9. Cấu trúc luận văn
3.4.2. Đánh giá kết quả trò chơi “Rút thăm trúng thưởng”
Thực nghiệm này, chúng tôi đã tiến hành triển khai ngay tại những lớp tôi trực tiếp giảng dạy và tổ chức nhiều lần. Những bài học ôn tập chương và bài ôn tập học kỳ, chúng tôi đều sử dụng hình thức này với mục đích củng cố, nâng cao kiến thức Ngữ Văn đã học cho học sinh.
Qua quá trình theo dõi, ghi chép những buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, qua việc kiểm tra điểm số của học sinh, chúng tôi nhận thấy đã có sự tiến bộ rõ rệt trong việc tiếp thu và tích lũy kiến thức môn văn của các em. Các em sẽ không còn cảm thấy việc học thuộc, ghi nhớ các kiến thức quá nặng nề, không thấy nhàm chán mỗi khi đến những bài ôn tập. Hình thức này khá đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại thu được những hiệu quả rất tích cực: hệ thống hóa, củng cố và nâng cao những kiến thức Ngữ Văn mà các em đã được học, tao cho các em sự hăng say, hứng khởi khi ôn tập các kiến thức.
Ngoài ra, vì đây là hình thức vui chơi – có thưởng nên các em rất hào hứng tham gia. Vì phải trả lời đúng mới được rút thăm nên các em đều rất cố gắng ôn tập, mạnh dạn trao đổi với bạn bè, thầy cô sau mỗi giờ học về những điều còn thắc mắc. Do vậy nên tinh thần cầu thị của mỗi cá nhân, tinh thần đoàn kết của tập thể được củng cố và phát huy. Thậm chí, ngay cả những em học sinh kém trong lớp cũng không còn rụt rè, thiếu tự tin nữa. Nhờ được sự động viên, gợi ý của các bạn và cô giáo, các em cũng nhiệt tình trả lời, dù sai cũng không nản chí, tiếp tục trả lời những câu hỏi tiếp theo. Một số học sinh ở hai lớp chọn (10A1 và 11A2) còn mạnh dạn đưa ra yêu cầu với chúng tôi: “Cô nên đưa thêm những câu hỏi khó hơn nữa”.
Chúng tôi thấy rằng hình thức này đã được các em tham gia rất nhiệt tình và hứng thú. Ở tất cả các lớp chúng tôi tiến hành thực nghiệm, các em đều “hẹn”: “Lần sau cô lại cho chúng em chơi trò “Rút thăm trúng thưởng” nữa nhé”.