Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dạy nghề ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 71)

9. Cấu trúc luận văn

2.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dạy nghề ở một số nước trên thế giới

giới

2.5.1. Hà Lan

Hà Lan đã thành công trong việc phân luồng ngay sau 8 năm của giáo dục tiểu học và GDNN của Hà Lan có chất lượng và sức hấp dẫn cao. Hệ thống GDNN của Hà Lan được thực hiện ở 3 bậc: sơ cấp, trung cấp và đại học. GDNN ở trình độ sơ cấp là một phần của giáo dục trung học được thực hiện trong 4 năm. ở trình độ trung cấp, GDNN đào tạo lao động kỹ thuật ở 4 trình độ khác nhau với thời gian đào tạo khác nhau. GDNN ở trình độ đại học đào tạo những kỹ sư và kỹ thuật viên có trình độ đại học. Từ năm 1996,

GDNN của Hà Lan được tiến hành theo Luật GDNN và giáo dục người lớn. Mục tiêu của Luật là tăng chất lượng giáo dục, tăng sự gắn kết với thị trường, đưa ra được một cấu trúc tiêu chuẩn chuyên môn rõ ràng. Luật là công cụ pháp lý cho việc cải thiện chất lượng. Là hệ thống bảo đảm chất lượng đào tạo nghề, là cơ sở lôi cuốn các doanh nghiệp tham gia vào việc xây dựng nội dung các chương trình nghề. Năm 1997, trên 100.000 người nhận bằng tốt nghiệp GDNN và cơ hội có được việc làm đối với họ là 95%. Hà Lan đã rất thành công cho việc phân luồng với 50% số người trong độ tuổi theo học GDNN.

2.5.2. Nhật Bản

Nhật Bản có khoảng 1.500 trường cao đẳng chuyên nghiệp. Khoảng 80% là trường tư hoàn toàn nằm ngoài hệ thống các trường công lập, về giáo dục chuyên nghiệp, Nhật Bản rất có kinh nghiệm đặc biệt là trong việc đào tạo nghề trên cơ sở xí nghiệp. Giáo dục chuyên nghiệp trong đào tạo chính quy ở Nhật Bản có mục đích làm cho người học nắm được kiến thức, kỹ năng thái độ cần thiết để thực hiện một loại việc làm cụ thể. Giáo dục chuyên nghiệp là đào tạo thực hành các nghề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, đó là công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, thương nghiệp. Giáo dục chuyên nghiệp gồm giáo dục chính quy và không chính quy và giáo dục trong các xí nghiệp. Giáo dục chuyên nghiệp trong khu vực chính quy do các trường nghề trung học và trong trường đào tạo nghề đặc biệt, còn trong khu vực không chính quy do các cơ sở đào tạo nghề riêng. Học sinh sau khi tốt nghiệp các khoá dạy nghề trong nhà trường còn được đào tạo trong các xí nghiệp trước khi làm việc để có được kỹ năng phù hợp với tình hình sản xuất của xí nghiệp. Các khoá học tại xí nghiệp này cung cấp cho học sinh những kiến thức chủ yếu để hiểu được cơ sở khoa học của kỹ thuật sản xuất và nắm được các kỹ năng cơ bản trong môi trường sản xuất hiện đại. Do đó tránh được sự lúng túng và căng thẳng khi vận dụng kỹ năng cơ bản học được ở nhà trường và kỹ năng

thực tế trong sản xuất. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trường dạy nghề theo học các khóa đào tạo đặc biệt tại xí nghiệp trước khi làm việc lên tới 63%. Trong khi đó tỉ lệ thất nghiệp chưa có việc làm dưới 3%. Các xí nghiệp là nguồn đào tạo nghề quan trọng cung cấp dạy nghề tại chỗ dưới sự giám sát của những người thợ có kinh nghiệm chứ không phải là các giáo viên. Học sinh tốt nghiệp các trường dạy nghề hoặc trường nghề trung học được tuyển và thực tập làm việc toàn thời gian tại xí nghiệp. Chứng chỉ nghề không được cấp khi kết thúc khoá đào tạo bởi vì các công ty khác không công nhận. bằng cách đó các công ty giữ được sự ổn định về lực lượng lao động trong các xí nghiệp thành viên. Văn bằng chứng chỉ nghề chỉ có giá trị thực hành trong các xí nghiệp liên quan, có tương đối ít giá trị trao đổi trong thị trường lao động và do đó giảm đi tính nămg động của lực lượng lao động giữa các công ty.

