Kết quả dạy nghề trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 51)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Kết quả dạy nghề trên địa bàn Hà Nộ

đoạn 2001 - 2006, đầu năm 2007

2.4.1. Kết quả dạy nghề trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2001 - 2006, đầu năm 2007 năm 2007

2.4.1.1. Về mạng lưới các CSDN

Tính đến năm 2007, có 225 đơn vị trong hệ thống CSDN trên địa bàn Thành phố, với đa dạng loại hình đào tạo nghề của nhiều thành phần kinh tế:

* Phân loại theo cơ quan quản lý:

- Trường dạy nghề của các bộ ngành địa phương và các tổng công ty: + Trường cao đẳng nghề: 7 trường (Trung ương: 5; địa phương: 2) + Trường trung cấp nghề: 27 trường (Trung ương: 8; địa phương: 19) + Trường dạy nghề: 12 trường (Trung ương: 1; địa phương: 11)

+ Trường ĐH, CĐ, THCN có dạy nghề: 31 (Trung ương: 17; địa phương: 14)

- Trung tâm dạy nghề: 40 (Trong đó trung tâm dạy nghề, trung tâm hướng nghiệp có dạy nghề của quận, huyện: 13)

- CSDN khác có dạy nghề (thuộc doanh nghiệp, hội đoàn thể, tư nhân): 108 (Trung ương: 42; địa phương: 66)

* Phân theo loại hình CSDN: - CSDN công lập: 111

- CSDN ngoài công lập: 114

(Phụ lục 1)

Số lượng CSDN tăng lên nhiều. CSDN ngoài công lập những năm gần đây phát triển nhanh về số lượng góp phần tăng số lượng các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho địa phương Thành phố Hà Nội. Theo số liệu thống kê từ năm 2001 đến năm 2006, số CSDN tăng thêm 83, tương ứng tăng thêm 47%. Năm 2007 tăng 12% so với năm 2006. Số lượng tăng chủ yếu tập trung vào CSDN ngoài công lập thuộc các hội đoàn thể và các doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên, việc phân bố CSDN không đều trên địa bàn các quận, huyện Hà Nội. Hiện nay, có quận Long Biên mới thành lập, đang trong quá trình đô thị hoá nhanh, chưa có trung tâm dạy nghề.

2.4.1.2. Quy mô đào tạo

- Số lượng người qua đào tạo nghề tăng từ 52.000 lượt người năm 2001,

lên 66.000 lượt người năm 2006, tương ứng khoảng 127%.

- Từ 2001 đến 2006 số người qua đào tạo nghề là 285.656 lượt người, bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 57.000 lượt người, (đào tạo dài hạn chiếm 30%, ngắn hạn chiếm 70%). Nhìn chung số người qua đào tạo nghề năm sau cao hơn năm trước, song tỷ lệ người qua đào tạo nghề hệ dài hạn tăng chậm.

- Trong đó các trường THCN và dạy nghề thuộc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội quản lý, trong 6 năm (2001 - 2006) đào tạo 63.162 người (đào tạo dài hạn cho 46.764 người, chiếm 76% tổng số người được đào tạo).

- Số lượt người qua đào tạo nghề năm 2007 ước tính là 77.500, trong đó tuyển mới dài hạn là 33.000 người (trong đó có 3.000 là cao đẳng nghề và 30.000 là trung cấp nghề), chiếm 42,58%, tuyển mới ngắn hạn là 44.500 lượt người. So với năm 2006, tổng số lượt người qua đào tạo nghề tăng 11.000 (tương ứng tăng thêm 16,5%).

- Về cơ cấu nghề đào tạo:

+ Cơ cấu lao động và cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước dịch chuyển theo yêu cầu của thị trường theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp.

+ Cơ cấu ngành nghề trong tuyển sinh đào tạo nghề cũng thay đổi: nhóm kỹ thuật (Điện tử, Động lực, Cơ khí, Điện,...) 36%; Xây dựng 14,92%; Lái xe 14,5%; Máy tính, Tin học, CNTT 11,7%;...; nhóm nghề nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ 1,74% (Phụ lục 2).

2.4.1.3. Đội ngũ giáo viên dạy nghề

Hiện nay, toàn Thành phố có 8.957 cán bộ, giáo viên, công nhân viên hiện đang làm việc tại các CSDN trên địa bàn Hà Nội, trong đó có 57,87% giáo viên dạy nghề (tỉ lệ giáo viên cơ hữu là 71%). Số còn lại là giáo viên thỉnh giảng, hợp đồng dưới 12 tháng hoặc theo giờ giảng. Số giáo viên cơ hữu chủ yếu ở các trường công lập. Tỉ lệ giáo viên dạy nghề so với tổng số giáo viên là 71%.

