Quan điểm, phương hướng chính sách và mục tiêu của Nhà nước về

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 35)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Quan điểm, phương hướng chính sách và mục tiêu của Nhà nước về

dạy nghề

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra chủ trương phát triển dạy nghề giai đoạn 2006 - 2010 là:

“Phát triển mạnh hệ thống GDNN, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới CSDN, phát triển trung tâm dạy nghề quận huyện. Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề...; tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề, lập nghiệp. Tổ chức dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sản xuất phù hợp cho nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số...” “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục.” “Mở rộng quy mô dạy nghề, bảo đảm tốc độ tăng nhanh hơn đào tạo đại học, cao đẳng. Quy mô tuyển sinh dạy nghề dài hạn tăng 17%/năm.”

Thể chế hoá chủ trương của Đảng về phát triển dạy nghề, Quốc hội đã ban hành Luật Giáo dục - năm 2005, quy định dạy nghề có ba trình độ đào tạo

(sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề); Luật Dạy nghề - năm 2006, quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của CSDN; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề. Trong Luật Dạy nghề đã xác định chính sách đầu tư của Nhà nước về phát triển dạy nghề: “Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, HĐH thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề; tập trung xây dựng một số CSDN tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; chú trọng phát triển dạy nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện xã hội hoá”.[4]

1.2.2.1. Quan điểm về dạy nghề

Công tác dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố góp phần quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH - HĐH. Đây là vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội - thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Bởi vậy nhà nước cần quan tâm tới việc định hướng, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư nguồn lực và quản lý có hiệu quả công tác này.

Nhà nước thống nhất quản lý về quy hoạch, cơ cấu, chất lượng đào tạo, thông qua hệ thống tiêu chuẩn nghề, chương trình, giáo trình chuẩn, với từng cấp học, gắn với từng loại bằng, chứng chỉ nghề. Cùng với việc mở rộng quy mô, công tác dạy nghề cần phải lấy chất lượng là mục tiêu cơ bản, đặc biệt là khả năng thực hành nghề. Chất lượng đào tạo phải được kiểm định và do người sử dụng đánh giá, thông qua tỷ lệ số học sinh ra trường có việc làm đúng nghề. Bởi vậy trước mắt mặc dù sức ép về số lượng, quy mô đào tạo rất lớn, nhưng vẫn tập trung chủ yếu nguồn lực vào kiện toàn, củng cố các CSDN hiện có, việc mở thêm CSDN mới phải làm từng bước, trên cơ sở xây dựng quy hoạch tổng thể, kế hoạch hàng năm.

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề. Các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng, các trường công lập, ngoài công lập, cả quốc tế cần và có điều kiện tham gia vào sự nghiệp này. [10, tr 31]

Phát triển GD&ĐT, trong đó có đào tạo nghề là quốc sách hàng đầu. Phát triển đào tạo nghề là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH- HĐH, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, cần có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của đào tạo nghề và phải được thể hiện bằng các hoạt động cụ thể, toàn diện; bằng việc tăng cường đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phát triển đào tạo nghề; bằng việc thể chế hoá các chính sách về đào tạo nghề, đặc biệt là các chính sách đầu tư phát triển, chính sách thu hút, khuyến khích đối với người dạy, người học nghề.

Hệ thống đào tạo nghề phải được đổi mới một cách cơ bản và toàn diện để có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cho sự nghiệp CNH - HĐH và phổ cập nghề cho người lao động (đặc biệt là lao động nông nghiệp, nông thôn). Gắn đào tạo nghề với sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, với các chương trình phát triển kinh tế xã hội trong từng ngành, từng vùng và từng địa phương. Đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu của sản xuất, gắn với tạo việc làm, giảm thất nghiệp và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn.

Đào tạo nghề là sự nghiệp của toàn xã hội, do vậy toàn xã hội có trách nhiệm và tham gia vào quá trình phát triển đào tạo nghề. Đào tạo nghề đòi hỏi đầu tư và chi phí đào tạo lớn, vì vậy cùng với việc đẩy mạnh xã hội hoá, Nhà nước tăng cường đầu tư trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật, HĐH các CSDN đặc biệt là những CSDN cho những ngành nghề mũi nhọn, trọng yếu của nền kinh tế quốc dân, cho xuất khẩu lao động và chuyên gia, cho những vùng khó khăn. Khuyến khích các doanh nghiệp, mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển đào tạo nghề.

