dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam trong thời gian tới
Nền kinh tế mở cửa đã thực sự tạo đà phát triển mạnh cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, cho các doanh nghiệp và ngân hàng tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu đặc biệt là trong công tác thanh toán quốc tế. Hệ thống thƣơng mại quốc tế đã từng trải qua một giai đoạn thay đổi to lớn cùng với phát minh ra các công nghệ mới đang làm cho việc lập những chiến lƣợc hoạt động Marketing và xuất nhập khẩu phát triển theo.
Ngày nay với xu hƣớng toàn cầu hoá, khu vực hoá với những đặc trƣng nổi bật là tự do hoá thƣơng mại, tự do hoá tài chính ngày càng rộng khắp và mạnh mẽ đã và đang chi phối khuynh hƣớng và cấu trúc vận động của hệ thống tài chính-Ngân hàng tại Việt Nam. Những biến động lớn về kinh tế, chính trị trên thế giới dẫn đến biến động về cán cân thƣơng mại quốc tế, tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền. Đặc biệt sự phát triển kinh tế của 3 nƣớc châu Á Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc – 3 thị trƣờng xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam cũng tác động mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu của 3 nƣớc này tại Việt Nam, tạo điều kiện hoạt động thanh toán bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ cũng phát triển theo:
- Hoạt động xuất khẩu sẽ đảm bảo đƣợc nguồn thu ngoại tệ nhanh, ổn định, hạn chế rủi ro do tác động xấu kinh tế gây ra.
- Kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu tăng ở các nƣớc này, thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu, gia tăng cho Việt Nam xuất khẩu mặt hàng sang các nƣớc này
79
- Kinh tế các nƣớc Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc phát triển cao dẫn đến sản phẩm nhập khẩu từ các nƣớc này ổn định, chất lƣợng sản phẩm cao, tăng khả năng tiêu dùng, tăng hoạt động thanh toán nhập khẩu của Việt Nam
- Đồng tiền thanh toán ổn định, hạn chế biến động tạo điều kiện cho ngân hàng thu mua ngoại tệ mà không lo biến động giá. Phƣơng thức thanh toán của các hợp đồng xuất nhập khẩu này chủ yếu là phƣơng thức thanh toán bằng L/C. Sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho hoat động thanh toán bằng phƣơng thức L/C phát triển để đáp ứng nhu cầu thanh toán trị giá hợp đồng cao, cũng nhƣ nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Do cạnh tranh trên thị trƣờng ngày càng quyết liệt, thƣơng mại không ngừng cải tiến phƣơng thức phục vụ hiện đại và luôn luôn đổi mới dịch vụ theo xu hƣớng lấy ngƣời tiêu dùng làm trọng tâm, đòi hỏi các Ngân hàng phải đa dạng sản phẩm nhằm thu hút khách hàng nhƣ L/C giáp lƣng, L/C chiết khấu miễn truy đòi,v.v.
Trƣớc xu hƣớng phát triển chung của thƣơng mại quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng trở nên quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, gắn bó mật thiết với hoạt động kinh doanh khác của Vietcombank. Do vậy, Ngân hàng Ngoại thƣơng đã xác định mục tiêu phải giữ vững và tăng cƣờng uy tín trong hoạt động đối ngoại, nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế, đặc biệt là thanh toán bằng L/C. Mở rộng quan hệ đại lý để tranh thủ vốn, kỹ thuật và đặc biệt là kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Vietcombank cố gắng giữ vững vai trò là Ngân hàng hàng đầu về thanh toán quốc tế đặc biệt là thanh toán bằng L/C, cân bằng giữa thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu trong hệ thống. Từ đó xác lập các điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế về thanh toán quốc tế, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế. Cụ thể hóa
80
những mục tiêu trên, Vietcombank đã đề ra kế hoạch triển khai bao gồm các nội dung sau:
Một là, cơ cấu lại các mảng hoạt động thanh toán quốc tế, nhất là thanh toán bằng L/C theo mô hình tiên tiến, hiện đại gồm: các khối tài trợ thƣơng mại quốc tế, khối trung tâm chuyển tiền, khối định chế tài chính, phù hợp với chiến lƣợc và Đề án tái cơ cấu của Ngân hàng Ngoại thƣơng.
Hai là, nâng cao trình độ về thanh toán quốc tế bằng L/C cho nhân viên ngân hàng, bắt kịp với chuẩn mực quốc tế. Định hƣớng cho việc tập trung phát triển một số nghiệp vụ (thanh toán theo hình thức chiết khấu miễn truy đòi, thanh toán bằng L/C tuần hoàn,v.v.)
