9. Cấu trúc luận văn
3.2.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề; giả
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về dạy nghề
Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan QLNN, là phương thức đảm bảo pháp chế, tăng cường kỷ luật trong QLNN, thực hiện quyền dân chủ XHCN. [19, tr 265].
- Tăng cường công tác QLNN đối với đào tạo nghề thông qua việc hướng dẫn, thanh kiểm tra các hoạt động đào tạo nghề, trên cơ sở hệ thống tiêu thức kiểm tra, đánh giá toàn diện CSDN (đầu tư xây dựng, nâng cấp nhà xưởng; trang thiết bị; trình độ giáo viên; trình độ quản lý; đổi mới chương trình, giáo trình, cấp bằng, chứng chỉ nghề...).
- Phối hợp với Thanh tra Sở để tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo nghề trên địa bàn Thành phố:
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên môn đối với các trường trên địa bàn Thành phố (từ 5 đến 10 đơn vị/học kỳ) nhằm đảm bảo chất lượng của dạy và học, đảm bảo nghiêm túc thực hiện chương trình đào tạo,... Tổ chức kiểm tra khoảng 20 CSDN theo định kỳ hoặc đột xuất và theo yêu cầu của Tổng cục Dạy nghề.
đảm bảo hoạt động đào tạo nghề được thực hiện đúng quy định, tôn trọng quyền lợi của người học.
- Chỉ đạo và tổ chức kiểm tra giám sát các công việc của nhà trường thực hiện liên quan đến thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm học.
- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ cơ quan, nhà trường và thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra dạy nghề. Kiểm tra là một chức năng của quản lí và kiểm tra nội bộ là một công cụ để kiểm chứng mức độ thực hiện các nhiệm vụ được giao và phát hiện kịp thời những vấn đề tồn tại để giải quyết và điều chỉnh. Nếu công tác kiểm tra nội bộ làm không tốt, không khoa học thì việc quản lý kém từ nội bộ kém ra.
3.3. Thăm dò ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
Trong phần trên, luận văn đã đề ra các giải pháp nhằm tăng cường QLNN về dạy nghề trên địa bàn Hà Nội. Các giải pháp này có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động, hỗ trợ nhau để ổn định và có tính định hướng lâu dài. Do đó, để có thể thực hiện tốt công tác QLNN về dạy nghề cần phải tiến hành đồng bộ cả 11 giải pháp trên. Để khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến đánh giá và nhận định của những người làm công tác QLNN về dạy nghề, những người công tác trong ngành dạy nghề Thủ đô và một số chuyên gia trong lĩnh vực QLGD. Tổng số phiếu phát ra là 150 phiếu và số phiếu thu về là 150 phiếu. Kết quả thăm dò ý kiến như sau:
Bảng 3.1: Tính cần thiết và khả thi của các giải pháp
TT Các giải pháp Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%) Cần thiết Không cần thiết Không có ý kiến Khả thi Không khả thi Không có ý kiến 1 Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát
triển dạy nghề 2 Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề 96,6 1,3 2 96,6 1,3 2 3 Qui định mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề; danh mục nghề đào tạo ở các cấp trình độ; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị; qui chế tuyển sinh và cấp bằng, chứng chỉ nghề 98,6 1,3 98,6 1,3 4 Tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề 99,3 0,6 99,3 0,6 5 Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động dạy nghề 98,6 0,6 0,6 98,6 1,3 6 Tổ chức bộ máy quản lí dạy nghề 98 2 98 2 7 Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí dạy nghề 100 100 8 Huy động, quản lí và sử dụng các nguồn lực để phát triển dạy nghề 99,3 0,6 99,3 0,6 9 Tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về dạy nghề 96 0,6 3,3 96 4 10 Tổ chức, quản lí 96,6 3,3 96,6 3,3
công tác hợp tác quốc tế về dạy nghề
