giản hoá thủ tục vay vốn ngân hàng nhưng cần tuân thủ chặt chẽ quy chế, thể lệ và quy trình tín dụng. Hiện nay đối với hầu hết các đề nghị vay vốn của DNVVN, ngân hàng đều yêu cầu họ phải có tài sản thế chấp có giá trị lớn hơn giá trị khoản vay để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Đây quả là một thách thức lớn đối với DNVVN. Nhưng qua thực tế hoạt động tín dụng, tài sản bảo đảm mặc dù để ngân hàng xử lý khi khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng nhưng trong điều kiện doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thì nó chỉ mang tính hình thức, mang tính chất an toàn về tâm lý cho ngân hàng. Bởi vì ngân hàng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong xử lý phát mại tài sản thế chấp, thời gian phát mại lâu, tốn kém nhiều chi phí. Trong nhiều khoản vay, tỷ lệ thu hồi vốn từ tài sản thế chấp thấp. Do đó cả ngân hàng và doanh nghiệp nên xem xét, nới lỏng dần các điều kiện vay vốn, không nên coi tài sản thế chấp là điều kiện tiên quyết để đưa ra quyết định cho vay mà nên chú trọng vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp, tính khả thi của các dự án mà doanh nghiệp triển khai. Ngoài ra, việc áp dụng cho vay có tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay là một hướng phù hợp, vừa

Trang 93

giải quyết được khó khăn của các doanh nghiệp vừa nhỏ phần nào đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Việc giảm thiểu các thủ tục pháp lý rườm rà không cần thiết sẽ giúp các DNVVN yên tâm, tự tin khi đến ngân hàng vay vốn.

- Áp dụng lãi suất cho vay linh hoạt.

Lãi suất là công cụ hiệu quả trong cạnh tranh. Thực tế hoạt động tín dụng đối với các DNVVN trong những năm gần đây cho thấy khả năng thu hút khách hàng của Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang vẫn còn kém. Do vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay DNVVN, Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang cần có chính sách lãi suất hấp dẫn hơn. Ngân hàng không nên quy định một mức lãi suất chung cứng nhắc áp dụng cho mọi đối tượng vay vốn mà nên có các mức lãi suất linh hoạt, mềm dẻo áp dụng cho những doanh nghiệp khác nhau. Ví dụ: như đối với khách hàng truyền thống, có uy tín hay những khách hàng làm ăn có hiệu quả, có thông tin trung thực chính xác, ngân hàng nên áp dụng lãi suất ưu đãi hơn các khách hàng khác. Ngân hàng cũng có thể dựa vào danh tiếng của doanh nghiệp đã có trên thị trường hoặc lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của khách hàng để phân biệt lãi suất thích hợp cho các khách hàng. Tuy nhiên, để thực hiện điều này một cách có hiệu quả, ngân hàng cần phải có thông tin đầy đủ, chính xác trên nhiều lĩnh vực: về các doanh nghiệp, về thị trường, môi trường kinh doanh, luật pháp, chính sách, để tránh tình trạng thông tin không cân xứng, tránh bẫy lựa chọn đối nghịch.

- Xác định được một thời hạn và kỳ trả nợ phù hợp có lợi cho cả hai bên ngân hàng và doanh nghiệp. Thời hạn trả nợ phù hợp với thời gian hoàn vốn của dự án, tuổi thọ của thiết bị, kỳ hạn nợ phù hợp với chu kỳ kinh doanh, với luồng tiền của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp trả nợ ngân hàng đúng hạn, tạo uy tín cho doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng với ngân hàng. Ngược lại, nếu định kỳ hạn nợ không phù hợp, ngân hàng có thể gặp

Trang 94

khó khăn trong thu hồi nợ gốc và lãi, đồng thời gây khó khăn cho doanh nghiệp.

- Đa dạng hoá hình thức tín dụng

Như đã đề cập ở trên, hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay Chi nhánh NHĐT&PT Bắc Giang chủ yếu thông qua hình thức vay theo món. Điều này làm hạn chế khả năng tín dụng của ngân hàng. Hướng phát triển trong thời gian tới là ngân hàng nên áp dụng các hình thức cho vay luân chuyển (cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo tín dụng dự phòng). Như đã trình bầy trong phần lý thuyết, khi doanh nghiệp được cấp một hạn mức tín dụng, thủ tục mỗi lần vay vốn sẽ được đơn giản hoá rất nhiều. Hơn nữa, phương thức này tạo linh hoạt trong sự kiểm soát luồng tiền. Về phía ngân hàng, phương thức cho vay này giúp ngân hàng tận thu triệt để những khoản thu của khách hàng khi tài khoản đang có dư nợ. Đồng thời, thông qua việc kiểm tra doanh số cho vay và thu nợ để thể hiện trên tài khoản của khách hàng. Ngân hàng phần nào nắm được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, phương thức cho vay này giúp duy trì mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

Ngoài ra còn có một số các hình thức cho vay đa dạng khác như: Cho vay kỳ hạn, cho vay mua sắm máy móc thiết bị cần được sử dụng sao cho phù hợp với nhu cầu của từng loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Bên cạnh đó, để khắc phục những hạn chế về tài sản thế chấp của các DNVVN, ngân hàng nên mở rộng hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, cho vay không có tài sản bảo đảm. Với việc quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN đang được triển khai và đi vào hoạt động, những hình thức tín dụng này rất là thiết thực đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện hiện nay.

Trang 95

Một phần của tài liệu Thức đẩy tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)