Huy động, quản lí và sử dụng các nguồn lực để phát triển dạy nghề

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 101)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.8. Huy động, quản lí và sử dụng các nguồn lực để phát triển dạy nghề

- Thực hiện Đề án phát triển xã hội hoá dạy nghề đến năm 2010 theo Quyết định số 1000/2005/QĐ-BLĐTBXH ngày 07 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư thành lập CSDN tư thục, CSDN có vốn đầu tư của nước ngoài; mở rộng hình thức hợp đồng liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ giữa CSDN của Việt Nam với CSDN của nước ngoài.

- Tăng mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho dạy nghề để vào năm 2010 đạt tỷ lệ là 11% trong tổng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề; sử dụng có hiệu quả dự án “Tăng cường năng lực đào tạo nghề” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục - Đào tạo giai đoạn 2006-2010 với mức kinh phí khoảng 6.000 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương để hỗ trợ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho các CSDN, trong đó: tập trung đầu tư để hình thành 40 trường chất lượng cao, hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các trung tâm dạy nghề cấp huyện; hỗ trợ đào tạo, bỗi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề và chương trình dạy nghề; hỗ trợ dạy nghề cho nông dân, người tàn tật, đồng bào dân tộc thiểu số.

- Thí điểm và từng bước mở rộng mô hình đào tạo theo cơ chế chia sẻ kinh phí đào tạo giữa nhà nước và doanh nghiệp (mô hình đào tạo kép).

- Tranh thủ nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ; vốn vay với lãi suất ưu đãi của các nước và các ngân hàng quốc tế để đầu tư cho dạy nghề. [3]

- Đa dạng và tăng cường nguồn lực đầu tư, đổi mới chính sách, cơ chế tài chính về dạy nghề:

+ Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho dạy nghề từ các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, từ nhà nước (trung ương, địa phương), doanh

nghiệp, người học và từ cộng đồng. Tăng tỷ trọng đầu tư từ xã hội cho dạy nghề, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Cơ cấu nguồn kinh phí đầu tư cho dạy nghề đến năm 2010 là: 58% nguồn ngân sách nhà nước, 7% nguồn vốn nước ngoài và 35% nguồn xã hội hoá; đến năm 2015 tỷ lệ tương ứng là 55%, 5% và 40%; đến năm 2020 tỷ lệ tương ứng là 50%, 5% và 45%.

+ Nhà nước tăng chi ngân sách cho dạy nghề để đạt tỷ lệ 11% trong tổng ngân sách chi cho giáo dục - đào tạo vào năm 2010, 13% vào năm 2015 và khoảng 15% vào năm 2020.

+ Xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề (bao gồm cả xây dựng cơ bản) để tập trung đầu tư cho các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề trọng điểm góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình CNH - HĐH đất nước, hỗ trợ đầu tư cho các trường trung cấp nghề của các tỉnh khó khăn, đồng thời hỗ trợ đầu tư cho các trung tâm dạy nghề cấp huyện để đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người dân tộc và mọi người lao động góp phần giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo.

+ Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề và bảo đảm quyền sở hữu theo pháp luật và các quyền lợi của nhà đầu tư.

+ Các CSDN chủ động thực hiện đa dạng hoá nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thu từ các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo. [4]

- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ. Mở rộng sản xuất gắn với việc thực tập của học sinh trong các CSDN nhằm nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh và tạo nguồn thu để bổ sung kinh phí đào tạo. Đến năm 2020 nguồn thu từ sản xuất dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới đạt khoảng 25% trong tổng số thu của CSDN; 100% số

trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động dạy nghề, phục vụ xã hội.

+ Nhà nước tăng cường đầu tư máy móc thiết bị giá trị lớn, đào tạo nghề công nghệ cao, kỹ thuật cao. Nhà nước sẽ tập trung đầu tư xây dựng những trường đào tạo CNKT cao đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cho các ngành kinh tế mũi nhọn, công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao, có máy móc thiết bị hiện đại mà các thành phần khác không có khả năng đầu tư.

+ Thu hút sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nghề; mở rộng xã hội hoá các loại hình đào tạo và tập trung huy động đóng góp của người dân vào những nghề đầu tư gọn nhẹ và máy móc phổ biến trên thị trường (ví dụ: Tin học cơ bản, Điện dân dụng, Hàn cơ bản,…).

