Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về dạy

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 89)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về dạy

người lao động.

+ Sở LĐ-TB&XH tham mưu cho cấp uỷ Đảng, HĐND, UBND thông qua nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động cụ thể về công tác dạy nghề.

+ Đổi mới nội dung và đa dạng hoá hoạt động hướng nghiệp trong các trường phổ thông, nhất là các lớp cuối của THCS và THPT.

+ Tăng cường tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển dạy nghề, về vai trò, vị trí của dạy nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Phải làm thay đổi nhận thức và tâm lý của xã hội và chính người lao động, muốn vậy cần có cơ chế chính sách đề cao giá trị thành quả lao động của họ. Kết quả lao động, năng suất lao động phải được tôn vinh và đối xử đúng với thang giá trị.

Nói chung, sự nghiệp dạy nghề đều phải tiếp tục đổi mới theo hướng "chuẩn hoá, HĐH, xã hội hoá", như Đại hội IX đã chỉ ra. ở đây ưu tiên hàng đầu là chuẩn hoá, HĐH đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề. Bên cạnh đó là việc chuẩn hoá và HĐH thiết bị và nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học. Như vậy mới thực hiện chất lượng, bảo đảm hiệu quả, tăng nhanh quy mô, của sự nghiệp dạy nghề, góp phần xứng đáng vào sự phát triển nguồn nhân lực.

3.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề nghề

Tổ chức tập huấn cho các CSDN, cơ quan quản lý cấp quận, huyện các văn bản quy định mới về dạy nghề. Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Dạy nghề (Thông tư về thành lập trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, về điều lệ trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề, về

quy chế trung tâm dạy nghề, chế độ công tác giáo viên,...), Sở LĐ-TB&XH triển khai tổ chức tập huấn cho các Phòng LĐ-TB&XH quận, huyện và các CSDN trên địa bàn Hà Nội trong việc thực hiện phân cấp QLNN về công tác đào tạo nghề.

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội có văn bản hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm năm học tới các CSDN. Thực hiện công tác thành lập mới, cấp phép hoạt động dạy nghề cho các CSDN theo các quy định của Nhà nước như Nghị định 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ Luật Lao động về dạy nghề, Quyết định 05/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/7/2006 và Quyết định 06/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/8/2006 của Bộ LĐ-TB&XH ban hành Quy định về thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề (Các văn bản mới này thay thế Nghị định 02/2001/NĐ-CP ngày 09/01/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề, Thông tư 01/2002/TT- BLĐTBXH ngày 4/1/2002 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn việc thành lập, đăng ký hoạt động và chia, tách, sáp nhập, đình chỉ hoạt động, giải thể CSDN) và các văn bản khác đối với công tác hoạt động dạy nghề trên địa bàn Hà Nội.

- Ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn CSDN thực hiện các hoạt động chuyên môn, văn - thể - mỹ với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các CSDN đào tạo học sinh, sinh viên học nghề có kỹ năng, có trình độ, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp,...

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)