Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 81)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,

chính sách phát triển dạy nghề

* Tổ chức thực hiện chiến lược

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao sức mạnh của nền kinh tế và lao động, con đường duy nhất là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về mọi mặt: sức khỏe, trình độ dân trí, tri thức, tay nghề, tác phong công nghiệp, tính kỷ luật, chấp hành luật pháp. Muốn vậy, cần tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, trong đó có đào tạo nghề. Đó là chiến lược nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của đất nước, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH. Chưa khi nào đất nước cần nhiều lao động có trí tuệ, tay nghề, cần nhiều nhân tài như hiện nay. Bởi vậy, ngay từ bây giờ cần phải tập trung vào đào tạo, tăng nhanh bộ phận lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, nhất là những nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế, chuyên gia kỹ thuật và đội ngũ công nhân bậc cao, có thể lực và phẩm chất tốt để đi ngay vào kinh tế tri thức; đồng thời phát triển và nhanh chóng phổ cập nghề cho số đông lao động phổ thông, nhất là ở nông thôn và cho thanh niên nhằm chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển ngành nghề, xoá đói giảm nghèo, tăng cường cơ hội và khả năng lựa chọn việc làm, tự tạo việc làm đảm bảo cuộc sống. [40, tr 8]

Trên cơ sở Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dưới sự chỉ đạo của UBND Thành phố, Sở LĐ- TB&XH Hà Nội thực hiện các kế hoạch phát triển đào tạo nghề phù hợp với mục tiêu phát triển giáo dục 2001 - 2010:

- Nâng cao chất lượng dạy nghề. Gắn đào tạo vói nhu cầu sử dụng, với việc làm.

- Chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo CNKT, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có trình độ cao

Với những nội dung cơ bản như:

- Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình dạy nghề

- Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp dạy nghề - Đổi mới quản lý dạy nghề

- Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống dạy nghề và phát triển mạng lưới trường lớp và các CSDN

- Tăng cường nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho dạy nghề - Đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dạy nghề * Quy hoạch

- Tổ chức triển khai, thực hiện phát triển mạng lưới các trường dạy nghề theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Rà soát, sắp xếp các CSDN hiện có, tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới CSDN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 theo phạm vi, trách nhiệm quản lí của Thành phố Hà Nội.

- Tăng cường hệ thống mạng lưới trường dạy nghề để thực hiện mục tiêu đề ra theo hướng:

+ Nâng cao năng lực của các trường hiện có, phối hợp và khuyến khích các đơn vị có đủ điều kiện tiến hành nâng cấp thành trường đào tạo có cấp độ cao hơn (Cao đẳng nghề, trung cấp nghề) phù hợp với quy định của Luật Dạy nghề.

+ Tiếp tục nâng cấp hệ thống trường dạy nghề để đào tạo trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Tiến hành thủ tục chuyển các trường dạy nghề thành trường trung cấp nghề; trường cao đẳng nghề.

- Tiếp tục quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề theo hướng xã hội hoá, khai thác các nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề theo hướng:

+ Nhà nước sẽ tập trung đầu tư xây dựng những trường cao đẳng nghề, đào tạo CNKT cao đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cho các ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ cao, có máy móc thiết bị hiện đại mà tư nhân không có khả năng đầu tư.

+ Thu hút sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nghề; Nghiên cứu chính sách phối hợp đầu tư, xây dựng, khai thác và quản lý trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề giữa các doanh nghiệp và trường dạy nghề hiện nay.

- Phát triển hệ thống CSDN theo hướng chuẩn hoá, HĐH, bao gồm CSDN công lập, ngoài công lập và CSDN thuộc các doanh nghiệp, chú trọng phát triển CSDN ở các vùng nông thôn. Khuyến khích CSDN ngoài công lập, tại các doanh nghiệp và CSDN có vốn đầu tư nước ngoài.

- Tập trung đầu tư xây dựng, HĐH một số trường dạy nghề để đến năm 2010 có 40 trường dạy nghề chất lượng cao.

- Xây dựng hệ thống các loại hình trung tâm dạy nghề quận, huyện. Các loại hình trung tâm này phải đa dạng về hình thức dạy nghề, kèm cặp, truyền nghề để phổ cập nghề tạo điều kiện cho mọi người lao động có nghề và việc làm. Phải rất chú ý tới cách truyền nghề truyền thống. Cần tổng kết và phổ biến kinh nghiệm, phát triển rộng khắp trong các làng nghề để phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH trong lĩnh vực nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010 tất cả các quận huyện đều có trung tâm dạy nghề, một số quận huyện có trường dạy nghề.