- Ước tính nguồn lực chi cho đào tạo nghề trên địa bàn 2006 - 2010 là 3.500.000 triệu đồng, trong đó nguồn ngoài ngân sách chiếm khoảng 53%. Riêng đối với các trường dạy nghề trực thuộc Sở, nguồn lực đầu tư năm 2006 - 2010:

Tổng số: 1.520.017 triệu đồng,

Chia ra:

* Ngân sách nhà nước: 1.465.504 triệu đồng + Chương trình mục tiêu: 46.500 triệu đồng

+ Chi thường xuyên: 503.704 triệu đồng

+ Đầu tư xây dựng cơ bản: 915.300 triệu đồng * Ngoài ngân sách (chủ yếu là học phí): 54.513 triệu đồng [15] - Thành lập quỹ đào tạo nghề nhằm thu hút kinh phí của các thành phần kinh tế trong xã hội để tạo cơ hội học nghề, lập nghiệp cho người dân lao động. Trước mắt quỹ đào tạo nghề được thí điểm phục vụ lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nguồn kinh phí đóng góp quỹ đào tạo nghề để hỗ trợ đào tạo nghề vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất bao gồm:

+ Nguồn kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề trong kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng (cần điều chỉnh mức 25.000 đồng/m2 hiện nay cho phù hợp với thực tế)

+ Đóng góp của các chủ dự án sử dụng đất + Đóng góp của người lao động

+ Các nguồn hợp pháp khác

Cơ chế vận hành, quản lý và sử dụng quỹ: do Sở Tài chính phối hợp với Sở LĐ-TB&XH, Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố đề xuất.

Phương thức: sử dụng hình thức thẻ ưu đãi học nghề cấp cho người lao động, có thể tự lựa chọn ngành nghề, CSDN và tổ chức thanh quyết toán kinh phí cho CSDN theo giá trị ưu đãi ghi trên thẻ.

- Bên cạnh đó, thành lập quỹ hỗ trợ đào tạo nghề để thu hút sự đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với công tác đào tạo nghề. Thành phố cho phép lập Quỹ này trên cơ sở có sự đóng góp của các doanh nghiệp nhận lao động kỹ thuật cùng với sự đầu tư của ngân sách để đào tạo và đào tạo lại nghề cho người lao động, đồng thời có quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với công tác đào tạo nghề: Doanh nghiệp phải đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động bằng cách tự tổ chức hoặc hợp đồng đào tạo kỹ năng nghề, và có trách nhiệm phối hợp thiết kế chương trình đào tạo nghề, đóng góp kinh phí đối với quỹ hỗ trợ đào tạo nghề của Nhà nước và Thành phố; và ngược lại doanh nghiệp được thu kinh phí của CSDN theo hợp đồng đưa học sinh vào thực tập.

- Thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động nghèo, vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất (đào tạo nghề ngắn hạn cho 18.000 lượt người ở 05 huyện ngoại thành Hà Nội).

Chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất tiếp tục được triển khai nhằm tăng cơ hội học nghề cho người lao động, đặc biệt trong giai đoạn 2006-2010. Dự kiến đến năm 2010,

cần triển khai tổ chức hơn 400 - 450 lớp. Trung bình mỗi năm đào tạo 2000 - 3000 người. Hàng năm ngân sách Thành phố cân đối bố trí kinh phí để đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất khoảng 4.500 đến 5.000 triệu đồng.

Phương thức tiến hành thực hiện đề án:

+ Tổ chức khảo sát và tổng hợp cụ thể nhu cầu học nghề, việc làm ở những vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vùng bị thu hồi đất. Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố, phòng LĐ-TB&XH quận huyện, các hội đoàn thể của quận, huyện phối hợp với bộ phận giải phóng mặt bằng quận huyện thực hiện định kỳ hàng năm.

+ Xây dựng kế hoạch năm, 5 năm về đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn, vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, trình UBND Thành phố phê duyệt và ghi kế hoạch nguồn vốn địa phương để thực hiện (Sở LĐ-TB&XH tổng hợp trên cơ sở đề xuất của các quận huyện trình Thành phố).

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)