2.5.1. Nguyên nhân chủ quan
- Ngân hàng bảo lãnh cho doanh nghiệp mở L/C hàng nhập trả chậm chƣa có phân tích, chọn lọc kỹ lƣỡng phát sinh nợ quá hạn, bộ phận thẩm định hồ sơ khách hàng còn lỏng lẻo, chƣa chặt chẽ và chƣa lƣờng hết đƣợc các rủi ro phát sinh, tỷ lệ ký quỹ thấp, phần giá trị thanh toán L/C còn lại không có giá trị tài sản đảm bảo dẫn đến nợ quá hạn thanh toán L/C cao.
- Văn bản quy định quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng L/C còn bất cập. Hiện tại, mặc dù Vietcombank đã ra văn bản “Quy trình nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu và chuyển tiền”, song cũng chỉ là sự cụ thể hoá các thông lệ quốc tế hiện đang áp dụng nhƣ UCP600, URR522, URC525 tại Vietcombank. Nhiều quy định còn chung chung, không cụ thể nên nhiều trƣờng hợp, cán bộ thanh toán không có cơ sở để giải quyết công việc. Ví dụ về chiết khấu chứng từ, quy trình nghiệp vụ chỉ quy định: “khi chứng từ phù hợp, ngân hàng đại lý có uy tín, khách hàng có tín nhiệm cam kết hoàn trả,v.v.”. Những quy định này rất trừu tƣợng, không có chỉ tiêu cụ thể nên để
67
đáp ứng yêu cầu của khách hàng, Vietcombank phải chiết khấu bộ chứng từ cho họ nhƣng rủi ro gặp phải là rất lớn.
- Bên cạnh đó, việc đúc kết kinh nghiệm là hết sức cần thiết. Mặc dù đã có những thông lệ quốc tế nhƣng thực tế giao dịch hàng ngày rất đa dạng, phát sinh nhều trƣờng hợp đặc biệt mà các thông lệ quốc tế không thể đề cập hết. Tuy nhiên tại Vietcombank chƣa có sự ghi nhận lại những kinh nghiệm thực tiễn đó bằng văn bản để làm tài liệu nội bộ, đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ. Việc truyền kinh nghiệm chủ yếu là truyền miệng, cho từng cán bộ riêng lẻ khi phát sinh nghiệp vụ liên quan, chính vì vậy vẫn có trƣờng hợp lặp lại những lỗi đã gặp phải
- Việc phối hợp giữa các phòng ban chƣa nhịp nhàng cũng là một yếu tố gây nên những hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank.Việc tổ chức các phòng ban dựa trên cơ sở nghiệp vụ cơ bản nhƣ thanh toán xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu, tín dụng,v.v. Giữa các phòng ban lại chƣa có sự liên kết và chỉ đạo thống nhất một cách chặt chẽ để trao đổi thông tin, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Do đó có trƣờng hợp khách hàng muốn mở thƣ tín dụng bằng vốn vay thì phải làm thủ tục vay vốn tại phòng tín dụng, sau đó lại mua ngoại tệ tại phòng kinh doanh ngoại tệ để ký quỹ mở thƣ tín dụng tại phòng thanh toán nhập khẩu. Hay khách hàng thanh toán chứng từ hàng xuất qua phòng thanh toán xuất khẩu song lại làm thủ tục vay vốn tại phòng tín dụng, sau đó khi nhận đƣợc tiền hàng lại chuyển sang VND hoặc các loại ngoại tệ khác tại phòng kinh doanh ngoại tệ. Nhƣ vậy họ phải làm việc với ít nhất ba phòng trong một lần giao dịch, mất thời gian và tốn chi phí. - Phòng thanh toán xuất khẩu cũng chƣa có sự phối hợp chặt chẽ mặc dù nghiệp vụ có liên quan mật thiết với nhau. Đặc biệt trong trƣờng hợp mở thƣ tín dụng đối ứng hay thƣ tín dụng giáp lƣng, sự hợp tác chƣa ăn khớp đôi khi
68
gây ra những thiệt hại, gây khó khăn cho khách hàng cũng nhƣ bản thân ngân hàng.