Về trình độ chuyên môn giáo viên dạy nghề: có 5,99% sau đại học; 70,52% đại học, cao đẳng; 23,49% trung cấp và CNKT. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn là 86%.

Các CSDN địa phương có 3.711 cán bộ, công nhân viên, giáo viên. Trình độ chuyên môn là 6,31% sau đại học; 72,86% đại học, cao đẳng; 20,83% trung cấp và CNKT. Tỉ lệ đạt chuẩn là 80%.

Riêng 8 trường trực thuộc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, tổng số cán bộ, công nhân viên, giáo viên là 676 người. Trong đó, giáo viên dạy nghề là 445 người, chiếm 65,82% tổng số cán bộ công nhân viên, giáo viên. Trình độ chuyên môn của giáo viên dạy nghề được thể hiện như sau: 9,88% sau đại học; 72,58% đại học, cao đẳng (Phụ lục 3).

2.4.1.4. Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, nguồn vốn đóng góp cho dạy nghề

Việc đầu tư vào công tác đào tạo nghề ở Hà Nội được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau của các thành phần kinh tế: ngân sách nhà nước, vốn từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân, vốn đầu tư nước ngoài,…Việc đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư đào tạo nghề đã từng bước được thực hiện, phù hợp với chủ trương xã hội hoá GD&ĐT hiện nay.

- Mức độ đầu tư của các CSDN khác nhau. Chủ yếu các trường công lập được trang bị phòng học, nhà xưởng, một số máy móc, trang thiết bị ban đầu. Còn các CSDN ngoài công lập, về cơ bản, đi thuê nhà xưởng, và chỉ đầu tư kinh phí để mua trang thiết bị trong suốt quá trình đào tạo.

a. Về diện tích:

- Tổng diện tích các CSDN trên địa bàn Hà Nội là 1.076.600 m2, trong đó bao gồm diện tích phòng học, nhà xưởng, sân bãi tập lái xe, khu nội trú,... Diện tích phòng học, nhà xưởng là 105.000 m2.

Nhìn chung, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề còn nghèo nàn. Đến nay, hầu hết các CSDN không có nhà thể chất và nhà nội trú. Nhà xưởng, phòng học của các trường ngoài công lập, trung tâm dạy nghề thuộc hội đoàn thể và của các CSDN tư nhân là được thuê, mượn. Khả năng liên tục đầu tư, nâng cấp trang thiết bị chưa cao.

- Cơ cấu nguồn chi thường xuyên đối với công tác đào tạo nghề năm 2001-2006 trên toàn Thành phố là 45,1% ngân sách; 42,8% đóng góp của người học và 12,1% từ các nguồn khác (trong đó chủ yếu là tài trợ từ dự án quốc tế về đào tạo, thu từ các hoạt động phối hợp thực hành tay nghề với sản xuất tại doanh nghiệp,…). Tỉ lệ nguồn thu học phí của các trường trung ương lớn hơn các trường địa phương.

Đối với các CSDN địa phương, cơ cấu nguồn kinh phí năm 2001 - 2006 là 50,3% ngân sách; 43% đóng góp của người học; 6,7% nguồn thu khác. Dự kiến thực hiện năm 2007, với sự tham gia đào tạo nghề của các thành phần kinh tế, huy động nguồn vốn theo hướng xã hội hoá trong lĩnh vực đào tạo nghề, cơ cấu này sẽ là 48%, 46% và 6%.

* Tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề 2001 - 2006 (Dự án Tăng cường năng lực đào tạo nghề):

Từ năm 2001 - 2006, Chương trình mục tiêu quốc gia về GD&ĐT cho lĩnh vực dạy nghề của Thành phố Hà Nội ghi kế hoạch: 19.500 triệu đồng. Căn cứ vào nội dung của Chương trình, UBND Thành phố Hà Nội đã cân đối và có các quyết định phân bổ kinh phí của Chương trình cho lĩnh vực dạy nghề 14.000 triệu đồng (trong các năm 2001 - 2005) và 5.500 triệu đồng (năm 2006).

(Phụ lục 4A).

Phân tích theo các đơn vị thụ hưởng Chương trình mục tiêu 2001 - 2005: - Trường Trung học Điện tử - Điện lạnh Hà Nội: 5.161 triệu đồng (Kinh phí Trung ương) để mua sắm thiết bị dạy 5 nghề: Viễn thông, Điện lạnh và Công nghệ thông tin; Phòng thực hành Điện - Điện tử công nghiệp.

- Trường Kỹ thuật Nghiệp vụ Giao thông vận tải Hà Nội: 7.878 triệu đồng (trong đó kinh phí trung ương: 5.332 triệu đồng) để mua sắm các loại máy công trình và ôtô dạy nghề lái xe; Hệ thống máy tính để học tập và thi luật trên máy tính; trang thiết bị, dụng cụ dạy nghề Công nghệ ôtô.