11
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về dạy nghề
100 99,3 0,6
Nhận xét chung:
Qua bảng trên ta thấy việc tăng cường quản lý QLNN về dạy nghề ở Hà Nội là rất cần thiết với 11 giải pháp nêu trên đều được đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi cao. Trong đó mỗi giải pháp được thể hiện bằng kết quả điều tra cụ thể như sau:
Giải pháp thứ 1: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển dạy nghề
- Về mức độ cần thiết: 99,3% cho là cần thiết; 0,6% không có ý kiến - Về tính khả thi: 99,3% cho là khả thi; 0,6% không có ý kiến
Giải pháp thứ 2: Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề
- Về mức độ cần thiết: 96,6% cho là cần thiết; 1,3% cho là không cần thiết; 2% không có ý kiến
- Về tính khả thi: 96,6% cho là khả thi; 1,3% cho là không khả thi; 2% không có ý kiến
Giải pháp thứ 3: Qui định mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề; danh mục nghề đào tạo ở các cấp trình độ; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị; qui chế tuyển sinh và cấp bằng, chứng chỉ nghề
- Về tính khả thi: 98,6% cho là khả thi; 1,3% không có ý kiến
Giải pháp thứ tư: Tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề - Về mức độ cần thiết: 99,3% cho là cần thiết; 0,6% không có ý kiến - Về tính khả thi: 99,3% cho là khả thi; 0,6% không có ý kiến
Giải pháp thứ năm: Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động dạy nghề
- Về mức độ cần thiết: 98,6% cho là cần thiết; 0,6% cho là không cần thiết; 0,6% không có ý kiến
- Về tính khả thi: 98,6% cho là khả thi; 1,3% không có ý kiến
Giải pháp thứ sáu: Tổ chức bộ máy quản lí dạy nghề
- Về mức độ cần thiết: 98% cho là cần thiết; 2% không có ý kiến - Về tính khả thi: 98% cho là khả thi; 2% không có ý kiến
Giải pháp thứ bảy: Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí dạy nghề
- Về mức độ cần thiết: 100% cho là cần thiết - Về tính khả thi: 100% cho là khả thi
Giải pháp thứ tám: Huy động, quản lí và sử dụng các nguồn lực để phát triển dạy nghề
- Về mức độ cần thiết: 99,3% cho là cần thiết; 0,6% không có ý kiến - Về tính khả thi: 99,3% cho là khả thi; 0,6% không có ý kiến
Giải pháp thứ chín: Tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về dạy nghề
- Về mức độ cần thiết: 96% cho là cần thiết; 0,6% cho là không cần thiết; 3,3% không có ý kiến
- Về tính khả thi: 96% cho là khả thi; 4% không có ý kiến
Giải pháp thứ mười: Tổ chức, quản lí công tác hợp tác quốc tế về dạy nghề
- Về tính khả thi: 96,6% cho là khả thi; 3,3% không có ý kiến
Giải pháp thứ mười một: Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về dạy nghề
- Về mức độ cần thiết: 100% cho là cần thiết
- Về tính khả thi: 99,3% cho là khả thi; 0,6% không có ý kiến
Qua kết quả tổng hợp, đại đa số người được hỏi ý kiến đều xác định các giải pháp nhằm tăng cường QLNN về dạy nghề trên địa bàn Hà Nội là cần thiết và khả thi.
Ngoài ra, còn có một số ý kiến cho rằng cần đẩy mạnh hơn việc kiểm tra các CSDN trong công tác đào tạo và cấp phát văn bằng chứng chỉ nghề cho học viên. Vì có kiểm tra mới nắm bắt được mặt mạnh, yếu và những sai phạm của các đơn vị. Có như vậy mới đảm bảo tăng cường vai trò của cơ quan QLNN về dạy nghề.
Có một số ý kiến cho rằng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN mới là quan trọng vì đây là yếu tố nhân lực. Con người là nhân tố quyết định tất cả mọi việc và là nhân tố chủ động, tích cực nhất để giúp cho việc quản lý được thực hiện trôi chảy. Nếu như các yếu tố về tài chính, cơ sở vật chất được đảm bảo mà không có con người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chỉ đạo thực hiện thì công tác quản lý cũng không thể thực hiện được.
kết luận và khuyến nghị