- Trên thế giới, hiện tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam có quan hệ ngân hàng đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhƣng vẫn là nhỏ bé so với vị trí và tiềm năng của ngân hàng, chủ yếu là đồng USD tại Mỹ và đồng EUR tại một số ngân hàng ở Châu Âu. Ngoài ra, công tác thẩm định khi mở thƣ tín dụng cũng nhƣ khi quyết định chiết khấu một bộ chứng từ chƣa đƣợc tiến hành một cách khoa học và cẩn thận. Trừ trƣờng hợp khách hàng sử dụng vốn vay để mở thƣ tín dụng, còn lại việc thẩm định đối với từng hợp đồng ngoại thƣơng khi tiến hành mở thƣ tín dụng hầu nhƣ không đƣợc thực hiện. Vietcombank chủ yếu thực hiện theo hình thức hàng năm cung cấp cho khách hàng một hạn mức mở thƣ tín dụng miễn ký quỹ hoặc hạn mức chiết khấu truy đòi do hội đồng tín dụng ra quyết định, dựa trên tình hình kinh doanh và uy tín thanh toán của đơn vị. Chính vì vậy rất nhiều trƣờng hợp có những hợp đồng ngoại thƣơng an toàn, có lợi nhƣng chỉ vì vƣợt hạn mức cho phép mà Vietcombank từ chối mở thƣ tín dụng hay từ chối chiết khấu bộ chứng từ cho khách hàng dù bộ chứng từ là sạch. Ngƣợc lại, có trƣờng hợp Ngân hàng mở thƣ tín dụng miễn ký quỹ cho khách vẫn trong hạn mức cho phép, nhƣng khi có biến động về giá hàng hoá, khách hàng gây khó khăn, chậm trễ thanh toán khi bộ chứng từ về, làm mất uy tín của Vietcombank
- Thực tế trong thời gian qua tại Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam rất nhiều trƣờng hợp thẩm định dự án còn sơ sài, chỉ mang tính hình thức hoặc để đối phó, thẩm định dự án lại không chỉ rõ đƣợc những rủi ro có thể xảy ra của dự án. Nguyên nhân có thể do thiếu thông tin, thời gian thẩm định ngắn, nhƣng nhiều khi vì muốn duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống mà Vietcombank bỏ qua những bƣớc quan trọng trong quá trình thẩm định. Có
69
thể nói chất lƣợng thẩm định chƣa cao là nguyên nhân chính dẫn đến những rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh phát hành thƣ tín dụng trả chậm của Vietcombank.
- Với những khách hàng mới chƣa có hạn mức miễn ký quỹ mở thƣ tín dụng với Vietcombank, Vietcombank không có bƣớc thẩm định khách hàng và giao dịch ngoại thƣơng của khách mà luôn yêu cầu khách phải ký quỹ 100% hoặc phải qua phòng Tín dụng vay vốn . Điều này tạo không ít khó khăn cho những khách hàng là những công ty nhỏ và cũng là một hạn chế khiến cho lƣợng khách hàng này không đến với Vietcombank. Trong cơ chế mở cửa khuyến khích ngoại thƣơng hiện nay, bộ phận khách hàng này là không nhỏ, với một cơ chế cứng nhắc nhƣ vậy, Viecombank đã tự đánh mất lợi thế của mình, bỏ ngỏ một mảng thị trƣờng có thể mang lại lƣợng phí dịch vụ đang kể.
- Một nguyên nhân nữa là trình độ cán bộ của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam còn nhiều hạn chế. Nƣớc ta đã mở cửa giao lƣu kinh tế quốc tế với rất nhiều nƣớc trên thế giới, hơn ai hết ngân hàng cần phải đi trƣớc một bƣớc để tiếp cận với những kiến thức kinh tế thị trƣờng, trong đó thanh toán quốc tế là một trong những lĩnh vực quan trọng. ở Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam, mặc dù đã có một đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế có thể nói là uy tín nhất trong hệ thống các ngân hàng thƣơng mại cả nƣớc nhƣng bên cạnh đó vẫn còn những cán bộ thiếu kiến thức cần thiết để thực hiện công việc khó khăn này. Cán bộ thanh toán thƣ tín dụng còn thiếu những hiểu biết về luật pháp và những thông lệ quốc tế cũng nhƣ trình độ ngoại ngữ còn hạn chế. Vì thế, họ thiếu đi khả năng tƣ vấn cho khách hàng, công tác tiếp thị thu hút khách hàng chƣa đƣợc chú trọng. Nhận thức của một số cán bộ nghiệp vụ khi thực hiện các nghiệp vụ thƣ tín dụng chỉ coi đó nhƣ là một phƣơng thức thanh toán nhằm thu phí mà chƣa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của
70
phƣơng thức này với tƣ cách là công cụ quan trọng để tài trợ thƣơng mại. Vì là Ngân hàng thƣơng mại đầu tiên và độc quyền trong một thời gian dài thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nên có những cán bộ không tránh khỏi tính ỷ lại, chƣa chịu khó tìm hiểu nghiệp vụ mới, đặc biệt là các nghiệp vụ liên quan đến môi trƣờng quốc tế, thiếu tự tin trong việc tiếp xúc và tƣ vấn cho khách hàng. Khả năng giao dịch trực tiếp qua điện thoại đối với đối tác nƣớc ngoài thì không nhiều nhân viên có thể thực hiện đƣợc.
