Về hoạt động thanh toán xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 66)

- Rủi ro tín dụng

Hiện nay trong thanh toán hàng xuất khẩu tại Vietcombank thực hiện chiết khẩu chứng từ dƣới hai hình thức: Chiết khấu miễn truy đòi và chiết khấu truy đòi. Thông thƣờng Vietcombank thực hiện chiết khấu truy đòi để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng vì ngân hàng có quyền truy đòi khách hàng trong trƣờng hợp bên nƣớc ngoài từ chối thanh toán. Chiết khấu truy đòi đƣợc áp dụng cho cả L/C trả ngay và L/C trả chậm. Đối với L/C trả chậm, việc

58

chiết khấu chỉ đƣợc thực hiện khi nhận đƣợc điện chấp nhận thanh toán hoặc hối phiếu đƣợc ký hậu chấp nhận thanh toán vào ngày đáo hạn bởi Ngân hàng phát hành. Số tiền chiết khẩu tùy từng trƣờng hợp cụ thể mà áp dụng linh hoạt nhƣng không vƣợt quá 90% trị giá bộ chứng từ đƣợc chiết khấu. Doanh số cho vay chiết khấu tại Vietcombank tăng qua các năm do nhu cầu vay vốn sản xuất hàng xuất khẩu. Thực chất đây là một khoản cho vay đƣợc thế chấp bởi bộ chứng từ hàng xuất theo L/C. Theo quy định, nếu quá 60 ngày kể từ ngày chiết khấu mà Vietcombank không nhận đƣợc thông báo trả tiền của Ngân hàng nƣớc ngoài thì Ngân hàng có quyền tự động trích nợ tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ. Nếu tài khoản hết số dƣ thì chuyển sang nợ quá hạn và phòng tín dụng có trách nhệm theo dõi và thu nợ.Trong thời gian qua, rủi ro trong tín dụng tại Vietcombank dƣới hình thức chiết khấu truy đòi, miễn truy đòi xảy ra khi có những doanh nghiệp sau khi nhận hàng chiết khấu chứng từ, do tình hình làm ăn kém hiệu quả nên không thực hiện đƣợc nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng, hiện tƣợng nợ nần thanh toán cho ngân hàng là tƣơng đối phổ biến hoặc do khách hàng làm ăn kém hiệu quả nên không thực hiện đƣợc nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng, hoặc do khách hàng tìm mọi lý do khác để chậm thanh toán cho Vietcombank

- Lỗi do lập chứng từ hàng xuất:

Vietcombank đóng vai trò là Ngân hàng thông báo L/C hay là Ngân hàng chiết khấu. Trên thực tế hiện nay, trong hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank thì rủi ro lỗi chứng từ thƣờng phát sinh do các nguyên nhân nhƣ cán bộ chƣa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, việc kiểm soát chứng từ không cẩn thận, lập thiếu chứng từ, thiếu nội dung, do thời gian chậm. Lỗi chứng từ hàng xuất đang là hiện tƣợng phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, chủ yếu là các lỗi chứng từ xuất trình thiếu về số lƣợng, muộn về thời gian, không đủ nội dung,v.v.

59

Bảng 2.7 Tỷ lệ lỗi chứng từ hàng xuất tại Vietcombank

Chứng từ xuất trình Tỷ lệ năm 2010 Tỷ lệ năm 2011

Chứng từ phù hợp 27% – 30% 34% - 38% Chứng từ sai sót trong đó + Sai sót do vi phạm hợp đồng +Sai sót do kỹ năng lập chứng từ 73% - 70% 19% - 35% 81% - 65% 66% - 62% 25% - 26.5% 75% - 73.5%

(Nguồn: Thống kê ban tài trợ thương mại năm 2010,2011)

Trong thực tiễn thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ, thanh toán viên ngân hàng đã gặp không ít trƣờng hợp không thực hiện đúng thời hạn kiểm tra chứng từ hoặc buộc phải từ chối không thanh toán cho khách hàng. Lý do là ngƣời xuất khẩu tuy đã đƣợc nhắc nhở song vẫn không nộp chứng từ kịp thời. Chứng từ khách hàng lập còn nhiều sai sót, khả năng kiểm soát của Ngân hàng Ngoại thƣơng chƣa cao, không tuân thủ những điều kiện và điều khoản quy định trong thƣ tín dụng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)