Quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 78)

9. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề

- Tiếp tục thực hiện việc quy hoạch lại hệ thống CSDN của Thành phố. Theo quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002 – 2010. [16]

- Thực hiện từ nay đến năm 2010 mỗi năm tăng 2% lao động qua đào tạo, trong đó:

+ Số lượt người lao động qua đào tạo nghề 2006 - 2010 là 346.580 lượt người (đào tạo nghề dài hạn 131.200 người; đào tạo nghề ngắn hạn 215.380 lượt người), bình quân mỗi năm đào tạo 69.320 lượt người;

+ Tăng tỉ lệ người lao động được đào tạo dài hạn từ 32,8% năm 2005 lên 38% - 40% năm 2010;

Để thực hiện mục tiêu trên, công tác quy hoạch mạng lưới CSDN cần tập trung cả 2 hướng: tăng quy mô đào tạo của mỗi trường, tăng số lượng CSDN cả công lập và ngoài công lập, đồng thời nâng cao chất lượng dạy nghề; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường lao động và những tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ. Tăng quy mô dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên.

Phát triển mạng lưới CSDN rộng khắp, đa dạng các hình thức dạy nghề, tạo điều kiện cho người lao động, thanh niên, nông dân, người dân tộc thiểu số học nghề, lập nghiệp. Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 phải phù hợp, đồng bộ với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và phát huy hiệu quả của các CSDN hiện có. Xây dựng một số CSDN chất lượng cao, một số trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới. Từng bước nâng cấp, phát triển CSDN theo hướng chuẩn hoá, HĐH để tăng năng lực, chất lượng và hiệu quả đào tạo; tập trung đầu tư các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề chất lượng cao tập trung cho một số ngành kinh tế mũi nhọn.

Cơ cấu đào tạo nghề theo ba cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề trong tổng số tuyển sinh đào tạo nghề. Tiếp tục nâng cấp hệ thống trường dạy nghề để đào tạo trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Phối hợp và khuyến khích các đơn vị đủ điều kiện tiến hành nâng cấp thành trường đào tạo

có cấp độ cao hơn (cao đẳng nghề, trung cấp nghề) phù hợp với quy định của Luật Dạy nghề. [15]

Đến năm 2010 mỗi quận, huyện có ít nhất một trung tâm dạy nghề hoặc cụm huyện có trường trung cấp nghề nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số và vùng nông thôn. [3]

Đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư cho dạy nghề, phát triển các CSDN tư thục và CSDN có vốn đầu tư của nước ngoài; mở rộng hội nhập quốc tế về dạy nghề, dự kiến đến năm 2010 có 290 CSDN (tỉ lệ 65% CSDN ngoài công lập) với 03 cấp đào tạo nghề: Cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề. Có thêm 05 - 07 trường tham gia đào tạo hệ cao đẳng nghề (trong đó có 03 trường trực thuộc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội);

Thành phố tăng cường việc thông tin, dự báo sự phát triển kinh tế của thị trường lao động, thông tin cung - cầu lao động và mạng lưới CSDN trên địa bàn để định hướng về thời gian đào tạo, cơ cấu đào tạo nghề phù hợp, phân bố hợp lý nhằm đáp ứng số lượng và chất lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cho các ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố và các địa phương lân cận. [15]

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)