- Việc sai sót trong việc kiểm tra chứng từ hàng xuất nhập vẫn còn phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do:
Thứ nhất: Cán bộ ngân hàng Vietcombank kiểm tra lỗi chứng từ không hết, dẫn tới mất quyền từ chối bởi ngân hàng không đƣợc quyền từ chối lần hai. Trƣờng hợp này gây ra rủi ro cho cả ngân hàng phát hành lẫn nhà nhập khẩu. Khi đó nhà nhập khẩu có thể kiện ngân hàng và mức độ rủi ro phụ thuộc vào sự phân định lỗi giữa nhà nhập khẩu và ngân hàng.
Thứ hai: do không thể phát hiện ra sai sót trên cơ sở bộ chứng từ không hoàn hảo, tức là ngân hàng phát hành không nêu ra lỗi của chứng từ, vì thế buộc phải thanh toán tiền cho nýớc ngoài. Nếu nhà nhập khẩu phát hiện ra lỗi, họ có quyền từ chối tra ngân hàng phát hành toàn bộ giá trị của L/C đó. Rủi ro này một mình ngân hàng phát hành phải gánh chịu. Loại lỗi này thƣờng liên quan đến sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau về ngày phát hành, ký hậu, số tiền,v.v.
Thứ ba: do tiến hành kiểm tra chứng từ vƣợt quá thời hạn quy định cho phép 5 ngày làm việc của ngân hàng. Để xảy ra trƣờng hợp này, nếu chứng từ có sai sót, ngân hàng phát hành mất quyền từ chối trả tiền, trong khi đó nhà nhập khẩu đƣợc khƣớc từ thanh toán cho ngân hàng đối với những lỗi đó.
Thứ tƣ: do bộ chứng từ hoàn hỏa nhƣng ngân hàng lại bắt lỗi để từ chối trả tiền. Nếu nhà nhập khẩu đồng ý chắc chắn sẽ không trả tiền ra nƣớc ngoài,
71
dẫn tới nguy co bị nhà xuất khẩu khiếu kiện. Những lỗi này thƣờng liên quan đến việc ký hậu vận đơn. Với thực tế rủi ro trong thanh toán L/C rất lớn, các ngân hàng cần hết sức quan tâm tới việc kiểm tra chứng từ. Chứng từ đƣợc lập theo L/C và chịu sự chi phối của các văn bản pháp luật liên quan, thƣờng là UCP. Đây là cơ sở rất cụ thể để kiểm tra, nhƣng các ngân hàng vẫn mắc vào những tình huống nêu trên, dẫn đến rủi ro trong thanh toán L/C. Nguyên nhân từ nhiều phía, nhƣng quan trọng nhất là do trình độ cán bộ thanh toán quốc tế của ngân hàng còn bất cập, chƣa đáp ứng yêu cầu công việc. Thực tế cho thấy mức độ rủi ro phụ thuộc chủ yếu vào ngân hàng phát hành, ngân hàng giữ vai trò hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng và cả cho nhà nhập khẩu. Những rủi ro trên thƣờng chiếm một tỷ lệ rất thấp ở những nƣớc phát triển, những ngân hàng có trình độ thanh toán cao, sử dụng công nghệ hiện đại, kiểm tra chứng từ bằng máy
- Hơn nữa, khả năng thu thập thông tin, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp còn bất cập và chƣa đƣợc chú trọng dẫn đến việc phân loại khách hàng, xem xét phƣơng án kinh doanh của khách hàng không chính xác. Điều này đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp vi phạm các cam kết trong thanh toán.
- Thực lực tài chính của ngân hàng là một trong những yếu tố tạo nên uy tín và nguồn vốn của ngân hàng. Số liệu báo cáo 30/6/2011Tổng tài sản là 344,2 nghìn tỷ đồng, khá nhỏ so với hai ngân hàng quốc doanh còn lại (số liệu tƣơng ứng ngân hàng nông nghiệp là 534,9 nghìn tỷ và ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam là 421 nghìn tỷ đồng). Đây là một hạn chế không nhỏ mà Ngân hàng Ngoại thƣơng đang từng bƣớc khắc phục, tăng vốn trong quá trình cổ phần hóa đang tiến hành.