Mở rộng quy mô đào tạo nghề đi đôi với việc chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng chuẩn hoá các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nội dung chương trình và chuẩn các trình độ đào tạo.

Đào tạo nghề góp phần phân luồng học sinh sau THCS và PTTH và liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân. [50, tr 13]

Dạy nghề có vị trí quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực. Vì thế phải mở rộng quy mô dạy nghề, đồng thời đáp ứng nhu cầu thay đổi nghề để thích ứng với công nghệ mới và nhu cầu của thị trường lao động. Khâu đào tạo nghề cho thanh niên đang là một đòi hỏi rất cấp bách. Vì thế, cần phát triển nhiều hình thức dạy nghề, đồng thời hình thành một mạng lưới dạy nghề rộng khắp.

1.2.2.2. Phương hướng chính sách và mục tiêu của Nhà nước về dạy nghề

Hội thảo về Chiến lược phát triển đào tạo nghề do Ban khoa giáo trung ương và Bộ LĐ-TB&XH tổ chức là việc làm hết sức cần thiết, góp phần cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 đã được Đại hội IX của Đảng thông qua. [41, tr 1]

- Một số căn cứ để xây dựng chiến lược đào tạo nghề giai đoạn 2001 - 2010:

+ Khi nghiên cứu, xây dựng chiến lược trước hết cần phải quan tâm đến khái niệm, cấu trúc và sự vận hành của cấu trúc. Đào tạo nghề phải được hiểu rộng hơn và phải được coi là sự nghiệp của toàn xã hội. Đào tạo nghề không chỉ bó hẹp trong các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, các lớp dạy nghề mà còn được thực hiện rộng rãi trong sản xuất, trong cộng đồng, trong các xã, bản, làng, và là công việc của toàn xã hội. Chiến lược đào tạo nghề phải huy động cao nhất sức mạnh của toàn xã hội tham gia đào tạo nghề.

+ Chiến lược phát triển đào tạo nghề phải xuất phát từ chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là nguồn vốn quý nhất của đất nước và phải được phát huy không ngừng và không giới hạn. Vì vậy, phải có chính sách phát huy cao nhất trí tuệ, năng lực của người lao động, phải phấn đấu

cho sự toàn dụng lao động, người lao động có quyền được học tập và quyền được làm việc.

- Chiến lược phát triển đào tạo nghề được hoạch định trên cơ sở những căn cứ khoa học, có sự phối hợp của các cấp, các ngành, các địa phương sẽ có khả năng thực thi đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đề ra.

Vì vậy khi xây dựng chiến lược cần có sự tham gia, phối hợp giữa các ban của Đảng, cơ quan QLNN, các tổ chức quần chúng, các tổ chức xã hội, các nhà khoa học và những người làm công tác quản lý, chỉ đạo thực tiễn... [49, tr 10]

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 đã định hướng cho phát triển nguồn nhân lực Việt Nam với mục tiêu: "Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và CNKT lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế". [6, tr 10]

Với quan niệm đầy đủ về nguồn nhân lực, chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã đề cập khá đầy đủ các nội dung và mục tiêu cụ thể cho từng cấp bậc học. Những chỉ tiêu về giáo dục phổ thông, GDNN và giáo dục đại học trình bày trong bản chiến lược đã thể hiện rõ bước đi thích hợp từ nay tới năm 2010 và tiếp theo trong bối cảnh phát triển nền giáo dục Việt Nam.

Nội dung phát triển nguồn nhân lực đã bao hàm khá rõ trong mục tiêu phát triển các cấp, bậc học, trình độ và loại hình giáo dục sau đây "... Tăng cường chất lượng và hiệu quả, tiếp tục mở rộng quy mô các cấp, bậc học và trình độ đào tạo, phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền của nhân lực. Nâng tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ở các trình độ vào năm 2010 đạt 40%, trong đó từ cao đẳng trở lên 6%, THCN 8%, CNKT 26%, thực hiện phổ cập THCS trong cả nước. [49, tr 10]