- Phân cấp triệt để và hợp lý nhằm phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các CSDN.

là khu đất tại xã Tây Mỗ (Từ Liêm - Hà Nội) và khu phía bắc sông Hồng, để xây dựng mới cơ sở đào tạo (phòng học, nhà xưởng,...) của các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề thuộc Địa phương quản lý, giãn các trường trung cấp nghề quá nhỏ bé hiện nay ở nội thành ra ngoại thành;

- Từ nay đến năm 2010 tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng 2 trường cao đẳng nghề kỹ thuật cao đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao và phục vụ cho xuất khẩu lao động. Đảm bảo đưa 2 trường vào hoạt động với quy mô Trường cao đẳng nghề kỹ thuật cao tuyển mới 1.500-1.700 học sinh/năm và Trường cao đẳng nghề Việt - Hàn Hà Nội với quy mô tuyển mới 1.500 học sinh/năm.

* Kế hoạch

- Tổ chức tốt kế hoạch dạy nghề, tạo điều kiện cho mọi người dân được học nghề, dạy nghề; thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, tôn vinh các nhân tài, nghệ nhân lao động giỏi và chuyên gia giỏi.

- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

- Thành phố tăng cường việc thông tin, dự báo sự phát triển của thị trường lao động, thông tin cung - cầu lao động và mạng lưới CSDN trên địa bàn để định hướng về thời gian đào tạo, cơ cấu đào tạo nghề phù hợp, phân bố hợp lý nhằm đáp ứng số lượng và chất lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cho các ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố và các địa phương lân cận;

- Tham gia xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ để phát triển dạy nghề, tạo động lực cho các CSDN, giáo viên dạy nghề và người học nghề.

- Thực hiện cải cách các thủ tục, quy trình thành lập và hoạt động của các CSDN theo hướng đơn giản, hợp lý.

- Tiếp tục đa dạng hoá các hình thức, nội dung và chương trình đào tạo nghề, tăng đào tạo nghề có địa chỉ và liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề với các

doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp;

- Hướng dẫn và khuyến khích các trường đầu tư tập trung nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thực hành tay nghề cho học sinh trong lĩnh vực đào tạo nghề;

- Hàng năm huy động các nguồn lực và ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện quy hoạch.

- Thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề; đến năm 2020, tất cả CSDN được kiểm định và công nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng.

- Chỉ đạo và hướng dẫn các CSDN trên địa bàn xây dựng và thực hiện tốt Kế hoạch năm học đồng thời tích cực bằng nhiều biện pháp các trường, các trung tâm, CSDN nâng cao số lượng, chất lượng đào tạo.

* Chính sách phát triển dạy nghề

- Phải có chính sách, cơ chế để khuyến khích phát triển dạy nghề;

- Xây dựng và phát triển mạng lưới CSDN theo hướng mở. Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành để thực hiện đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo nghề, liên thông giữa đào tạo nghề và các trình độ khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề đến năm 2020. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới CSDN, thực trạng đội ngũ lao động qua đào tạo nghề, dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề (về số lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo) phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 Thành phố, UBND Thành phố Hà Nội xây dựng, phê duyệt và thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới CSDN đến năm 2020. UBND thành phố khuyến khích và tạo điều

kiện (nhất là việc giao hoặc cho thuê đất) cho các tổ chức, cá nhân thành lập các CSDN tư thục trên địa bàn.

- Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành với nhiều cấp trình độ, trong đó ưu tiên đầu tư cho dạy nghề trình độ cao. Cần tiến hành nghiên cứu và thí điểm mô hình đào tạo nghề bốn ngăn: đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ tiến tiến, sản xuất thử, tổ chức sản xuất ra sản phẩm và đào tạo lao động có tay nghề cao.

- Phát huy nội lực, huy động mọi nguồn lực để phát triển mạng lưới CSDN và nâng cao năng lực đào tạo nghề cho người lao động của toàn hệ thống góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010. Cung cấp lực lượng lao động có chất lượng cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; góp phần giải quyết việc làm, tự tạo việc làm cho người lao động.

- Đổi mới cơ chế chính sách về kế hoạch, tài chính dạy nghề, từng bước thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng chỉ tiêu dạy nghề từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước.

