1.4. Sự cần thiết và các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ trong hệ thống Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
1.4.1. Sự cần thiết phải phát triển hoạt động thanh toán theo phƣơng thức tín dụng chứng từ tín dụng chứng từ
Thanh toán là cầu nối giữa sản xuất, phân phối, lƣu thông và tiêu dùng. Đồng thời nó cũng là khâu mở đầu và là khâu kết thúc của quá trình tái sản xuất xã hội. Tổ chức tốt công tác thanh toán nói chung sẽ tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh đƣợc tiến hành một cách trôi chảy nhịp nhàng. Ngƣợc lại việc thanh toán bị trục trặc, ách tắc thì quá trình sản xuất kinh doanh sẽ lâm vào trì trệ.
Hiện nay khi mà nền kinh tế thế giới đã phát triển sang một giai đoạn mới, lúc này Ngân hàng phải phát huy đầy đủ các chức năng của mình đó là trung tâm thanh toán trong nền kinh tế. Trƣớc những lợi ích mà phƣơng thức thanh toán L/C đem lại cho các bên tham gia, Ngân hàng cũng cần phải đƣa ra những dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức L/C hoàn thiện hơn, nhằm thúc đẩy hoạt động của Ngân hàng và nền kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc. Vì vậy việc phát triển hoạt động thanh toán bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại các Ngân hàng là rất thiết yếu
34
- Thanh toán bằng phƣơng thức L/C nói riêng và thanh toán quốc tế nói chung không chỉ phục vụ cho các hoạt động của các tổ chức, cá nhân mà nó còn góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân nhƣ mở rộng quan hệ đại lý giữa các Ngân hàng nhằm phục vụ hoàn thiện dịch vụ thanh toán bằng L/C vì phƣơng thức thanh toán này đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các Ngân hàng tại các nƣớc khác nhau; ngoài ra phƣơng thức này cũng tạo điều kiện phát triển và mở rộng quan hệ giữa Ngân hàng với hãng tầu, Ngân hàng với forwarder của hai bên bán và mua,v.v.
- Thúc đẩy nhanh quá trình luân chuyển hàng hoá , vật tƣ trong nền kinh tế nhờ sự ràng buộc giữa việc thực hiện theo đúng điều khoản L/C và cam kết của Ngân hàng. Nếu không giao hàng và cung cấp đủ chứng từ đúng quy định trong L/C ngƣời xuất khẩu sẽ không đƣợc nhận tiền hàng vì vậy phƣơng thức thanh toán này buộc các bên phải thực hiện đúng nhƣ L/C mới nhận đƣợc hàng và đƣợc thanh toán.
Đối với ngân hàng :
- Thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức L/C giúp cho Ngân hàng tập trung đƣợc các nguồn vốn trong dân cƣ từ các khoản ký quỹ mở L/C. Tùy thuộc vào việc phân chia nhóm khách hàng mà Ngân hàng có thể đƣa ra các mức ký quỹ khác nhau nhằm hạn chế rủi ro không thanh toán của ngƣời nhập khẩu
- Giúp cho Ngân hàng có đƣợc khoản thu từ phí cung cấp dịch vụ thanh toán ổn định và an toàn nhƣ các phí: mở L/C, thanh toán L/C, xác nhận L/C, thông báo L/C, phí sửa L/C,v.v.
- Tạo điều kiện cho Ngân hàng nhà nƣớc kiểm soát và điều tiết lƣợng tiền đi vào lƣu thông trong việc thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu, từ đó có các chính sách phù hợp tác động vào nền kinh tế.
35
- Với vai trò là các trung gian tài chính việc thanh toán qua Ngân hàng giúp cho việc thu thập các nguồn thông tin về doanh nghiệp và sự chuyển dịch vốn trong nền kinh tế. Tạo điều kiện cho việc thẩm định các dự án đầu tƣ đƣợc tốt hơn cũng nhƣ hạn chế những rủi ro trong buôn bán quốc tế nhƣ ngƣời mua không nhận đƣợc hàng khi đã thanh toán hay ngƣời bán giao hàng mà không thu đƣợc tiền từ ngƣời mua
Đối với xã hội :
- Tạo môi trƣờng thanh toán văn minh, lịch sự, an toàn cho cả ngƣời bán và ngƣời mua thuận tiện và nhanh chóng.
- Giúp ngƣời dân có thói quen thanh toán qua Ngân hàng và sử dụng dịch vụ Ngân hàng nhờ sự an toàn thuận tiện mà phƣơng thức L/C đem lại.
- Hạn chế nạn tiền giả, rửa tiền, thành lập các quỹ đen trong thanh toán xuất nhập khẩu