- Trường Đào tạo CNKT Cơ khí I: 330 triệu đồng (Kinh phí trung ương) mua thiết bị nghề Cơ khí.

- Trường Kỹ thuật Cắt may Hà Nội: 499 triệu đồng (Kinh phí trung ương) để mua thiết bị thiết kế thời trang.

- Trường Kỹ thuật Ăn uống Phục vụ Hà Nội: 899 triệu đồng (Kinh phí trung ương) để mua dụng cụ dạy nghề Nấu ăn; Phòng học mẫu nghiệp vụ nấu ăn Âu.

- Trung tâm dạy nghề Gia Lâm: 600 triệu đồng (Kinh phí trung ương) mua thiết bị dạy 2 nghề Sửa chữa Xe máy và Cắt may.

- Chương trình thí điểm dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn năm 2005 - 2006 tại các huyện ngoại thành và 3 quận nội thành là 1.300 triệu đồng. (Phụ lục 4B)

Bảng 2.1 Phân tích phân bổ kinh phí theo các năm

(Đơn vị: triệu đồng) Trung ương ghi vốn Thành phố giao KH Thực hiện % TH/KH Năm 2001 2.000 1.500 1.465 97,6% Năm 2002 2.200 3.000 2.835 94,5% Năm 2003 2.500 2.446 2.425 99,14% Năm 2004 2.800 3.500 3.442 98,34% Năm 2005 4.500 5.500 10.000 100% Năm 2006 5.500 6.500

(Nguồn: Sở LĐ-TB&XH Hà Nội. Báo cáo đánh giá thực trạng dạy nghề giai đoạn 2001 - 2006 kế hoạch giai đoạn 2006 - 2010

và định hướng năm 2020)

Năm 2007, Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo cho lĩnh vực dạy nghề của Thành phố Hà Nội ghi kế hoạch: 5.200 triệu đồng.

- Các thiết bị đầu tư thuộc các nghề xã hội có nhu cầu đào tạo lớn, thiết bị phục vụ ngành công nghiệp kỹ thuật cao. Ví dụ: Nghề Hàn, Tiện được trang bị máy móc, thiết bị thuộc nhóm công nghệ cao, đáp ứng đòi hỏi của doanh nghiệp; nhóm nghề Công nghệ thông tin: trang bị hệ thống máy, xây dựng mạng đào tạo, sử dụng các chương trình hiện đại,…; nghề Lái xe, Điện lạnh, Nấu ăn, Thiết kế thời trang,…

- Các trường chủ động đề xuất nghề mới theo nhu cầu của xã hội “Đồ hoạ vi tính”, “Sửa chữa, lắp ráp máy vi tính” trong nhóm Công nghệ Thông tin, “Kỹ thuật truyền dẫn và đường thuê bao” trong nhóm Điện tử - Viễn thông;

- Việc tăng cường năng lực đào tạo nghề cho các trường thông qua Chương trình đã từng bước “thu hẹp” khoảng cách chênh lệch giữa đào tạo và thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian tiếp cận máy móc tại xưởng sản xuất cho học sinh sau khi tốt nghiệp và tiết kiệm chi phí đào tạo cho doanh nghiệp khi tiếp nhận người lao động (kinh nghiệm của Trường Đào tạo CNKT cơ khí I, Trung học Công nghiệp Hà Nội, Trung học Điện tử - Điện lạnh Hà Nội). Quan hệ "trường - ngành" đã được tăng cường do đó việc chủ động đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp đã ngày càng phổ biến.

Tại các nghề được đầu tư trang thiết bị trong Chương trình, đã có số học sinh đăng ký học nhiều hơn trước. Ví dụ năm 2006, các nghề về Cơ khí thu hút 1.274 học sinh, tăng 196,4% so với năm 2001, nghề Vận hành sửa chữa thiết bị điện lạnh thực tuyển 140 học sinh, tăng 194,4%; nghề Kỹ thuật nấu ăn đã tuyển 1.498 học sinh, tăng 123,8%. Và đặc biệt có thêm các nghề mới như: Sửa chữa lắp ráp máy vi tính đã tuyển sinh đào tạo được 461 học sinh; nghề Kỹ thuật truyền dẫn và đường thuê bao thực tuyển 230 học sinh.

Nhìn chung, khi được đầu tư trang thiết bị, các trường đã khai thác hiệu quả máy móc, thiết bị, dụng cụ học tập, góp phần thúc đẩy việc tuyển sinh và đào tạo của khoa, trường.

