Đánh giá hiệu quả của các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học môn ngữ văn chương trình Trung học phổ thông (Trang 86)

9. Cấu trúc luận văn

3.5. Đánh giá hiệu quả của các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp

Ngữ Văn đã tổ chức thực nghiệm

Sau khi tổ chức thực nghiệm các hoạt động ngoài giờ lên lớp, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra cho học sinh. Mục đích của việc phát phiếu điều tra là nhằm thu được ý kiến, cảm nhận của các em về tác dụng của các kiến thức hoạt động ngoài giờ lên lớp với việc học chính khóa của các em.

Chúng tôi phát phiếu cho 174 học sinh của 4 khối lớp 10 và khối 11. Với câu hỏi: „Em thấy các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp này có tác

dụng như thế nào với việc học chính khóa?”, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Thống kê ý kiến của học sinh về tác dụng của các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Tác dụng của các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Số lƣợng (Ý kiến) Tỉ lệ (%) Tăng hứng thú học tập chính khóa 60 34.5 Củng cố, mở rộng kiến thức đã được 97 55,7

Rèn luyện các kĩ năng văn

học 13 7,5

Giải trí, giảm căng thẳng

sau giờ học chính khóa 4 2,3

Với câu hỏi: “Em cảm thấy như thế nào khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn?”, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 3.2. Thống kê ý kiến của học sinh về mức độ hứng thú với các hoạt động NGLL đã tổ chức Mức độ hứng thú Số lƣợng (ý kiến) Tỉ lệ (%) Rất hứng thú 120 68,9 Tương đối hứng thú 27 15,5 Hứng thú 22 12,6 Bình thường 45 2,8 Không hứng thú 0 0

Với câu hỏi: “Nội dung kiến thức đưa ra trong các hình thức hoạt động NGLL có phù hợp với khả năng nhận thức của em không?” Chúng tôi nhận được kết quả trong bảng sau:

Bảng 3.3. Thống kê ý kiến của học sinh về nội dung kiến thức đưa ra trong các hoạt động NGLL Ngữ Văn

Nội dung kiến thức

đƣa ra … Số lƣợng (ý kiến) Tỉ lệ (%)

Quá khó 2 1,3

Quá dễ 14 8,0

Phù hợp 85 48,8

Nội dung rộng, bao quát 73 41,9

Để thu được ý kiến của học sinh về sự phù hợp của hình thức tổ chức hoạt động NGLL với năng lực của các em, trong phiếu điều tra chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Theo em, cách dạy học kết hợp giữa việc tổ chức các HĐNGLL với học chính khóa có phù hợp với năng lực của các em không?”

Bảng 3.4. Thống kê ý kiến của học sinh về mức độ phù hợp với năng lực của các em giữa việc tổ chức các HĐNGLL và học chính khóa.

Mức độ phù hợp Số lƣợng (Ý kiến) Tỉ lệ (%)

Rất phù hợp 89 51,1

Phù hợp 80 45,9

Bình thường 5 3,0

Không phù hợp 0 0

Qua việc phân tích những kết quả xử lý phiếu phỏng vấn học sinh, cùng với quá trình trao đổi, tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp trong nhóm Văn của nhà trường, chúng tôi đã rút ra được một số đánh giá, nhận xét về hiệu

quả của việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học bộ môn Ngữ Văn ở nhà trường phổ thông như sau:

Các hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng rất lớn đối với việc học chính khóa của các em. Kết quả điều tra cho thấy: Có tới 55,7% ý kiến cho rằng các hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng củng cố, mở rộng các kiến thức đã được học; 34,5% cho rằng những hoạt động này giúp tăng hứng thú học tập chính khóa và 7,5% nhận thấy các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp rèn luyện các kỹ năng văn học. Chỉ rất ít (2,3%) học sinh cho rằng hoạt động ngoài giờ lên lớp đơn thuần chỉ là những hình thức vui chơi, giúp giảm căng thẳng sau giờ học chính khóa. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng hầu hết các em đã nhận thức được hiệu quả mà các hoạt động ngoài giờ lên lớp đem lại cho bản thân. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc các hoạt động ngoài giờ lên lớp được tổ chức đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra.

Để đạt được những mục tiêu trên, trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã rất chú ý đến việc soạn câu hỏi, đưa nội dung kiến thức vào hoạt động sao cho phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh. Có 48,8% học sinh cho rằng những kiến thức đưa ra trong các hoạt động là phù hợp với nhận thức của các em. Ngoài ra, còn có 41,9% học sinh cho rằng nội dung kiến thức rộng, bao quát. Một số ý kiến thấy rằng các câu hỏi quá dễ đối với các em. Đây là các trường hợp (8,0%) một số ít các em là hạt nhân đội tuyển học sinh giỏi văn các khối lớp. Và cũng có rất ít học sinh (1,3%) cho rằng câu hỏi quá khó với các em. Đây hầu hết là những học sinh yếu, kém, nhận thức chậm; và qua điều tra chúng tôi còn được biết là các em này rất lười học. Vì vậy, để các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp có thể thu được hiệu quả cao nhất, các giáo viên khi tổ chức hoạt động cũng cần hết sức lưu ý đến việc biên soạn các câu hỏi, biên soạn nội dung kiến thức đưa vào hoạt động.