- Khuyến khích phát triển CSDN tại doanh nghiệp, CSDN ngoài công lập và CSDN có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện xã hội hoá trong dạy nghề.

- Chú trọng dạy nghề cho khu vực nông nghiệp và nông thôn, trong đó ưu tiên các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, con em gia đình chính sách.

Mở rộng quy mô đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và nguyện vọng học tập suốt đời của người lao động, đồng thời với việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề để cung cấp lực lượng lao động có chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH của đất nước, gắn đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng và với việc làm.

+ Đa dạng hoá phương thức đào tạo, dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên. Đa dạng hoá địa điểm dạy nghề, dạy nghề tại trường, trung

tâm; dạy nghề tại nơi làm việc; kết hợp dạy nghề ở trường, trung tâm và thực tập tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Dạy nghề theo hợp đồng giữa CSDN và doanh nghiệp với nội dung chương trình dạy nghề theo yêu cầu của doanh nghiệp.

+ Đổi mới công tác tuyển sinh học nghề theo hướng các CSDN được tuyển sinh nhiều lần trong năm, tuỳ theo khả năng đào tạo của CSDN, thời gian của khoá học và nhu cầu của người học nghề, của doanh nghiệp.

+ Người học nghề được lựa chọn cách học nghề phù hợp với điều kiện cụ thể của mình: được học liên thông lên trình độ đào tạo nghề cao hơn; được học nghề theo cách tích luỹ mô-đun, môn học.

+ Đưa học sinh, sinh viên học nghề sang đào tạo những nghề kỹ thuật công nghệ cao ở nước ngoài.

- Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với CSDN:

+ Đổi mới cơ chế cấp ngân sách nhà nước cho dạy nghề theo hướng chuyển từ cấp ngân sách chi thường xuyên cho CSDN công lập sang cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu chỉ tiêu dạy nghề theo yêu cầu của Nhà nước; khuyến khích các CSDN thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đấu thầu. Ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư cho các CSDN công lập trọng điểm, hỗ trợ cho các CSDN thuộc tỉnh nghèo, vùng khó khăn, các nghề chi phí đào tạo cao khó xã hội hoá.

+ Ban hành cơ chế chính sách về dạy nghề tại doanh nghiệp và cơ chế chính sách về liên kết dạy nghề giữa CSDN với doanh nghiệp.

+ Thực hiện chính sách ưu đãi về sử dụng đất đối với các CSDN: Thành phố khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất phải dành quỹ đất cần thiết để giao quyền sử dụng hoặc cho các CSDN thuê với diện tích tương ứng với định mức tiêu chuẩn của từng loại CSDN; các CSDN được miễn thuế sử dụng đất, miễn giảm tiền thuê đất và hỗ trợ kinh phí để giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào CSDN.

+ Miễn giảm thuế đối với các CSDN: miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất định; miễn giảm thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho dạy nghề; miễn thuế đối với sản phẩm được tạo ra từ hoạt động dạy nghề.

+ Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách dạy nghề trong doanh nghiệp và liên kết dạy nghề giữa CSDN với doanh nghiệp.

- Đổi mới, hoàn thiện chế độ, chính sách đối với giáo viên dạy nghề: Xây dựng chính sách nhằm thu hút nghệ nhân, những người có kinh nghiệm và tay nghề cao trong sản xuất làm giáo viên dạy nghề, chính sách huy động thợ bậc cao trong các doanh nghiệp hướng dẫn thực hành cho học sinh học thực hành tại doanh nghiệp.

- Hoàn thiện chính sách, chế độ đối với người học nghề:

+ Thự hiện chính sách học phí, học bổng đối với học sinh, sinh viên học nghề. Thực hiện chính sách miễn giảm học phí và cấp học bổng đối với các đối tượng chính sách, người nghèo và với những học sinh, sinh viên học các nghề có điều kiện lao động nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, nghề khó tuyển sinh.

+ Thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo học tại các CSDN (được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam) để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.

- Khuyến khích các hoạt động dạy nghề ngoài công lập, bao gồm các chính sách đối với CSDN ngoài công lập, đối với người dạy và người học nghề trong các CSDN ngoài công lập. [16]

- Tăng cường mối quan hệ với doanh nghiệp: Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa trường và doanh nghiệp nhằm gắn chương trình đào tạo nghề với

việc làm cho người lao động.

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội về vai trò, vị trí của

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)