Điểm yếu (Weaknesses)

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 52)

- Năng lực của Vietcombank còn thấp so với yêu cầu hội nhập, khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO

- Tuy có vốn điều lệ cao so với các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nhƣng với mức vốn này chƣa đủ để cạnh tranh với các Ngân hàng nƣớc ngoài đối với các nghiệp vụ thanh toán bằng L/C nhƣ bảo lãnh L/C, thanh toán L/C, chiết khấu L/C, xác nhận L/C,v.v. cũng nhƣ tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng nƣớc ngoài

- Mức phát triển công nghệ của Vietcombank còn chƣa cao, mặc dù đã đầu tƣ khá lớn vào công nghệ, áp dụng những công nghệ hàng đầu thế giới nhƣng còn thiếu nhiều, áp dụng công nghệ ở mức thấp, điều này gây khó khăn cho Vietcombank cũng nhƣ các Ngân hàng khác trong việc phối kết hợp việc triển khai các sản phẩm dịch vụ đòi hỏi có sự liên minh liên kết cao nhƣ điều kiện hoàn trả bằng điện TTR (Telegraphic transfer

44

reimbursement) trong L/C chiết khấu, kiểm tra tính chân thực và giả mạo của chứng từ cũng nhƣ L/C.

- Đội ngũ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm trong các lĩnh vực thanh toán L/C. Trong khi đó, chế độ tiền lƣơng chƣa thỏa đáng, dễ dẫn đến hiện tƣợng chảy máu chất xám mà mảng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đặc biệt là lĩnh vực thanh toán bằng L/C rất cần những cán bộ giỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ

- Vẫn còn tồn tại nhiều mặt yếu kém trong việc kiểm tra chứng từ xuất, nhập khi thanh toán bằng L/C, nợ quá hạn trong thanh toán còn tồn tại tuy có giảm dần, song cán bộ thanh toán nếu không có sự đánh giá khách hàng – ngƣời mở L/C một cách kỹ lƣỡng thì rủi ro về tài chính vẫn luôn là thách thức cùng với hoạt động thanh toán bằng L/C mà Vietcombank phải đối mặt

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)