- Chƣơng trình công nghệ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nghiệp vụ của Ngân hàng. Từ khi chƣơng trình Trade Finance đƣợc chính thức đƣa vào
72
hoạt động, bên cạnh những mặt tích cực cũng gây ra một số khó khăn nhƣ: tác nghiệp của các thanh toán viên tăng lên nhiều so với chƣơng trình cũ. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến tốc độ phục vụ khách hàng của Vietcombank. Hơn nữa, việc thực hiện các tác nghiệp trong Trade Finance còn rất nhiều phần phải thực hiện bằng tay, làm mất thời gian, trong khi chƣơng trình hoàn toàn có thể hỗ trợ. Việc thay đổi địa chỉ, mã SWIFT của các ngân hàng nƣớc ngoài không đƣợc cập nhật trên hệ thống khiến cho việc tra soát của thanh toán viên gặp nhiều khó khăn. Về số liệu báo cáo, Adhoc Report ra đời đầu năm 2006 là một bƣớc ngoặt lớn của việc làm báo cáo, tuy nhiên chƣơng trình này sẽ tốt hơn nhiều nếu có thể tự động cập nhật số liệu.
2.5.2. Nguyên nhân khách quan
- Các văn bản, chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc còn thiếu ổn định, thƣờng xuyên bị điều chỉnh. Điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến các bên trong thanh toán quốc tế bằng thƣ tín dụng. Nhƣ chính sách thƣơng mại, Chính phủ và các bộ ngành có liên quan thƣờng xuyên có những thay đổi về danh mục các mặt hàng đƣợc phép xuất nhập khẩu, biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng, điều kiện để doanh nghiệp đƣơc phép hoạt động xuất khẩu, song thời gian kể từ khi ra quyết định đến khi quyết định có hiệu lực thi hành thƣờng là ngắn, không đủ để các doanh nghiệp dự tính sắp xếp kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong hoạt động xuất khẩu các thủ tục hành chính còn rƣờm rà, chƣa có sự liên kết phối hợp giữa các ban ngành, các quy định còn chồng chéo gây phiền toái cho khách hàng, tốn kém thời gian và chi phí. Chính phủ cũng chƣa xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của ngân hàng khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, quy định về mở thƣ tín dụng trả chậm chƣa rõ ràng, nhiều doanh nghiệp coi đây nhƣ là một hình thức tài trợ vốn vay dài hạn, tranh thủ nguồn vay của nƣớc ngoài mở thƣ tín dụng
73
trả chậm tràn lan, tiền hàng thu đƣợc lại quay vòng khiến cho đến khi thƣ tín dụng không thanh toán đƣợc dẫn đến ngân hàng phải đứng ra trả thay.
- Hoạt động xuất nhập khẩu với doanh số chƣa cao, các doanh nghiệp nhập khẩu hoạt động không mấy hiệu quả, quay vòng vốn chậm, bị thua lỗ dẫn đến không có tiền trả ngân hàng khi đến hạn thanh toán.
- Tỷ giá hối đoái không ổn định, thị trƣờng ngoại hối chƣa phát triển dẫn đến những cơn sốt về ngoại tệ, khan hiếm nguồn ngoại tệ phục vụ thanh toán thƣ tín dụng nhập khẩu, nhất là thƣ tín dụng trả chậm khiến doanh nghiệp thiệt thòi, giảm hiệu quả kinh doanh và gây khó khăn cho ngân hàng trong việc giục khách hàng thanh toán.
- Thêm vào đó, môi trƣờng pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế còn thiếu và chƣa đồng bộ. Chính phủ chƣa có văn bản pháp lý về hoạt động thanh toán quốc tế, nhất là những quy định cụ thể về việc hƣớng dẫn áp dụng các thông lệ quốc tế nhƣ UCP, INCOTERMS, hoạt động thanh toán quốc tế chƣa thực sự đƣợc bảo vệ bởi một hành lang pháp lý khi có tranh chấp xảy ra. Một số văn bản của Ngân hàng Nhà nƣớc quy định chƣa cụ thể, gây ra sự hiểu biết khác nhau giữa thực tế diễn ra tại các ngân hàng và thanh tra ngân hàng Nhà nƣớc dẫn đến áp dụng không thống nhất, gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng.
- Tình trạng cán cân thanh toán Việt Nam luôn thâm hụt cũng làm ảnh hƣởng tới hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và theo phƣơng thức tín