Sau khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là sau buổi tổ chức cuộc thi “Rung chuông vàng”, trong dư âm của cuộc thi, chúng tôi đã

phỏng vấn trực tiếp các thí sinh tham gia và các cổ động viên. Đa số các em đều còn đang hết sức hứng khởi. Chúng tôi xin đưa ra một vài ý kiến:

- “Chúng em rất thích hình thức học tập này. Nếu như nhà trường thường xuyên tổ chức những cuộc thi như thế này, chắc chắn chúng em sẽ yêu môn Văn hơn nhiều”.

- “Nội dung câu hỏi không quá khó, nếu em tham gia thì chắc em cũng trả lời được đến câu 15”.

- “Cách dạy học như thế này vừa phù hợp với khả năng, vừa tạo được hứng thú học tập cho bọn em”.

Kết hợp với phiếu điều tra, chúng tôi thấy hầu hết các em đều cho rằng việc dạy học kết hợp giữa hình thức học chính khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp là phù hợp với năng lực của các em. Có 45,9% cho rằng phù hợp, 51,1% học sinh thấy rằng hình thức học như vậy rất phù hợp, chỉ có 3,0% các em thấy bình thường và không có em nào cho rằng hình thức học này không phù hợp.

Chính vì nhận thức như vậy nên các em rất hăng hái nhiệt tình tham gia các hoạt động . Sau khi các hoa ̣t đô ̣ng ngoài giờ lên lớp diễn ra , có tới 68,9% học sinh trả lời rằng các em rất hứng thú . Có 15,5% học sinh cảm thấy tương đối hứng thú , 12,6% thấy hứng thú và chỉ có 2% học sinh thấy bình thường . Đặc biệt , không có ho ̣c sinh nào không hề có hứng thú với các hoa ̣t đô ̣ng ngoài giờ lên lớp được tổ chức . Như vậy, có thể thấy các hoạt động ngoài giờ lên lớp đã ta ̣o được hứng thú cho ho ̣c sinh , từ đó giúp các em thêm yêu thích học tập môn Văn.

Quá trình theo dõi diễn biến của các buổi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, chúng tôi nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của các em sau mỗi buổi thi , sau mỗi tiết ho ̣c . Ở một vài buổi đầu , giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ cho các em cách thức chơi , cách thức trả lời . Nhưng càng về sau , sự chủ đô ̣ng , tích cực của các em càng được thể hiện rõ rệt . Lúc này, người giáo viên chỉ còn đóng

vai trò là người giám sát , theo dõi diễn biến hoa ̣t đô ̣ng của cá c em để đánh giá kết quả được khách quan và chính xác mà thôi .

Kết luâ ̣n chƣơng 3

Hiê ̣n nay trong các trường phổ thông trung ho ̣c trên cả nước , hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung và hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn nói riêng bước đầu đã được chú ý . Nhưng trên thực tế, cho đến nay, đây vẫn còn là một hoạt động mới mẻ chưa thu được nhiều thành công . Tuy nhiên cù ng với những đổi mới của chính sách giáo dục , là sự cố gắng của bản thân các trường, các giáo viên trong việc tạo r a những môi trường tốt , những điều kiê ̣n học tập cần thiết cho công tác dạy học nói chung và công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp nói riêng . Việc làm này đã mở ra nhiều thuâ ̣n lợi cho viê ̣c tổ chức có hiệu quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn cho ho ̣c sinh . Từ kết quả thực nghiê ̣m mà chúng tôi đã tiến hành , chứng tỏ mô ̣t điều : có thể và cần thiết phải phát triển mô ̣t cách ma ̣nh mẽ công tác này trong nhà trường hiê ̣n nay.

Quá trình thực nghiê ̣m sư pha ̣m cũng giúp chúng tôi nhâ ̣n thức được rằng: viê ̣c tổ chức các hình thức hoa ̣t đô ̣ng ngoài giờ lên lớp môn văn vui nhô ̣n, “ho ̣c mà chơi , chơi mà ho ̣c” cho ho ̣c s inh đã đem la ̣i những hiê ̣u quả đáng khích lê ̣ . Tuy số buổi hoa ̣t đô ̣ng ngoài giờ lên lớp cũng như các hình thức hoa ̣t đô ̣ng , tổ chức không nhiều nhưng ở ho ̣c sinh đã có sự chuyển biến rõ rệt cả về kiến thức lẫn kĩ năng . Các em đã được củng cố nâng cao kiến thức, đồng thời c ũng được rèn luyện các kĩ năng văn học . Đặc biệt là những hoạt động này đã tăng cường hứng thú học tập cho học sinh . Việc tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng giúp chúng tôi nhận ra: cần phải có những hình thức tổ c hức hoa ̣t đô ̣ng ngoài giờ lên lớp môn ngữ văn phù hợp để hỗ trơ ̣ viê ̣c ho ̣c chính khóa cho ho ̣c sinh , giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp, tạo niềm say mê văn chương cho các em , hình thành cho các em thói quen hoa ̣t đô ̣ng , tự chiếm lĩnh kiến thức mới , phát triển tư duy trừu tượng và

vì vậy sẽ nâng cao được chất lượng học tập cho học sinh . Không những thế , những hoa ̣t đô ̣ng ngoài giờ lên lớp còn giúp ho ̣c sinh khắc phục những khó khăn, hạn chế mà cá c em thường mắc phải trong quá trình ho ̣c tâ ̣p bô ̣ môn , củng cố khắc sâu và mở rộng kiến thức cho học sinh , đồng thời còn góp phần phát triển một cách toàn diện cho các em .

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học môn ngữ văn chương trình Trung học phổ thông (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)