Qui định mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy nghề;

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 90)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Qui định mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy nghề;

tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề; danh mục nghề đào tạo ở các cấp trình độ; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị; qui chế tuyển sinh và cấp bằng, chứng chỉ nghề

- Xây dựng và đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình dạy nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề phù hợp với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới, đảm bảo đào tạo liên thông.

- Xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp phân tích nghề; từng bước chuyển sang chương trình dạy nghề theo mô-đun.

- Đến năm 2010: các trường cao đẳng nghề và trường trung cấp nghề có chương trình, giáo trình dạy nghề phù hợp với chương trình khung. Đến năm 2020: các trường cao đẳng nghề và trường trung cấp nghề có chương trình, giáo trình dạy nghề được xây dựng theo phương pháp tiên tiến.

- Thực hiện chuẩn hoá chương trình đào tạo.

- Tổ chức biên soạn, nâng cao chất lượng chương trình, giáo trình đào tạo nghề hệ CNKT:

+ Xây dựng đề án nâng cấp và đổi mới chương trình giảng dạy và thực hành nghề, soạn giáo trình học tập theo từng nghề, áp dụng tại các trường đào tạo nghề của Hà Nội để phù hợp theo 3 cấp trình độ.

+ Xây dựng và phát hành hệ thống bài giảng và bài kiểm tra dưới nhiều hình thức (văn bản, băng video, đĩa CD); Khuyến khích các trường ứng dụng tin học vào giảng dạy và thực hiện bài kiểm tra trên máy hệ thống phần mềm dạy học, phần mềm kiểm tra bài,...

+ Tiếp tục đa dạng hoá các hình thức, nội dung và chương trình đào tạo nghề, tăng đào tạo nghề có địa chỉ và liên kết giữa CSDN với các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp.

3.2.3.2. Qui định tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề

- Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp; đạt chuẩn trình độ đào tạo về lý thuyết, thực hành,

nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; có trình độ tin học, ngoại ngữ để áp dụng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

- Đến năm 2010: đảm bảo tỷ lệ giáo viên/học sinh đạt khoảng 1/20, có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo; 10% giáo viên trong các trường trung cấp nghề và các trường cao đẳng nghề có trình độ sau đại học.

- Đến năm 2020: 30% giáo viên trong các trường trung cấp nghề và các trường cao đẳng nghề có trình độ sau đại học.

3.2.3.3. Quy định danh mục nghề đào tạo ở các cấp trình độ

Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Danh mục tạm thời nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề. Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cần bám sát Danh mục nghề để yêu cầu các CSDN thực hiện trong việc đăng ký hoạt động dạy nghề: Các CSDN chỉ được phép đào tạo các nghề có trong Danh mục nghề và đặt tên cho các chương trình đào tạo của đơn vị mình theo quy định tại Danh mục nghề. Đối với các nghề mới mà không có tên trong Danh mục nghề thì Sở LĐ-TB&XH Hà Nội phải có văn bản hỏi ý kiến Tổng cục Dạy nghề trước khi cấp phép cho đơn vị.

3.2.3.4. Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị

- Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cho các CSDN theo hướng chuẩn hoá và HĐH; đảm bảo phân khu chức năng các hạng mục công trình đáp ứng cho hoạt động dạy, học và giáo dục toàn diện.

- Đến năm 2010: 60% số trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề đạt chuẩn về đất đai, trang thiết bị, nhà xưởng, phòng học, k‎ý túc xá và khu rèn luyện thể chất.

- Đến năm 2020: 100% số trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề đạt chuẩn về đất đai, trang thiết bị, nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và khu rèn luyện thể chất.

+ Dành đất trong các khu đô thị mới, đặc biệt là khu đất tại xã Tây Mỗ (Từ Liêm - Hà Nội) và khu phía bắc sông Hồng, để xây dựng mới cơ sở đào tạo (phòng học, nhà xưởng,...) của các trường dạy nghề thuộc địa phương quản lý, giãn các trường dạy nghề quá nhỏ bé hiện nay ở nội thành ra ngoại thành.

+ Tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng 2 trường đào tạo nghề kỹ thuật cao đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao và phục vụ cho xuất khẩu lao động. Đảm bảo đến năm 2010 đưa 2 trường vào hoạt động với quy mô Trường cao đẳng nghề kỹ thuật cao Hà Nội tuyển mới 1.500 - 1.700 học sinh/năm và Trường cao đẳng nghề kỹ thuật cao Việt - Hàn Thành phố Hà Nội với quy mô tuyển mới 1.500 học sinh/năm.

+ Hướng dẫn và khuyến khích các trường đầu tư tập trung nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ thực hành nghề cho học sinh để theo kịp trình độ khoa học công nghệ hiện nay.

3.2.3.5. Quy định qui chế tuyển sinh và cấp bằng, chứng chỉ nghề

* Về quy chế tuyển sinh:

Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Quy chế tuyển sinh học nghề tại Quyết định số 08/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/3/2007, trong đó quy định về tuyển sinh học nghề trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp, bao gồm: hình thức tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, chính sách ưu tiên tuyển sinh đối với từng loại đối tượng và khu vực: trình tự, thủ tục tuyển sinh đối với từng trình độ dạy nghề. Quy chế này áp dụng cho các CSDN, bao gồm: trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề; trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục khác, doanh nghiệp có đăng ký dạy nghề để tổ chức lớp dạy nghề trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng.

Sau khi kết thúc đợt tuyển sinh, CSDN gửi báo cáo kết quả tuyển sinh của đợt tuyển sinh đó cho Sở LĐ-TB&XH Hà Nội. Hàng quý, Sở LĐ-

TB&XH Hà Nội tổng hợp kết quả tuyển sinh của tất cả các CSDN trên địa bàn Hà Nội và cuối quý báo cáo Tổng cục Dạy nghề kết quả tuyển sinh trong quý đó của tất cả các CSDN trên địa bàn. Hàng năm, vào đầu tháng 12 các CSDN phải gửi Sở LĐ-TB&XH nơi CSDN hoạt động dạy nghề và cơ quan chủ quản (nếu có) bản báo cáo kết quả tuyển sinh trong năm về tình hình thực hiện kế hoạch tuyển sinh theo nội dung đã đăng ký. Trên cơ sở đó Sở LĐ- TB&XH Hà Nội tổng kết công tác tuyển sinh của các CSDN đóng trên địa bàn và tổng hợp báo cáo Tổng cục Dạy nghề vào cuối năm.

* Về việc cấp bằng và chứng chỉ nghề:

Các CSDN phải nghiêm túc thực hiện việc cấp bằng và chứng chỉ nghề theo đúng mẫu đã được Bộ LĐ-TB&XH ban hành tại Quyết định số 15/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/5/2007. Các CSDN định kỳ hằng năm phải báo cáo về tình hình cấp bằng, chứng chỉ nghề về Sở LĐ-TB&XH Hà Nội để Sở LĐ-TB&XH tổng hợp báo cáo Tổng cục Dạy nghề. Sở LĐ-TB&XH có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc cấp bằng, chứng chỉ nghề và tổng hợp việc cấp bằng, chứng chỉ nghề của tất cả các CSDN trên địa bàn và báo cáo Tổng cục Dạy nghề mỗi quý một lần.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)