- Trưởng khoa Phó khoa phụ trách đào
T Nội dung trưng cấ uý kiến
3.2.1. Đổi mới công tác tuyển sinh ĐTLT
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Chúng ta đều biết công tác tuyển sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện thắng lợi chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước giao. Đảm bảo sự công bằng trong việc thoả mãn nhu cầu người muốn học, giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu học tập và khả năng đáp ứng của nhà trường.
Chất lượng đầu vào cao hay thấp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo của nhà trường vì vậy công tác tuyển, chọn sinh viên là công tác hết sức quan trọng và cần được quan tâm đúng mức. Trong công tác tuyển sinh của nhà trường ngoài việc đảm bảo Quy chế còn phải đúng tinh thần chỉ đạo trong việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Tuyển sinh liên thông là khâu mở đầu của quá trình ĐTLT. Chất lượng của công tác tuyển chọn sinh viên thể hiện ở 3 khâu của yêu cầu: Tuyển đủ chỉ tiêu Bộ Giáo dục và Đào tạo giao; Tuyển đúng cơ cấu ngành học; Lựa chọn đúng những học sinh đủ tiêu chuẩn theo Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học (Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13/02/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT”).
- Tuyển đủ chỉ tiêu: Chỉ tiêu ĐTLT nằm trong chỉ tiêu tuyển sinh ngành học được Bộ giáo dục và đào tạo phân bổ vì vậy trường cần cân đối chỉ tiêu cho ĐTLT
- Tuyển đúng cơ cấu: Liên thông dọc có những yêu cầu về liên thông ngành đào tạo và trình độ đào tạo. Nội dung này cần được quán triệt trong toàn bộ kế hoạch và thực hiện khâu tuyển sinh cho ĐTLT.
- Lựa chọn SV đủ tiêu chuẩn tuyển sinh cho ĐTLT được BGD&ĐT quy định. Càn nghiên cứu kỹ các tiêu chuẩn và hướng dẫn các văn bản pháp quy để thực hiện cho đúng việc tuyển sinh cho hệ ĐTLT.
3.2.1.3. Tổ chức thực hiện biện pháp
Để hạn chế những thiếu sót, trong quá trình tuyển chọn và ĐTLT của Khoa nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và địa phương Khoa Hệ thống điện - Trường Đại học Điện lực cần đổi mới một số nội dung tuyển chọn sinh viên đó là:
- Cải tiến cách tiếp nhận hồ sơ sinh viên theo hướng chuyên môn hoá, người tiếp nhận hồ sơ phải am hiểu quy chế, am hiểu nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành Hệ thống điện và các chuyên ngành cùng khối ngành, nhằm tạo thuận lợi trong việc tiếp nhận thí sinh.
- Nâng cao lên một bước mới trong việc trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau giữa trường với các cơ sở ĐTLT khác.
- Mở rộng ĐTLT liên thông theo hướng tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người học, mở ra cơ hội tìm việc làm và nâng cao trình độ của sinh viên.
- Điều kiện để thực hiện biện pháp
+ Lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ có hiểu biết, có kinh nghiệm làm công tác tuyển sinh, chọn sinh viên.
+ Sử dụng nguồn kinh phí tương ứng theo nhu cầu công tác tuyển sinh như: in tờ rơi, thông báo, chi phí quảng cáo...
+ Khuyến khích vật chất cho người làm công tác tuyển sinh và quảng cáo có hiệu quả.
+ Ưu tiên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, chính trị cho cán bộ, giáo viên.
+ Không phải chỉ nâng cao chuẩn hoá cán bộ giảng dạy ở cơ sở ĐTLT là đủ, mà để cho công tác quản lí ĐTLT phát triển, tiến tới chúng ta phải chuẩn hoá và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ hành chính, cán bộ làm công tác kế toán, tài chính đảm bảo cho đội ngũ tinh thông nghề nghiệp hoạt động đúng chuẩn mực kế toán Việt nam mà còn có hiểu biết đầy đủ về chính sách, chế độ dành cho người đào tạo liên thông từ đó tham mưu cho lãnh đạo việc huy động, sử dụng nguồn tài chính đúng mục đích có hiệu quả.