2.5.3. Hàn Quốc

Hàn Quốc đã đầu tư mở rộng trung học nghề khi đã đạt được phổ cập giáo dục tiểu học, mở rộng cao đẳng nghề khi tuyển sinh vào trung học đạt mức gần phổ cập. Hàn Quốc cũng khuyến khích các trung tâm đào tạo nghề tập trung vào đào tạo ngắn hạn cho ngững người đã học xong trung học bậc thấp. ở mức độ trung học, có sự khác nhau một chút giữa GDNN và giáo dục phổ thông là lĩnh vực sẽ cung cấp cho giáo dục nghề nhiều hơn. Các doanh nghiệp hỗ trợ tài chính và thiết bị cho các trường học và cho những người làm việc tuyển trong các cơ sở đào tạo khác. [42, tr 62]

2.5.4. Trung Quốc

Về cơ bản, cơ cấu hệ thống GDNN Trung Quốc có nhiều điểm giống hệ thống GDNN ở nước ta. Một số thành công của Trung Quốc đáng để chúng ta lưu tâm trong quá trình đổi mới GDNN hiện nay là:

- Tăng cường việc dạy nghề trong giáo dục THPT. Trung Quốc hiện nay có 50% học sinh trong bậc học này học trong nhánh nghề nghiệp trong khi đó hầu hết học sinh của ta học THPT.

- Đa dạng hóa giáo dục trung học. Nếu trước cải cách, GDNN của Trung Quốc chỉ có THCN và đào tạo CNKT thì hiện nay bậc học này còn có trung học nghề, trung học nông nghiệp ở nông thôn và trung học kĩ thuật ở các thành phố. Điều này tạo cho học sinh có cơ hội lựa chọn hướng đi tiếp tục theo khả năng. Việt Nam cũng đã có nhiều mô hình được đưa vào hệ thống như trung học nghề, trung học kĩ thuật nhưng đáng tiếc là chúng ta chưa quyết tâm duy trì và phát triển các loại hình trường này.

Một trong những thành công của Trung Quốc được thế giới đánh giá cao là mở rộng GD&ĐT nghề tư thục và dân lập, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào GDNN. Kinh nghiệm này của Trung Quốc cũng như của nhiều nước khác cho thấy cần tăng cường xã hội hóa trong GDNN. [43, tr 63]

2.5.5. Singapore

- Singapore có số dân khoảng 4 triệu người; lao động 2,1 triệu (chiếm 52,5%). Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp là 3,5% (dự kiến đến cuối năm 2004). [18, tr 26]

- Về chính sách phát triển nhân lực: Trong những năm qua, chính sách của Singapore hướng tập trung vào chương trình đào tạo các loại lao động kỹ thuật cao để có đội ngũ lao động có chất lượng tốt đáp ứng sự phát triển của thị trường lao động và tạo điều kiện để người lao động có thể tự tìm kiếm được việc làm. Chính phủ khuyến khích đầu tư nước ngoài vào những ngành công nghệ cao, sử dụng ít lao động. Chính phủ thành lập Cục phát triển lao động để giúp người lao động nhanh chóng tìm được việc làm thông qua việc nghiên cứu yêu cầu của thị trường lao động, phối hợp với các hiệp hội và chính quyền (Hội đồng phát triển cộng đồng) để tuyên truyền, tư vấn đào tạo lại tay nghề cho những người thất nghiệp do kỹ năng tay nghề thấp, lao động lớn tuổi có tay nghề mới để họ tìm được việc làm do sản xuất và công nghệ thay đổi.

- Về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: có hệ thống dạy nghề chất lượng, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao...

+ Mục tiêu của Singapore là phấn đấu thành 1 trung tâm giáo dục toàn cầu.

+ Chính phủ dành 6,5 tỷ đôla (4% GDP) chi cho giáo dục đào tạo. Riêng về đào tạo nghề hiện có 110.000 sinh viên đang theo học ở 11 viện giáo dục sau trung học (gồm các Trường Polytechnic và Học viện ITE ). Các Trường Polytechnic (cấp bằng Diplom) và Học viện ITE (cấp Chứng chỉ) đào tạo kỹ năng tay nghề giúp người lao động có việc làm ngay. Khoảng trên 90% sinh viên tốt nghiệp các trường này đều có việc làm sau khi học xong.

+ Ngành nghề đào tạo và chương trình đào tạo đa dạng theo nhiều cấp độ khác nhau theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp hoặc yêu cầu của thị trường lao động theo tiêu chuẩn quốc tế và chuẩn hoá.

+ Việc đào tạo lại kỹ năng tay nghề cho người lao động do các công ty tự làm.

+ Chính phủ thành lập Quỹ hỗ trợ kỹ năng: Các công ty đóng góp qua thuế. Mục đích để hỗ trợ đào tạo lại những lao động kỹ năng tay nghề thấp. Mỗi năm ngân sách cấp 50 triệu đôla Singapore, mỗi năm chi khoảng 50 triệu. Hiện nay Quỹ có 470 triệu đôla. Nhà nước dùng Quỹ này để hỗ trợ 1 phần nhỏ cho đào tạo nghề.

