9. Cấu trúc luận văn
3.2.9. Tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công
nghệ về dạy nghề
- Khuyến khích các CSDN nghiên cứu, sản xuất thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy nghề.
- Phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sản xuất trong các CSDN để gắn liền việc học với thực tập. [3]
- ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy nghề và quản lý dạy nghề: xây dựng các phần mềm phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và quản lý dạy nghề; xây dựng giáo án điện tử; hệ thống mạng thông tin về dạy nghề. Chỉ đạo các CSDN áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý đào tạo: thành lập các Website và đưa các thông tin về cơ sở, quá trình và kết quả đào tạo... lên mạng.
- Đẩy mạnh quá trình tin học hoá để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. Điều này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong chiến lược phát triển giai đoạn 2001 - 2010: “Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật thích hợp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, xây dựng hệ thống thông tin QLGD, khai thác nguồn thông tin quốc tế về giáo dục hỗ trợ việc đánh giá tình hình và ra quyết định’’.
Thực hiện kết nối đường truyền tốc độ cao cho tất cả các CSDN trong toàn Thành phố. Phòng Quản lý đào tạo nghề phải có trách nhiệm cập nhật tất cả các văn bản chỉ đạo, thông tin về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mình lên trang Web, đồng thời phải đảm bảo thời gian cho mỗi cán bộ chuyên viên ít nhất 60 phút/ngày truy nhập thông tin trên mạng và đề ra việc truy cập thông tin là tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức.
Cần xây dựng cơ chế quản lý và trách nhiệm cụ thể việc quản lý, cập nhật thông tin và bảo trì website.
Thực hiện việc nộp báo cáo, trình duyệt văn bản qua mạng. Bố trí kinh phí chi thường xuyên để viết các phần mềm quản lý, qua đó đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác QLNN về dạy nghề.
- Khuyến khích các trường ứng dụng tin học vào giảng dạy và thực hiện bài kiểm tra trên máy tính, sử dụng hệ thống phần mềm dạy học, phần mềm kiểm tra bài, ...
Để đào tạo nghề được cho nhiều người, đạt hiệu quả cao, hiện nay trên thế giới người ta đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong đào tạo nghề với các hình thức:
+ Đào tạo từ xa, qua mạng, với các trung tâm dạy nghề chuyên dạy qua mạng (còn gọi là trung tâm dạy nghề "ảo"). Việc thực tập ở xưởng máy cũng thực hiện qua mạng, chỉ phải trực tiếp đến xưởng "làm thực" một thời gian
quy định. Hình thức đào tạo nghề này tạo cho những người học chăm chỉ điều kiện để đạt chất lượng rất cao, kể cả đối với các nghề phức tạp.
+ Đào tạo bởi máy điện tử dạy học cho những người tự học nghề. + Đào tạo nghề bởi các trung tâm dạy nghề quốc tế qua mạng Internet. Việc này đối với nước ta còn rất mới mẻ, tuy nhiên nó rất hiệu quả, cần phải triệt để vận dụng các thành tựu này của nền giáo dục hiện đại. [30, tr 3]