Vai trò, vị trí của dạy nghề đối với sự phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 31)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Vai trò, vị trí của dạy nghề đối với sự phát triển kinh tế xã hội

* Bối cảnh quốc tế

Toàn cầu hoá kinh tế đang là xu thế khách quan, tạo cơ hội phát triển nhưng cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố bất bình đẳng, khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam. Cạnh tranh giữa các quốc gia về kinh tế - thương mại, kỹ thuật - công nghệ ngày càng quyết liệt; lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của AFTA và WTO,

nên cạnh tranh về lao động không chỉ diễn ra ở thị trường khu vực và thế giới mà còn diễn ra ngay ở thị trường lao động trong nước. Đây là thách thức lớn đối với dạy nghề và đòi hỏi dạy nghề phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển với tốc độ nhanh và có bước nhảy vọt. Với việc sử dụng ngày càng nhiều kỹ thuật, công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại, nhiều ngành nghề mới sẽ ra đời đòi hỏi dạy nghề phải thường xuyên bổ sung, cập nhật hoàn thiện các chương trình dạy nghề hoặc xây dựng các chương trình dạy nghề mới để đào tạo đội ngũ nhân lực kỹ thuật trực tiếp làm việc với kỹ thuật, công nghệ mới đó.

* Bối cảnh trong nước

Trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, nước ta đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH và hướng tới nền kinh tế tri thức với nhiều thuận lợi và không ít khó khăn, thách thức phải vượt qua. Nhân tố quyết định thắng lợi là con người Việt Nam phát triển toàn diện và nguồn nhân lực được đào tạo với chất lượng cao. Để thực hiện mục tiêu đó, nền giáo dục Việt Nam cần được phát triển theo hướng chuẩn hoá, HĐH và xã hội hoá. Đặc biệt coi trọng đào tạo nguồn nhân lực theo các chuẩn trình độ quốc gia, khu vực và quốc tế; đảm bảo sự cân đối, hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu vùng miền, nhằm đáp ứng sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và tạo năng lực hoà nhập với thị trường lao động quốc tế. [49, tr 8]

Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng CNH. Các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành kinh tế mũi nhọn ngày càng phát triển, đầu tư trong nước và quốc tế thời gian qua và dự kiến trong thời gian tới ngày càng tăng, kỹ thuật, công nghệ mới được đưa

vào sản xuất ngày càng nhiều, đòi hỏi nguồn nhân lực phải tăng về số lượng và chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề đào tạo và cơ cấu trình độ đào tạo. Hiện tại, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ở nước ta còn thấp (khoảng 20% năm 2006) chưa đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng tăng của thị trường lao động, nhất là lao động kỹ thuật có trình độ cao, đây là một trong những thách thức lớn để phát triển nền kinh tế nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Bảng 1.1 Dự báo dân số và số người trong độ tuổi lao động đến năm 2020

(Đơn vị : nghìn người)

TT Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020

1 Dân số 83.120 88.458 94.000 98.500

2 Dân số trong tuổi lao động

- Tăng thêm sau 5 năm

52.700 6.000 58.300 5.600 60.800 2.500 62.700 1.900

3 Lực lượng lao động (trong tuổi LĐ)

- % so dân số trong tuổi lao động

44.385 84,22 48.500 83,20 49.500 81,14 50.000 79,74

4 Cơ cấu lao động:

- Nông, lâm, ngư nghiệp

- Công nghiệp, xây dựng

- Dịch vụ 56,8% 17,9% 25,3% 50% 23 - 24% 26 - 27% 20- 30%

(Nguồn: Uỷ ban Dân số - KHHGĐ; Báo cáo của Chính phủ 2005)

Như vậy, theo dự báo thì mức tăng số lượng tuyệt đối dân số trong tuổi lao động sẽ giảm dần trong giai đoạn 2011 - 2020 do tỷ lệ sinh giảm

nhanh trong những năm 1985 - 1995. Như vậy sức ép về tạo việc làm cho số lao động mới tăng thêm sẽ giảm dần, nhưng sức ép về lao động có trình độ và chất lượng cao sẽ tăng lên.

Hiện nay cho đến năm 2020 tiếp tục sẽ có nhu cầu lớn về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông nghiệp và nông thôn trong quá trình CNH, HĐH và đô thị hoá. Hàng năm số lao động trong khu vực nông nghiệp chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ là khoảng một triệu người, số lao động này phải được đào tạo nghề để làm ngành nghề phi nông nghiệp. Nếu không chuyển dịch được số lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ thì không thể thực hiện được mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế hội nhập, nếu chúng ta không chuyển dịch cơ cấu lao động kịp thời theo hướng CNH - HĐH thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và tình trạng kém phát triển, nghèo đói và bất bình đẳng vẫn không được giải quyết. Nếu chúng ta không có được nguồn nhân lực có chất lượng cao, phù hợp thì lao động các nước khác sẽ đến làm việc ở Việt Nam trong khi lao động Việt Nam không tìm được việc làm, đó là nghịch lý và là thách thức lớn đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực nói chung và dạy nghề nói riêng.

CNH, HĐH và hội nhập phải có đủ lực lượng lao động kỹ thuật, chất lượng cao cho các ngành kinh tế, nhất là các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao như: tin học, tự động hóa, cơ điện tử, chế biến xuất khẩu v.v..; đòi hỏi lao động qua đào tạo trên 70%, trong đó trên 35% có trình độ trung cấp trở lên, có như vậy các doanh nghiệp mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. [4]

Một nghiên cứu cho thấy ở Nhật Bản mới sử dụng 30% năng lực con người, ở ấn Độ chỉ số trên là 5%, nếu có nghiên cứu thì chắc ở Việt Nam còn

thấp. Trí tuệ và năng lực của người lao động là vấn đề quan trọng nhất và cần được đầu tư đào tạo và sử dụng có hiệu quả. Thực tiễn cho thấy không phải là vốn nhiều hay ít, tài sản nhiều hay ít, cái đó rất cần nhưng quan trọng nhất là biết khai thác, phát huy nguồn nhân lực và trí tuệ của người Việt Nam khi bước vào thế kỷ XXI.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 31)