Những thành tựu về dạy nghề ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 48)

9. Cấu trúc luận văn

2.3. Những thành tựu về dạy nghề ở Việt Nam

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng về định hướng phát triển dạy nghề và Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, từ năm 2001 đến nay dạy nghề đã được phục hồi sau một thời gian dài bị suy giảm, từng bước được đổi mới và phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Dưới đây là một số kết quả đã đạt được:

Trong thời gian vừa qua, Bộ LĐ-TB&XH đã chủ động phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương và các CSDN chủ động đẩy mạnh hoạt động dạy nghề. Sự nghiệp dạy nghề đã từng bước được phục hồi, ổn định và phát triển. Đã xây dựng chiến lược đào tạo nghề, quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề, kế hoạch đào tạo nghề; hình thành bộ máy quản lý dạy nghề từ trung ương đến địa phương và CSDN; chỉ đạo kịp thời các hoạt động dạy nghề, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để quản lý và điều phối hoạt động dạy nghề, huy động thêm các nguồn lực xã hội và mở rộng quan hệ quốc tế trong lĩnh vực dạy nghề... Kết quả đạt được là to lớn, đã góp phần tăng quy mô và từng bước cải thiện chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành kinh tế, địa phương và nhu cầu tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm cho người lao động. [39, tr 13]

Dạy nghề đã trở thành yêu cầu to lớn của người lao động và người sử dụng lao động. Đào tạo nghề gắn bó hữu cơ với việc làm, với khả năng tự tạo việc làm.

Hệ thống dạy nghề đã bắt đầu được đổi mới, chuyển từ hệ thống dạy nghề trình độ thấp với hai cấp trình độ đào tạo sang hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ đào tạo: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề; coi trọng dạy nghề trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Chất lượng đào tạo nghề đã được cải thiện nhờ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề được đầu tư, nâng cấp bổ sung; các bộ chương trình, giáo trình dạy nghề cho cả ngắn hạn và dài hạn đã và đang được xây dựng; trong đó có 20 bộ chương trình dạy nghề theo môđun dùng cho dạy nghề ngắn hạn đã được ban hành. [39, tr 13]

Về đội ngũ giáo viên dạy nghề: Đội ngũ giáo viên dạy nghề tăng về số lượng, hàng nghìn giáo viên đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới, tập huấn nâng cao kiến thức và đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên dạy nghề. Việc ban hành quy định chuẩn giáo viên dạy nghề đã thúc đẩy các CSDN quan tâm triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch chuẩn hoá đội ngũ giáo viên dạy nghề. Việc tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp ngành, cấp tỉnh và cả nước đã tạo nên một khí thế mới, đem lại hiệu quả thiết thực nhằm từng bước nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề. Đội ngũ giáo viên dạy nghề được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, nhất là đổi mới phương pháp dạy và học nghề. [39, tr 13]

Xã hội hoá nguồn đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật để chuẩn hoá trường, lớp nghề; quy định diện tích xây dựng, diện tích phòng học, nhà xưởng, ký túc xá và suất đầu tư cho một chỗ học; từng bước chuẩn hoá và HĐH trang thiết bị dạy nghề, trước hết cho trường chất lượng cao của các Bộ, ngành, vùng, tỉnh, thành phố. Cùng với nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương đầu tư cho đào tạo nghề, các tỉnh - thành phố, các bộ ngành tổ chức đoàn thể, các tổng công ty, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các làng nghề, hội nghề và hộ gia đình, cá nhân đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho dạy nghề, truyền nghề, kèm nghề...Một số dự án hợp tác quốc tế về dạy nghề cũng được nhà nước đầu tư và đang được triển khai. [39, tr 13]

Mạng lưới các CSDN được phát triển theo quy hoạch rộng khắp trên toàn quốc, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo. Trong 6 năm qua, số

trường dạy nghề tăng từ 156 trường (năm 2001) lên 262 trường (năm 2006), số trung tâm dạy nghề tăng từ 150 trung tâm (năm 2001) lên 599 trung tâm (năm 2006) và đã phát triển được hơn một ngàn CSDN khác trên phạm vi toàn quốc. Đã xoá được tình trạng trắng trường dạy nghề ở các tỉnh, từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối giữa nhu cầu và năng lực đào tạo, về phân bố CSDN giữa các vùng, các ngành; số lượng CSDN tư thục tăng nhanh, đã có một số CSDN có vốn đầu tư nước ngoài.

Quy mô đào tạo nghề tăng nhanh, giai đoạn 2001 - 2006 dạy nghề cho 6,6 triệu người (tăng bình quân hàng năm 6,5%), trong đó dạy nghề dài hạn đạt 1,14 triệu người (tăng bình quân 15%/năm), năm 2006 là 260 ngàn người, tăng 2 lần so với năm 2001; dạy nghề ngắn hạn đạt 5,46 triệu người (tăng bình quân gần 6%/năm), năm 2006 là 1,08 triệu người, tăng gần 1,7 lần so với năm 2001). Quy mô dạy nghề trong những năm qua tăng nhanh đã nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 13,4% năm 2001 lên khoảng 20% năm 2006, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.

Cơ cấu ngành nghề trong đào tạo nghề đã từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Các CSDN đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu. Cùng với việc đào tạo các nghề phục vụ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất các CSDN đã tổ chức đào tạo các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động.

Các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề đã được cải thiện: bước đầu một số chương trình dạy nghề đã được đổi mới về nội dung cho phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất; cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề của khoảng 50% số CSDN đã được trang bị bổ sung, nâng cấp. Chất lượng và hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực. Hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%; trong đó loại khá giỏi chiếm 29%; khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và

một số CSDN tỷ lệ này đạt trên 90%. Theo đánh giá của người sử dụng lao động về kỹ năng nghề của lao động qua đào tạo nghề: 30,4% đạt loại khá và giỏi, 58,7% trung bình; về ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp: 51% đạt loại tốt, 34% loại trung bình. Tại các Hội thi tay nghề ASEAN, đoàn Việt Nam đều đạt được thứ hạng cao, năm 2001 (lần đầu tiên tham gia) xếp thứ tư, năm 2002 xếp thứ hai, năm 2004 và 2006 xếp thứ nhất toàn đoàn trong 8 nước dự thi.

Công bằng xã hội trong dạy nghề đã được cải thiện. Việc mở rộng mạng lưới CSDN và việc Nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ dạy nghề đối với người dân tộc thiểu số, người nghèo, người tàn tật, lao động nông thôn v.v. đã tạo cơ hội cho nhiều người được học nghề.

Nhìn chung, dạy nghề đã từng bước đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất của thị trường lao động (lao động Việt Nam đã đảm nhiệm được hầu hết những vị trí quan trọng trong các ngành sản xuất, kể cả các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, công nghệ phức tạp), góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. [4]

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)