Về hoạt động thanh toán nhập khẩu

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 68)

- Rủi ro tín dụng:

+ Khi thanh toán hàng nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng, Vietcombank mở L/C để thanh toán tiền hàng cho khách hàng. Hiện nay, rủi ro tín dụng ẩn chứa trong việc cho vay ký quỹ mở L/C cho khách hàng của Vietcombank. Đối với các L/C dùng vốn tự có ký quỹ dƣới 100%, rủi ro xảy ra do nhiều khách hàng có phƣơng án kinh doanh khả thi nhƣng trình độ quản trị luồng tiền không tốt nên khi đến hạn thanh toán, khách hàng không có khả năng thanh toán, buộc Vietcombank phải tiến hành cho vay. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, Ngân hàng mất thêm nhiều chi phí nhƣ điện thoại, thời gian, nhân lực, để đôn đốc, theo dõi, làm việc với khách hàng để thanh toán cho nƣớc ngoài

60

+ Phần lớn các khách hàng có quan hệ tín dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế với Vietcombank là các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn chủ sở hữu còn khiêm tốn. Trong phƣơng thức này, phần lớn các doanh nghiệp hoạt động dựa vào sự tài trợ bằng uy tín hay bằng vốn vay của Vietcombank. Khi gặp những khó khăn khách quan nhƣ sự biến động của giá cả hàng hóa, của tỷ giá ngoại tệ, chính sách thuế và hàng rào thuế quan,v.v. đã làm cho khách hàng bị thua lỗ, thậm chí khách hàng bị phá sản, không có khả năng thanh toán toàn bộ hay một phần tiền vay cho ngân hàng và do đó ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.

+ Ngoài ra khi bộ chứng từ gửi hàng về, một số doanh nghiệp không chịu thanh toán. Họ thƣờng vịn vào lý do hàng chƣa về hoặc hàng có vấn đề chờ thƣơng lƣợng để cố tình trì hoãn thời hạn thanh toán. Các ngân hàng nƣớc ngoài có thể phạt Vietcombank do thanh toán chậm, ảnh hƣởng tới uy tín của Vietcombank. Việc cho vay ký quỹ cũng nhƣ để thanh toán háng nhập khẩu gây thiệt hại không nhỏ cho Vietcombank khi một số đơn vị nhập khẩu làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán.

+ Thiệt hại trong việc bảo lãnh L/C nhập hàng trả chậm. Đây chính là một hình thức tín dụng mà ngân hàng cấp cho ngƣời nhập khẩu. Bằng uy tín của mình, Vietcombank đứng ra bảo lãnh các hối phiếu kỳ hạn. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp biến nó thành nguồn vốn tín dụng dài hạn, lợi dụng tiền bán hàng trả chậm quay vòng, sử dụng vốn sai mục đích, dẫn đến mất khả năng thanh toán cho ngƣời xuất khẩu khi đến hạn. Trong vài năm trở lại đây, rủi ro này có xu hƣớng gia tăng, Vietcombank chịu khá nhiều thiệt hại trong việc bảo lãnh L/C nhập hàng trả chậm, nếu ngân hàng phải đứng ra trả nợ thay cho các doanh nghiệp đó thì khả năng không thu hồi đƣợc nợ là rất cao

61

+ Trƣờng hợp Vietcombank nhận thƣ bảo lãnh nhận hàng. Đôi khi hàng về đến cảng rồi mà bộ chứng từ vẫn chƣa về tới ngân hàng. Đơn vị nhập khẩu có yêu cầu giải phóng hàng càng nhanh càng tốt để tránh phí tổn lƣu kho bãi và các chi phí phát sinh. Điều kiện để Vietcombank thực hiện nghiệp vụ phát hành thƣ bảo lãnh – thƣ ủy quyền nhận hàng, ký hậu vận đơn gốc là khách hàng phải có cam kết chấp nhận thanh toán và ký quỹ 100% trị giá hóa đơn, hoặc khoanh số tiền tƣơng ứng trên tài khoản tiền gửi của họ hoặc ghi nợ tài khoản tiền vay khi thanh toán. Ngoài ra, khách hàng phải có thƣ yêu cầu phát hành bảo lãnh kèm 01 bản sao hóa đơn do ngƣời xuất khẩu gửi trực tiếp. Trên thực tế xảy ra không ít rủi ro cho Vietcombank khi khách hàng đã nhận hàng và khi bộ chứng từ về rồi mà họ không chịu thanh toán. Lúc đó Vietcombank phải tiến hành cho vay bắt buộc và sẽ chịu rủi ro khi nhà nhập khẩu phá sản, mất khả năng thanh toán.

