Phân loại

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 25)

- Thƣ tín dụng hủy ngang

L/C hủy ngang có thể bị điều chỉnh hoặc hủy ngang bất cứ lúc nào. Do tính rủi ro cao, hình thức này thƣờng không đƣợc sử dụng.

- Thƣ tín dụng không hủy ngang

Ngân hàng phát hành cam kết không hủy ngang nghĩa vụ thanh toán theo quy định của L/C, miễn là các chứng từ yêu cầu phải phù hợp theo quy định của L/C. Do đó ngƣời bán có đƣợc một cam kết chắc chắn từ phía Ngân hàng phát hành, ngƣời mua có đƣợc sự đảm bảo nhƣ mong muốn. L/C không hủy ngang đƣợc chia thành 2 loại – có xác nhận và không có xác nhận.

+ Thƣ tín dụng không hủy ngang có xác nhận

Bằng việc xác nhận L/C, Ngân hàng xác nhận tạo ra thêm một sự cam kết thanh toán một cách độc lập đối với cam kết của Ngân hàng phát hành. Ngân hàng xác nhận đảm bảo thực hiện cam kết đó bất kể Ngân hàng phát hành có thanh toán hay không

+ Thƣ tín dụng không hủy ngang không xác nhận

Loại L/C này chỉ đòi hỏi sự cam kết thanh toán từ phía Ngân hàng phát hành, Ngân hàng thông báo không có bất kỳ một sự cam kết thanh toán nào. Ngân hàng thông báo chỉ đóng vai trò là đại diện cho Ngân hàng phát hành.

- Thƣ tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit)

L/C dự phòng là một tín dụng chứng từ hay là dàn xếp tƣơng tự, thể hiện nghĩa vụ của Ngân hàng phát hành tới ngƣời thụ hƣởng trong việc:

+ Thanh toán lại khoản tiền mà ngƣời yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc đƣợc ứng trƣớc.

+ Thanh toán khoản nợ của ngƣời mở L/C dự phòng.

+ Bồi thƣờng những thiệt hại do ngƣời mở L/C dự phòng không thực hiện nghĩa vụ của mình.

17

Do đó L/C dự phòng đƣợc xem nhƣ là phƣơng tiện thanh toán thứ yếu. Sự khác nhau về L/C thƣơng mại và L/C dự phòng là L/C thƣơng mại hoạt động trên cơ sở thực hiện hợp đồng của Ngƣời bán. Ngƣợc lại, L/C dự phòng đảm bảo cho ngƣời thụ hƣởng trong trƣờng hợp nghĩa vụ không đƣợc thực hiện.

- Thƣ tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)

Thƣ tín dụng tuần hoàn là một cam kết từ phía ngân hàng phát hành phục hồi lại giá trị ban đầu của thƣ tín dụng sau khi nó đã đƣợc sử dụng. Số lần phục hồi và khoảng thời gian còn hiệu lực phải đƣợc quy định trong L/C.

Tín dụng tuần hoàn có thể đƣợc tích lũy hoặc không.

+ Trƣờng hợp L/C tuần hoàn tích lũy, số tiền đã sử dụng có thể đƣợc thêm vào cho lần giao hàng kế tiếp.

+ Trƣờng hợp tín dụng tuần hoàn không tích lũy, những khoản tiền từng phần không đƣợc sử dụng sau khi đã hết thời hạn hiệu lực.

Tín dụng tuần hoàn thƣờng đƣợc sử dụng trong các trƣờng hợp ngƣời mua muốn hàng hóa đƣợc giao từng phần tại những thời điểm quy định (hợp đồng giao hàng nhiều lần).

- Thƣ tín dụng chuyển nhƣợng (Transferable L/C)

Ngƣời thụ hƣởng trong L/C chuyển nhƣợng có quyền yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển nhƣợng một phần hoặc toàn bộ tín dụng cho ngƣời thụ hƣởng khác.

+ Các chứng từ trong L/C chuyển nhƣợng nên đƣợc yêu cầu để có thể đƣợc sử dụng theo nhƣ L/C gốc.

+ Ngƣời thụ hƣởng trung gian có quyền thay thế hóa đơn của L/C chuyển nhƣợng bằng hóa đơn của mình.

+ Số tiền bảo hiểm cho việc chuyển nhƣợng nên lập bằng với số tiền bảo hiểm trong L/C gốc

18

+ Thƣ tín dụng chỉ có thể đƣợc chuyển nhƣợng giống nhƣ các điều khoản quy định trong L/C gốc

- Thƣ tín dụng giáp lƣng (Back-to-Back Letter of Credit) L/C giáp lƣng là một tín dụng mới mở dựa trên cơ sở một L/C đã có – tín dụng không chuyển nhƣợng (tín dụng gốc) – cho một ngƣời thụ hƣởng khác (do đó còn có tên là giáp lƣng).

- Thƣ tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)

Là lọai L/C chỉ có hiệu lực khi có 1 L/C khác đối ứng với nó đã đƣợc phát hành. L/C này đƣợc sử dụng trong giao dịch hàng đổi hàng và gia công hàng xuất khẩu. Cả 2 bên đều là ngƣời mua, ngƣời bán của nhau. Đặc điểm nổi bật của L/C này là điều khoản thanh toán. Trong quy định việc chấp nhận và/hoặc thanh tóan của L/C này chỉ có hiệu lực sau khi Ngân hàng phát hành nhận đủ số tiền theo L/C số…ngày…do Ngân hàng…phát hành (the acceptance and or payment under this L/C is valid only after our receipt of full proceeds under L/C No…dated issued by…) Đơn giản hơn có thể trong 2 L/C này đều ghi chỉ đƣợc thanh toán khi 1 L/C khác đối ứng với nó đƣợc mở ra. L/C đối ứng xét về bản chất chỉ là một nửa L/C do sự cam kết có điều kiện của ngân hàng. Ở các nƣớc khác, đã từ lâu không còn sử dụng L/C này, song ở Việt Nam lọai L/C này vẫn còn đƣợc sử dụng, đặc biệt trong quan hệ gia công tái xuất, vì nó giúp các nhà kinh doanh Việt Nam có thể gia công hàng xuất khẩu mà không cần vốn.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)