Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu Tổ chức triển khai chương trình đào tạo liên thông từ Cao đẳng lên Đại học ở trường Đại học Điện lực (Trang 77)

- Trưởng khoa Phó khoa phụ trách đào

2.3.4.Đánh giá thực trạng

T Nội dung trưng cấ uý kiến

2.3.4.Đánh giá thực trạng

- Đánh giá ưu điểm và tồn tại của công tác quản lí ĐTLT ở Khoa Hệ thống điện.

+ Ưu điểm:

Sự phát triển của ngành Hệ thống điện cả nước nói chung là rất nhanh chóng và có nhiều đổi mới cả về trang thiết bị, công nghệ và con người. Trong đó, có sự đóng góp của Khoa Hệ thống điện.

Khoa là nơi đào tạo nhiều kỹ sư, cử nhân có trình độ, phẩm chất tốt bổ sung cho nguồn nhân lực viễn thông trong sự phát triển như vũ bão của ngành thông tin.

Có được kết quả trên, trước hết là có công sức của cán bộ quản lí, đội ngũ giáo viên đã xác định đúng vị trí vai trò của người thầy trong giai đoạn hiện nay. Khoa Hệ thống điện đã triển khai thành công nhiệm vụ đa dạng hóa các phương thức đào tạo nhằm đáp ứng mọi nhu cầu học tập của người học. Khoa đã áp dụng chuẩn chung về chương trình đào tạo và kiểm tra đánh giá. Thông qua các Hội nghị, Khoa đã chỉ đạo công tác đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm của người học.

Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá được đa dạng hóa nhằm đảm bảo nghiêm túc khách quan, chính xác công bằng và phù hợp với những phương thức đào tạo. Phương pháp kiểm tra cho phép đánh giá được mức độ tích lũy được của học sinh sinh viên về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành cũng như năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của người học. Công tác tổ chức thi kết thúc học phần được tổ chức khách quan, trung thực, đảm bảo quy chế từ đó giúp sinh viên có ý thức trách nhiệm trong học tập, kịp thời rút kinh nghiệm điều chỉnh phương pháp tiếp cận môn học, cách học cho những môn sau, tiết sau hiệu quả hơn môn trước, tiết trước.

Kết quả học tập của HSSV được thông báo công khai kịp thời theo quy định, được lưu giữ đầy đủ, chính xác và an toàn tạo ra những thuận lợi về nhiều mặt cho sinh viên trong quá trình học tập.

Văn bằng tốt nghiệp và chứng chỉ học tập được cấp đúng quy định tạo điều kiện cho sinh viên tham gia một cách hiệu quả vào thị trường lao động.

Đội ngũ cán bộ quản lí nhiệt tình, giáo viên trẻ năng động, xông xáo mạnh dạn, cầu tiến bộ. Trình độ đào tạo cơ bản, có bản lĩnh và luôn cầu tiến bộ. Đến nay chất lượng đào tạo liên thông tăng lên rõ rệt.

+ Tồn tại:

Đối với Khoa và đội ngũ giáo viên:

Vì khả năng nguồn tài chính còn hạn hẹp nên điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy vẫn chưa đồng bộ, thiếu đa dạng về chủng loại. Đội ngũ giáo viên còn trẻ, kinh nghiệm quản lí học sinh, sử dụng phương pháp giảng dạy chưa thực sự linh hoạt, chưa phát huy hết khả năng.

Với một số ngành nghề khác cùng nhóm ngành Hệ thống điện phải học chuyển đổi bổ sung kiến thức trước khi dự thi, nhưng để tạo cho sinh viên có cơ hội học tập nên chủ trương của Ban lãnh đạo sẽ tổ chức học chuyển đổi trong thời gian học chính. Chính vì vậy thời gian dành cho chuyển đổi môn học, nghiên cứu tài liệu, soạn bài giảng chưa nhiều, nên chất lượng giảng dạy chưa cao.

Đối với học sinh, sinh viên

Do phần lớn sinh viên khi tốt nghiệp hệ Cao đẳng đều xin việc làm, vì vậy việc học liên thông hầu như được thực hiện ngoài giờ hành chính nên khả năng nhận thức, tiếp thu bài giảng bị hạn chế, sự kết hợp quản lí giáo dục giữa nhà trường - gia đình sinh viên còn ít.

+ Nguyên nhân:

- Lãnh đạo nhà trường nắm được chủ trương và có kế hoạch nhằm mở rộng ĐTLT, quan tâm đến chất lượng và số lượng sinh viên đào tạo. Đối với Khoa Hệ thống điện trong 4 năm từ 2008 đến 2012 đã được đầu tư xây dựng

cơ bản với các dự án đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị phục vụ đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục (kể cả ĐTLT) với tổng mức kinh phí đầu tư lên đến gần 6 tỷ đồng.

Trong công tác quản lí, chỉ đạo tuyển sinh và đào tạo được Khoa luôn quan tâm đổi mới. Ban lãnh đạo khoa chủ động, mạnh dạn tìm hướng đi, cách làm. Quá trình thực hiện đều phân công, giao quyền chi tiết trong từng lĩnh vực cho cán bộ quản lí và các tập thể phòng, ban hợp lí. Đi đôi với việc tuyển sinh đào tạo đa dạng, Khoa còn tổ chức những đợt điều tra xã hội học về việc sinh viên hệ liên thông tốt nghiệp ra trường được sử dụng bao nhiêu %, bao nhiêu phần trăm đúng ngành nghề, chất lượng đào tạo liên thông như thế nào...

Tiểu kết chương 2

Thực trạng công tác quản lí quá trình ĐTLT ở Khoa Hệ thống điện cho thấy Khoa đã thực hiện công tác đào tạo liên thông dựa trên kinh nghiệm quản lý đào tạo các hệ khác và đã đạt được một số thành tựu, song cũng đã bộc lộ một số hạn chế bất cập ở các khâu trong quá trình ĐTLT như: Đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu và yếu; mục tiêu, nội dung chương trình, giáo trình còn chưa phù hợp, chất lượng công tác quản lí kiểm tra đánh giá và đảm bảo chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra... Thực trạng này đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải đổi mới hoạt động quản lí đào tạo liên thông đối với Hệ thống điện trường Đại học Điện lực.

Nhằm củng cố, duy trì và phát triển công tác ĐTLT có chất lượng cần có các biện pháp quản lý hữu hiệu.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Tổ chức triển khai chương trình đào tạo liên thông từ Cao đẳng lên Đại học ở trường Đại học Điện lực (Trang 77)