Yêu cầu của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Tổ chức triển khai chương trình đào tạo liên thông từ Cao đẳng lên Đại học ở trường Đại học Điện lực (Trang 81)

- Trưởng khoa Phó khoa phụ trách đào

3.2.Yêu cầu của các biện pháp đề xuất

T Nội dung trưng cấ uý kiến

3.2.Yêu cầu của các biện pháp đề xuất

- Việc đề ra các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đào tạo liên thông ở Khoa Hệ thống điện - Trường Đại học Điện lực một mặt dựa vào

cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu, mặt khác dựa vào kết quả phân tích thực trạng công tác quản lí đào tạo của nhà trường. Ngoài việc căn cứ vào những nguyên nhân cơ bản chủ quan và khách quan đã rút ra những năm qua, còn phải căn cứ vào quan điểm của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước; chương trình phát triển kinh tế của địa phương, chính sách xã hội và quy hoạch tổng thể trong từng giai đoạn định hướng cho ngành giáo dục và đào tạo cho nguồn nhân lực cho xã hội.

- Các biện pháp đề xuất phải phù hợp các quy định về ĐTLT của Bộ giáo dục và Đào tạo, phù hợp với hoạt động ĐTLT tại Trường Đại học Điện lực và đặc biệt phải phù hợp với đặc thù của chuyên ngành Hệ thống điện. Cụ thể:

+ Khuyến khích và tạo cơ chế tạo môi trường thuận lợi để huy động được nhiều các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các hoạt động ĐT nói chung và ĐTLT nói riêng.

Mục tiêu của công tác đào tạo liên thông là phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH với chất lượng cao hơn so với hiện nay, công tác đào tạo phải đáp ứng được yêu cầu mới của Đất nước về tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

+ Để thực hiện tất cả các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của ngành HTĐ, của Bộ GD&ĐT, Khoa Hệ thống điện - Trường Đại học Điện lực phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo liên thông để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng và hiệu quả phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và địa phương.

Một phần của tài liệu Tổ chức triển khai chương trình đào tạo liên thông từ Cao đẳng lên Đại học ở trường Đại học Điện lực (Trang 81)