- Trưởng khoa Phó khoa phụ trách đào
T Nội dung trưng cấ uý kiến
3.2.6. Biện pháp quản lí việc ĐTLT tại các cơ sở liên kết
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Coi trọng công tác liên kết trong đào tạo là mục tiêu quan trọng nhằm vừa nâng cao trình độ cho giáo viên, vừa có thêm nguồn thu để bổ sung nguồn tài chính trong ĐTLT.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
+ Cần mở rộng việc liên kết đào tạo với các cơ sở khác, với các doanh nghiệp tạo môi trường thực tế sản xuất cho sinh viên tiếp cận với thực tế sản xuất giúp các em ra trường không bỡ ngỡ.
+ Liên kết đào tạo là hình thức tăng thêm nguồn thu nhập, tạo ra khả năng quan hệ của giáo viên, của sinh viên. Đặc biệt là có được nguồn thu nhất
định để tái sản xuất mở rộng đồng thời thực hiện quan điểm và sơ chế hiện nay khoán thu, khoán chi cho cơ sở.
+ Xây dựng hành lang pháp lí mềm dẻo giữa các cơ sở đào tạo với nhau, xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa nhà trường, giữa Khoa với các đơn vị sản xuất. Thường xuyên cung cấp thông tin về nhu cầu ngành, nghề đào tạo giữa Khoa với nhà trường, giữa Khoa với đơn vị sản xuất, khả năng đáp ứng và điều kiện để tổ chức ĐTLT có hiệu quả.
+ Xác định đúng mục tiêu và chương trình đào tạo đúng với định hướng của ngành và của Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định.
+ Xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể. Xây dựng hợp đồng liên kết đào tạo lôgic phù hợp đảm bảo tỷ lệ tham gia cùng giảng dạy của các bên hài hoà.
+ Khuyến khích và hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh và cả cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đến các cơ sở làm việc để sử dụng có hiệu quả ngay những vật tư thiết bị đã được thực hành.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Kế hoạch ĐTLT của Khoa phải được các phòng, ban phối hợp với Phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch và công khai kế hoạch này cho các đối tác.
Phòng Đào tạo thực hiện chức năng theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch liên kết. Xây dựng kế hoạch kiểm tra và thực hiện các kế hoạch đó.
Nhà trường cũng nên phối hợp với các Trung tâm giới thiệu việc làm trong ở các địa phương để giới thiệu việc làm cho chính sinh viên khi tốt nghiệp. Đây cũng là cách tạo nên chất lượng "thương hiệu” và bảo hành những "thương phẩm" đã được tạo ra từ chính nhà trường. Mời các giáo viên dạy giỏi, chuyên gia và các giáo viên ở các trường Đại học khác về cùng tham gia thỉnh giảng.