Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 97)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí

trang web của Sở LĐ-TB&XH nhằm cung cấp các thông tin về dạy nghề trong nước, thông tin về dạy nghề của nước ngoài và liên kết với các trang web về thông tin thị trường lao động.

+ Thiết lập, triển khai hoạt động hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia: thực hiện quy định khung tiêu chuẩn và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia; các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề; tiêu chuẩn và điều kiện thành lập trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức đánh giá, công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm thực hiện quan điểm "Nhà nước là trung tâm quyền lực hành chính".

- Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước.

3.2.7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí dạy nghề dạy nghề

- Thực hiện Chỉ thị 40 - CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư, Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD giai đoạn 2005 - 2010.

- Thực hiện chế độ định kỳ bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

- Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề:

+ Xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, bảo đảm đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển dạy nghề.

+ Thực hiện tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức giáo viên dạy nghề; tiêu chuẩn hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, hiệu trưởng trường trung cấp nghề, giám đốc trung tâm dạy nghề; tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức quản lý dạy nghề mà Nhà nước ban hành.

+ Thực hiện đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên; tầm nhìn chiến lược, năng lực sáng tạo, tính chuyên nghiệp của cán bộ quản lý dạy nghề. Đào tạo giáo viên dạy nghề ở nước ngoài đối với những ngành nghề đào tạo mới, có công nghệ, kỹ thuật hiện đại.

+ Thực hiện đổi mới phương thức và đa dạng hoá đối tượng tuyển dụng giáo viên dạy nghề theo hướng khách quan, công bằng và có yếu tố cạnh tranh. Mở rộng việc tuyển chọn những người đã đạt chuẩn trình độ đào tạo về chuyên môn (tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học chuyên ngành, ưu tiên những người đã có kinh nghiệm thực tế trong sản xuất) và đào tạo nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy nghề để làm giáo viên dạy nghề.

+ áp dụng các chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy nghề theo hướng tiếp cận với yêu cầu thực tế của đổi mới dạy nghề và với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Thực hiện thường xuyên chế độ định kỳ bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề, tin học và ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề. Đa dạng hoá phương thức tổ chức bồi dưỡng theo hướng mềm dẻo và linh hoạt; tăng cường phương thức bồi dưỡng qua thực tế và bồi dưỡng từ xa.

+ Thực hiện chương trình chuẩn đào tạo, bồi dưỡng quản lý dạy nghề cho đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, hiệu

trưởng trường trung cấp nghề, giám đốc trung tâm dạy nghề trên cơ sở tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng chức danh nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề. Đổi mới tuyển chọn hiệu trưởng theo hình thức thi tuyển.

+ Có trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực và tổ chức thực hiện bồi dưỡng giáo viên đối với CSDN.

- Bố trí giáo viên dạy nghề trong các trường dạy nghề có cơ hội học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giảng dạy trong nước và nước ngoài.

- Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ giáo viên. Nâng tỷ lệ trung bình giáo viên trên số học sinh (đào tạo dài hạn) đạt tới 1/15 vào năm 2010; luân phiên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chu kỳ 5 năm/lần; nâng dần tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học tại các trường dạy nghề, đặc biệt là các trường dạy nghề trình độ cao. [50, tr 18]

- áp dụng chính sách thu hút đào tạo, sử dụng tài năng của Thành phố để tuyển bổ sung đội ngũ giáo viên giỏi cho các trường dạy nghề:

+ ưu tiên tuyển dụng học sinh tốt nghiệp đại học giỏi các ngành chuyên môn về các trường dạy nghề Hà Nội, ưu tiên giáo viên dạy nghề giỏi của các trường dạy nghề thuộc các tỉnh ngoài về các truờng, các CSDN thuộc Thành phố quản lý.

+ Đối với những học sinh giỏi, thực hiện chế độ đào tạo chuyển tiếp hệ cao đẳng, đại học để sau khi tốt nghiệp có thể bố trí làm giáo viên dạy nghề.

- Chủ động nắm bắt và lựa chọn cơ hội hợp tác đối tác với các trường đào tạo kỹ thuật, nghề nghiệp quốc tế nhằm tăng cường cơ hội giao lưu học tập nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cho giáo viên dạy nghề.

- Mở rộng kết quả thực hiện dự án "Đào tạo giáo viên hạt nhân gắn đào tạo với doanh nghiệp" do InWent (Đức) tài trợ, phát triển hệ thống học liệu các nghề: Điện tử, Công nghệ CNC, Hàn công nghệ cao,...bằng cách đưa tài

liệu lên trang web về đào tạo nghề, thông tin và kinh nghiệm phát triển chương trình sẽ được chia sẻ.

- Tổ chức để giáo viên dạy nghề được tham gia bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy, sử dụng phương tiện dạy học, bồi dưỡng kỹ năng tạo lập và khai thác quan hệ trường - ngành trong công tác đào tạo nghề.

- Quán triệt và nâng cao nhận thức cho toàn thể đội ngũ cán bộ đảng viên trong bộ máy dạy nghề của Sở nói riêng và của toàn ngành dạy nghề trong thành phố nói chung về các văn bản chỉ đạo đổi mới QLNN về dạy nghề. Trước hết cần tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo mới và yêu cầu mọi cán bộ xây dựng chương trình hành động để đưa nhận thức vào hành động trong thực tiễn. Một trong những nguyên nhân chính của việc “kém hiệu lực” là do năng lực cán bộ bất cập nhưng cũng còn có một nguyên nhân trực tiếp là cán bộ chỉ đạo “không thuộc bài” hoặc “không chịu thuộc bài”. Rất nhiều chủ trương sáng suốt và khá nhiều văn bản chỉ rõ đường lối nhưng không được cán bộ đưa vào cuộc sống. Việc thường xuyên “sát hạch” cán bộ là một biện pháp góp phần tăng cường QLNN.

- Tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cán bộ quản lí các phần việc được phân công; kiểm tra giám sát việc thực hiện các văn bản, các quy định đã có hiệu lực và thưởng phạt kịp thời, công minh. ở một số cán bộ quản lí có tính dựa dẫm, đùn đẩy và khó quy trách nhiệm cá nhân là một trong những nguyên nhân làm cho tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý giảm.

- Bồi dưỡng năng lực QLHCNN cho đội ngũ cán bộ cấp Sở, nâng cao tính khoa học của quá trình ra quyết định quản lý và thực hiện quy trình tổ chức thực hiện văn bản pháp quy theo đúng quy định của Nhà nước.

- Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức QLNN về dạy nghề cho cán bộ quản lý đào tạo nghề các cấp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả QLNN các CSDN trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 97)