- Vấn đề về nguồn ngoại tệ phục vụ cho thanh toán nhập khẩu đã và đang còn là một hạn chế và khó khăn đối với Ngân hàng. Vietcombank nhiều khi phải từ chối khách hàng mở thƣ tín dụng thanh toán cho nƣớc ngoài vì thiếu ngoại tệ để thanh toán. Nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động huy động vốn và hàng xuất không đủ hoặc quá ít, không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hàng nhập. Trong nhiều trƣờng hợp, việc thiếu hụt ngoại tệ để thanh toán thƣ tín dụng xuất khẩu có giá trị lớn, dẫn đến tình trạng một số thƣ tín dụng bị thanh toán chậm.

- Việc chiết khấu miễn truy đòi hầu nhƣ không thực hiện, mặc dù có những bộ chứng từ bản thân ngân hàng cũng đánh giá là sạch, hợp lệ và uy tín của khách hàng là lớn. Ðiều này có thể tạo sự không hài lòng cho khách hàng, giảm lòng tin của khách hàng đối với Vietcombank.

- Nhu cầu khách hàng về thƣ tín dụng tuần hoàn là rất lớn, tuy nhiên Vietcombank vẫn chƣa triển khai mở hình thức này mà chủ yếu yêu cầu

62

khách hàng mở thƣ tín dụng thông thƣờng, cho phép giao hàng từng phần và có quy định rõ ràng về thời hạn giao hàng. Điều này tƣơng đối bất tiện, nhất là những khách hàng phải ký quỹ mở thƣ tín dụng, vốn của họ sẽ bị ứng đọng khá lâu, nếu mở thƣ tín dụng nhỏ thì lại mất thời gian và phí giao dịch.

- Rủi ro do nhà cung cấp không cung cấp hàng hóa, tạo lập chứng từ giả - Lỗi do chứng từ hàng nhập: Vietcombank đứng ra làm vai trò là ngân hàng mở L/C, thực hiện cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nƣớc ngoài. Đây là nghiệp vụ ẩn chứa nhiều rủi ro, nếu doanh nghiệp một lý do nào đó mà không trả tiền theo đúng cam kết sẽ gây tổn thất cho ngân hàng cả về tài chính lẫn uy tín. Tuy nhiên theo thống kê của Vietcombank, năm 2010 và năm 2011 có khoảng tƣơng ứng 18% và 16% bộ chứng từ của nhà xuất khẩu nƣớc ngoài xuất trình theo L/C có sự khác biệt, mà các lỗi chứng từ đối với hàng nhập của Vietcombank xuất hiện chủ yếu ở khâu tiếp nhận và kiểm tra chứng từ. Trong đó nhiều trƣờng hợp ngân hàng phải từ chối thanh toán do có nhiều sai sót nghiêm trọng từ phía nƣớc ngoài nhƣ chứng từ không đúng ngƣời ký phát, chứng từ vận tải không hoàn hảo, mô tả hàng hóa trong hóa đơn thƣơng mại không đúng những quy định trong L/C. Mặt khác, cũng có trƣờng hợp các lỗi chứng từ xuất phát từ phía ngân hàng phát hành đƣa ra không chính xác, và phía ngân hàng nƣớc ngoài không chấp nhận. Với tỷ lệ sai sót trong kiểm tra chứng từ là 18% và 16%, có thể thấp rằng chất lƣợng kiểm tra chứng từ hàng nhập của Vietcombank chƣa cao, còn nhiều hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)