Ba là, từng bƣớc mở rộng hoạt động Ngân hàng tại một số vùng biên giới có tiềm năng về hàng mậu dịch cũng nhƣ tại một số trung tâm tài chính quốc tế lớn. Vietcombank đặt ra mục tiêu thành lập chi nhánh tại châu Âu, các chi nhánh này sẽ góp phần mở rộng kinh doanh quốc tế, hỗ trợ kinh doanh xuất khẩu, đầu tƣ ra nƣớc ngoài, cũng nhƣ cung cấp các thông tin quan trọng ở các thị trƣờng này cho các doanh nghiệp trong nƣớc. Hiện tại Vietcombank đã có chi nhánh tại Hồng Kông và trung tâm chuyển tiền tại Mỹ.
Bốn là, Vietcombank không ngừng mở rộng và củng cố quan hệ đối ngoại với các ngân hàng, tổ chức tín dụng quốc tế. Vietcombank đã mở rộng quan hệ đại lý với các Ngân hàng khắp lục địa và vùng lãnh thổ, đặc biệt quan tâm đến khu vực châu Phi và Nam Mỹ, nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động đầu tƣ tài chính quốc tế, nhu cầu xúc tiến thƣơng mại và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa dịch vụ của nƣớc ta sang các nƣớc thuộc khu vực này.
Để thực hiện tốt những mục tiêu trên, Vietcombank cần hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán xuất khẩu theo phƣơng thức tín dụng chứng từ nói riêng; đƣa ra giải pháp cụ thể, khả thi, đồng thời có kiến nghị lên Chính phủ, Ngân hàng nhà nƣớc cũng nhƣ với khách hàng.
81
3.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam
Trƣớc những hạn chế và rủi ro trong phƣơng thức thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/C tại Vietcombank, cần phải đƣa ra các giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro trên nhƣ sau:
- Để hạn chế rủi ro tín dụng trong dịch vụ chiết khấu L/C Vietcombank cần có các điều kiện:
+ Loại L/C trả tiền ngay và cho phép đòi tiền bằng điện
+ L/C quy định vận đơn lập theo lệnh của Ngân hàng phát hành và toàn bộ vận đơn gốc đƣợc xuất trình cho Vietcombank
+ Chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C + Ngân hàng phát hành L/C phải là Ngân hàng có uy tín trên thị trƣờng quốc tế và có quan hệ thanh toán tốt với Vietcombank
+ Cán bộ ngân hàng phải kiểm tra các thông tin về mặt hàng, giá cả, thị trƣờng tiêu thụ của lô hàng nhập vào thời điểm chiết khấu
- Hạn chế rủi ro tín dụng trong việc ký quỹ mở L/C cho khách hàng của Vietcombank là rất cần thiết, đồng thời cũng đƣa ra những giải pháp nhằm thu hút khách hàng. Theo quy định hiện hành của Vietcombank, sau khi tiếp nhận đồng ý mở L/C cho khách hàng thì phải tiến hành ký quỹ. Trƣớc đây hầu hết các khách hàng đều đƣợc quy định mức ký quỹ là 100% trừ một số trƣờng hợp đặc biệt. Tuy nhiên điều này không phát huy đƣợc tác dụng, làm giảm tính cạnh tranh đồng thời làm cho một số khách hàng chuyển sang các ngân hàng khác. Vì vậy, hiện nay Vietcombank đã tiến hành xác định mức ký quỹ một cách linh hoạt hơn
+ Các khách hàng không phải ký quỹ mở L/C: Khách hàng có tài khoản tiền gửi lớn, có uy tín trong giao dịch với Vietcombank trong vấn đề thanh
82
toán, có các giao dịch lớn qua Vietcombank, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, có sức cạnh tranh trên thị trƣờng.
+ Mức ký quỹ từ 10% - 50% giá trị L/C đƣợc áp dụng phổ biến trong hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank
+ Mức ký quỹ 100% thực hiện đối với những khách hàng không có uy tín thanh toán đối với Ngân hàng hoặc tình hình tài chính gần đây không tốt
+ Nguồn ký quỹ có thể là vốn tự có của doanh nghiệp hoặc vốn vay của ngân hàng do bên thứ ba bảo lãnh. Trong trƣờng hợp khách hàng xin vay ngoại tệ để mở L/C mà Ngân hàng chấp nhận thì việc xin vay ngoại tệ phải tuân thủ theo đúng thủ tục xin vay ngoại tệ có kỳ hạn. Thông thƣờng các đơn vị xin vay thế chấp bằng chính lô hàng nhập. Ngoài ra Ngân hàng còn phải thanh toán ủy nhiệm chi, thanh toán thủ tục phí kiểm tra hạn ngạch nhập khẩu
+ Sau khi kiểm tra nếu hợp lệ, thanh toán viên lập hồ sơ L/C đƣa số liệu vào máy vi tính theo quy định. Một bộ hồ sơ bao giờ cũng gồm đầy đủ các thông tin sau: Số tham chiếu, tên ,địa chỉ của ngƣời mở L/C, ngƣời hƣởng lợi, Ngân hàng thông báo, Ngân hàng xác nhận, kim ngạch L/C, ngày mở, ngày hết hạn, thể thức thanh toán, tên hàng hóa, khối lƣợng
- Hạn chế rủi ro do đối tác không cung cấp hàng hoá
+ Phối hợp cùng với ngƣời mua tìm hiểu bạn hàng kỹ lƣỡng: quá trình kinh doanh của đối tác, uy tín và thƣơng hiệu,v.v.