Ngày 11/4/2002 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 48/QĐ-TTg phê duyệt "Quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề", đây là một quyết định rất quan trọng, khẳng định từ nay đến năm 2010 công tác dạy nghề được đặt trên "đường ray" nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH, từng bước nâng cao chất lượng dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, khắc phục những bất hợp lý về cơ cấu nhân lực; tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được trang bị những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực tiếp thu công nghệ mới để tự tạo việc làm, chủ động tìm kiếm cơ hội lập nghiệp. Quy hoạch mạng lưới dạy nghề dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng ngành, từng vùng kinh tế và từng địa phương; điều chỉnh hợp lý cơ cấu ngành nghề, trình độ vùng miền; mở rộng qui mô đào tạo trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả, kết hợp giữa dạy nghề và tạo việc làm; Đảm bảo tính kế thừa và phù hợp với khả năng đầu tư của Nhà nước, của toàn xã hội; đẩy mạnh xã hội hoá; khuyến khích phát triển các CSDN ngoài công lập, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài; mở rộng đào tạo CNKT, kĩ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ theo nhiều trình độ; liên thông giữa các ngành nghề, các trình độ đào tạo nghề và với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong quy hoạch này, Chính phủ đã cho phép hình thành hệ thống đào tạo kĩ thuật thực hành thực hiện các chương trình dạy nghề ngắn hạn dưới một năm và dài hạn từ một đến ba năm với 3 cấp trình độ bao gồm: Bán lành nghề: được trang bị một số kiến thức và kỹ năng nghề nhất định; Lành nghề: được trang bị kiến thức và kĩ năng nghề diện rộng hoặc chuyên sâu, có khả năng đảm nhận những công việc phức tạp; Trình độ cao: được trang bị kỹ năng nghề thành thạo và kiến thức chuyên môn kĩ thuật cần thiết dựa trên nền học vấn THPT hoặc THCN để có khả năng vận hành các thiết bị hiện đại và xử lý được các tình huống phức tạp, đa dạng trong dây chuyền sản xuất tự động, công nghệ hiện đại. Hệ thống đào tạo kĩ thuật thực hành với 3 cấp trình

độ cho phép tiếp nhận lao động ở trình độ văn hoá còn thấp, lao động dôi dư, lao động chưa có nghề... đến những học sinh có trình độ THCS và một số ngành nghề đòi hỏi có trình độ cao, đã qua THPT, THCN, dạy nghề ở trình độ cao, người học khi ra trường không chỉ có trình độ tay nghề cao mà còn có kiến thức lý thuyết tương đương với cao đẳng. Đây là điểm mới để đội ngũ CNKT đáp ứng yêu cầu công nghệ mới, hiện đại. Ví dụ, đào tạo trình độ cao trong các ngành về bảo trì điện, bảo trì các dây chuyền tự động, sử dụng các thiết bị gia công kĩ thuật số...Quy hoạch mạng lưới dạy nghề cũng đề ra chỉ tiêu về số lượng công nhân cần đào tạo cho mỗi cấp trình độ. Cơ cấu ngành nghề đào tạo được dự báo và điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ: Tập trung đào tạo một số ngành nghề công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất, một số ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin, viễn thông, cơ khí chính xác, cơ - điện, điện - điện tử, hàng không, hoá dầu, vật liệu mới; công nghệ sinh học và một số ngành có nhu cầu sử dụng lao động lớn như dệt may, da giày, thuỷ sản; Dạy nghề phục vụ CNH - HĐH nông nghiệp, phát triển nông thôn, miền núi và xuất khẩu lao động và chuyên gia. [39, tr 13]

ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 05/2003/QĐ-UB ngày 9/1/2003 về việc phê quyệt Quy hoạch mạng lưới trường học Thủ đô Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Với những nhận thức và cách tiếp cận mới, QLNN đối với hoạt động dạy nghề đã có bước chấn chỉnh và tăng cường. Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản pháp lý quy định về dạy nghề như Luật Dạy nghề, Nghị định số 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ Luật Lao động về dạy nghề. Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành các văn bản QLNN về dạy nghề như: Điều lệ trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, Quy chế tổ

chức và hoạt động của trung tâm dạy nghề, Thông tư hướng dẫn thành lập, hoạt động của CSDN, quy định về cấp chứng chỉ, bằng nghề; Quy chế thi, kiểm tra, xét lên lớp, tốt nghiệp đối với học sinh học nghề...

1.2.3. Nội dung QLNN về dạy nghề

Luật Dạy nghề đã được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2007, trong đó quy định hoạt động QLNN đối với dạy nghề bao gồm các nội dung:

1.2.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển dạy nghề.

1.2.3.2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về dạy

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)