Tuy nhiên, một số nội dung chưa thực hiện được trong chương trình mục tiêu về dạy nghề là bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên dạy nghề, xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình một số nghề, đặc biệt là những nghề mới, đối tượng học nghề mới (như: dạy nghề cho người tàn tật, lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ). [14]

* Tình hình tài chính dạy nghề đối với các CSDN trực thuộc địa phương quản lý:

- Ước tính nguồn lực chi cho đào tạo nghề trên địa bàn năm 2006 là 410.000 triệu đồng, theo cơ cấu 48% ngân sách, 46% đóng góp của người học và 6% từ các nguồn khác.

- Riêng các trường THCN và dạy nghề trực thuộc Sở, nguồn lực đầu tư năm 2007 được phân chia như sau:

Tổng số: 53.972 triệu đồng, chia ra:

* Ngân sách nhà nước 51.144 triệu đồng

+ Chương trình mục tiêu: 5.200 triệu đồng

+ Chi thường xuyên: 17.944 triệu đồng

+ Đầu tư xây dựng cơ bản: 28.000 triệu đồng

* Ngoài ngân sách (chủ yếu là học phí): 2.828 triệu đồng

- Kinh phí chi thường xuyên chủ yếu được sử dụng để chi lương, thưởng, thêm giờ, bảo hiểm xã hội,... cho giáo viên (37%), chi nguyên nhiên, vật liệu phục vụ thực hành (24%), chi QLHC (10%), chi học bổng cho học sinh (5%), chi sửa chữa cơ sở vật chất (5%), chi mua sắm trang thiết bị (5%),... chi bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên chiếm 2%.

* Tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất:

- Thực hiện chủ trương đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại công văn số 2062/UB-KH&ĐT ngày 23/5/2005 của UBND Thành phố Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội đã

chủ trì xây dựng “Đề án đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn Thành phố Hà Nội - giai đoạn 2005 - 2010” (Thực hiện thí điểm tại Đông Anh, Thanh Trì và Từ Liêm năm 2005) bằng nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia. Mục tiêu đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn Hà Nội từ nay đến 2010 là 18.000 người, trong đó tập trung ưu tiên cho những khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất lớn, dự kiến cần tổ chức 600 lớp với các hình thức khác nhau (đào tạo lưu động, đào tạo tại các làng nghề, đào tạo tại các TTDN huyện,…).

2.4.2. Kết quả đạt được trong lĩnh vực QLNN về dạy nghề giai đoạn 2001 - 2006

Thời gian qua công tác QLNN về đào tạo nghề từng bước được tăng cường.

2.4.2.1. Trình UBND thành phố các văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề của Bộ LĐ-TB&XH và ban hành các văn bản của địa phương

UBND Thành phố giao cho Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai từ năm 2007 đến 2010. Để thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIV, đạt tỷ lệ 60-65% lao động qua đào tạo, Sở LĐ-TB&XH đã triển khai một số công việc như sau:

Sở đã xây dựng Kế hoạch số 898/SLĐTBXH-QLĐTN ngày 30/8/2006 trình UBND Thành phố kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 2006-2010 với mục tiêu từ nay đến năm 2010 mỗi năm tăng 2% lao động qua đào tạo để đến năm 2010 lao động qua đào tạo đạt 60-65% (trong đó đào tạo nghề 30%, đào tạo nghề dài hạn chiếm 40% tổng số, với số lượt người qua đào tạo nghề 5 năm khoảng 386.000 lượt người (cao đẳng nghề khoảng 30.800 lượt người, trung cấp nghề 132.500 lượt người và sơ cấp nghề 222.700 lượt người) bình quân mỗi năm đào tạo trên 77.000 lượt người.

Sở đã xây dựng kế hoạch đào tạo nghề năm 2007 (công văn số 851/SLĐTBXH-QLđào tạo nghề ngày 15/8/2006 xác định kế hoạch đào tạo

nghề năm 2007 là 75.500 lượt người (cao đẳng nghề 5.500, dài hạn 26.000 người, ngắn hạn 44.000 người, đạt tỷ lệ 23% lao động qua đào tạo nghề.

2.4.2.2. Thực hiện chế độ báo cáo với UBND thành phố và Bộ LĐ-TB&XH

Sở luôn có các văn bản báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan quản lý cấp trên (Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục dạy nghề, HĐND, UBND Thành phố) về công tác QLNN về đào tạo nghề.

Thực hiện công văn số 3901/UB-KT ngày 7/9/2005 của UBND Thành phố Hà Nội về việc Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện xã hội hoá của Thành phố, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội xin báo cáo tình hình thực hiện công tác xã hội hoá trong lĩnh vực đào tạo nghề trên địa bàn Thành phố

2.4.2.3. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề

Hàng năm, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội có văn bản hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm năm học tới các CSDN. Thực hiện công tác thành lập mới, cấp

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)