+ Trong trƣờng hợp ngƣời mua không tin tƣờng vào khả năng cung cấp hàng của ngƣời bán, họ có thể nhờ forwarder (ngƣời giao nhận) là đại lý forwarder của ngƣời mua ở nƣớc xuất khẩu nhận hàng và giao cho hãng tầu thay ngƣời mua. Nhƣ vậy ngƣời mua sẽ bớt rủi ro ngƣời xuất khẩu không cung cấp hàng do có sự xác nhận thêm của 1 bên là forwarder.
+ Tuy thanh toán bằng L/C là tách biệt với hợp đồng nhƣng Ngân hàng cũng nên nghiên cứu kỹ quy định về các điều khoản trong hợp đồng
83
+ Yêu cầu cả hai bên ký quỹ tại Ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng
- Hạn chế rủi ro thanh toán do chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ. Nếu đối tác không tin cậy hay đối tác có chủ ý "lừa đảo", rất có thể Ngân hàng sẽ gặp rắc rối bởi những loại giấy tờ giả. Ngoài ra, vấn đề mâu thuẫn giữa hàng và chứng từ cũng là yếu tố cần để ý, bởi rất có thể hàng hoá khi nhập khẩu sẽ bị hải quan tịch thu do không có sự trùng khớp với giấy tờ. Để tránh những rủi ro này, Vietcombank cũng cần:
+ Đƣa ra các yêu cầu chặt chẽ, thống nhất giữa nội dung và hình thức chứng từ, không yêu cầu chung chung.
+ Chứng từ phải do các cơ quan đáng tin cậy cấp
+ Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu (đối với lô hàng có giá trị lớn)
+ Ðề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 3/3 bộ vận đơn gốc (bản chính) cho Ngân hàng thay vì gửi 1/3 bộ vận đơn gốc nhƣ trƣớc đây tránh trƣờng hợp ngƣời mua nhận đƣợc bản gốc còn lại đi nhận hàng trong trƣờng hợp vận đơn lập đích danh ngƣời mua
+ Hoá đơn thƣơng mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng Thƣơng mại hoặc hoá đơn lãnh sự (Consulars invoice)
+ Giấy chứng nhận chất lƣợng do cơ quan có uy tín ở nƣớc xuất khẩu cấp + Giấy chứng nhận số lƣợng cũng phải có sự kiểm tra, giám sát của đại diện phía ngƣời nhập khẩu hoặc đại diện thƣơng mại.
+ Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra (Certificate of inspection)
- Hạn chế các rủi ro khác nhƣ lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hƣ hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định,v.v.
84
+ Tƣ vấn cho ngƣời mua giành quyền chủ động thuê tàu (nhập khẩu theo điều kiện nhóm F của Incoterm - Bản quy định về các điều kiện thƣơng mại quốc tế của ICC).
+ Ngân hàng cũng có thể phối hợp với ngƣời mua chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nƣớc nhập khẩu.
+ Yêu cầu Ngƣời mua mua bảo hiểm cho hàng hoá.
+ Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu nhƣ nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed,v.v.của Incoterm.
Nhìn chung, trong các cuộc giao thƣơng quốc tế ngày nay, thanh toán theo L/C luôn là phƣơng thức thanh toán quan trọng nhất giữa những đối tác kinh doanh bởi L/C tạo ra sự an tâm và thuận lợi tối đa cho các công ty. Nhƣng dù an toàn và tiện lợi đến mấy thì thanh toán qua L/C vẫn không thể tránh khỏi các rủi ro và tranh chấp phát sinh. Vietcombank cần sớm chuẩn bị cho mình những kiến thức về L/C đồng thời lƣờng trƣớc đƣợc những rủi ro trong quá trình thanh toán L/C. Có thế việc mua bán hàng hoá mới diễn ra nhanh gọn và L/C sẽ thực sự trở nên hiệu quả.