2.5.6. Thái Lan

Hệ thống dạy nghề Thái Lan luôn nhận được sự quan tâm trực tiếp của Nhà Vua với triết lý và sáng kiến độc đáo "Mỗi làng một nghề truyền thống"

Kế hoạch phát triển quốc gia lần thứ 8 (1997-2001) và lần thứ 9 (2002- 2006) của Thái Lan đã xác định rõ mục tiêu chiến lược là phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế năng động. Thực tế những năm trước đây, công tác đào tạo nghề của Thái Lan cũng chưa theo kịp sự phát triển của thị trường; đến năm 1999 Thái Lan xây dựng hệ thống hợp tác đào tạo nghề để giải quyết

và khắc phục tình trạng bất cập nói trên. Hệ thống hướng tới giải quyết tốt mối quan hệ giữa CSDN và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Hệ thống hợp tác đào tạo nghề Thái Lan có những đặc điểm sau:

- Về mục đích: Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, tác phong làm việc của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Hình thức đào tạo là kết hợp giữa CSDN và doanh nghiệp, tổ chức giảng dạy tại hai địa điểm là CSDN và doanh nghiệp.

- Tuyển sinh thực hiện theo ba hướng, một là người học đăng ký học tại CSDN, hai là doanh nghiệp tuyển người rồi gửi hoặc cử người đi học, ba là sự thống nhất của ba bên: CSDN, doanh nghiệp và người học.

- Tài chính cho đào tạo, doanh nghiệp đóng góp 1% quỹ lương để chi phí cho đào tạo.

- Khoá học thường hai năm, cuối năm thứ nhất tổ chức thi giữa kỳ và tổ chức thi tốt nghiệp thực hiện vào cuối năm thứ hai. Việc kiểm tra, thi và đánh giá được thực hiện bởi hội đồng kỹ thuật gồm CSDN và doanh nghiệp. Sau khi tốt nghiệp công nhân được nhận và làm việc tại doanh nghiệp. Sau nhiều năm triển khai thực hiện, mô hình phối hợp của Thái Lan ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng trong sự nghiệp CNH đất nước. [23]

2.5.7. Philippin

Philipine áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy nghề để người dân khu vực nông thôn, phụ nữ và đối tượng thiệt thòi có thể tiếp cận rộng rãi. [18, tr 26]

Philipin đã đưa ra 4 định hướng chiến lược cho hệ thống GDNN của họ là:

- Chuyển từ số lượng sang chất lượng;

- Chuyển từ sản phẩm đào tạo có kĩ năng sang sản phẩm đào tạo có giáo dục;

- Chuyển từ lĩnh vực công sang lĩnh vực định hướng tư nhân nhằm tạo ra một hệ thống GDNN phù hợp, hiệu quả, dễ tham gia, hợp tác, liên ứng và chất lượng cao.

Năm 2002, UNESCO và ILO đã đưa ra khuyến cáo về GDNN: GDNN nên bắt đầu với một nền tảng cơ sở rộng để tạo điều kiện thuận lợi cho liên thông dọc và liên thông ngang trong hệ thống giáo dục và giữa nhà trường với thế giới nghề nghiệp, như vậy góp phần loại trừ tất cả các hình thức phân biệt đối xử.

Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa hiện nay, IIEP cho rằng: Sự phân chia giữa giáo dục hàn lâm và GDNN ngày càng trở nên mờ nhạt hơn. Những người lao động mà chúng ta đang đào tạo cần được trang bị không chỉ kĩ năng có thể áp dụng ngay trực tiếp vào công việc, mà còn cần có một cơ sở kiến thức cho phép họ thích ứng khi phương pháp sản xuất và sản phẩm thay đổi. Những người tham gia vào GDNN hôm nay sẽ còn tham gia thị trường lao động đến năm 2050 và cần được chuẩn bị cho sự phát triển kiến thức và công nghệ mà hiện nay chúng ta không thể dự đoán được. Vì vậy, họ cần được đào tạo cho việc đào tạo lại. Họ cần những kiến thức không chỉ phù hợp cho hôm nay, mà còn phải bền vững trong ngày mai, nói tóm lại là những kiến thức phổ thông.

Như vậy GDNN nên được bắt đầu ngay sau giáo dục phổ cập, với sự đa dạng trong loại hình, liên thông với các cấp bậc học khác trong hệ thống giáo dục và tạo điều kiện cho mọi người có thể dễ dàng tham gia các khóa đào tạo. [44, tr 1]

Chương 3: Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa

bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)