Hoạt động ngoài giờ lên lớp có tính chất thực hành

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học môn ngữ văn chương trình Trung học phổ thông (Trang 33)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Hoạt động ngoài giờ lên lớp có tính chất thực hành

2.3.1.1. Đọc sách

Một trong những nhu cầu tinh thần lớn nhất của con người là đọc sách báo. Mặc dù hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, con người có thể cập nhật thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: từ internet, tivi… nhưng không phải vì thế mà nhu cầu đọc sách của con người giảm đi. Bởi đọc sách

là cách thức dễ nhất, đơn giản nhất để con người có thể nâng cao kiến thức cho bản thân.

Trong nhà trường phổ thông, việc đọc sách là hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng to lớn, bổ sung rất nhiều cho các giờ chính khóa. Đặc biệt là đối với bộ môn Văn - bộ môn đòi hỏi một tâm hồn nhạy cảm và kiến thức xã hôi phong phú. Việc đọc sách sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học Văn của các em: làm giàu thêm kiến thức văn học và xã hội đồng thời bồi dưỡng lòng đam mê đọc sách, vun đắp thêm tình yêu văn chương cho thế hệ trẻ.

Bên cạnh đó, đây cũng là hình thức hoạt động ngoài giờ lên lóp môn Ngữ Văn dễ thực hiện nhất. Bởi hầu hết các trường phổ thông đều có thư viện nên dễ dàng cho các em trong việc tìm tư liệu. Hơn thế, công việc đọc sách thường là bước chuẩn bị cần thiết cho các hoạt động ngoại khóa. Bất kỳ hoạt động nào cũng cần phải bắt đầu từ việc tìm tư liệu, đọc sách báo.

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng đọc sách báo là một hình thức đơn giản, dễ làm, tiết kiệm song hiệu quả của nó lại vô cùng lớn. Tuy nhiên trong khi thực hiện cũng cần lưu lý chấn chỉnh những quan niệm đọc sách sai lầm trong học sinh. Đó là việc hiện nay các em thường thích đọc tiểu thuyết, truyện kiếm hiệp, truyện tranh - những tác phẩm có tình tiết li kì hơn là việc đọc tài liệu khoa học, đặc biệt là những tác phẩm văn học phản ánh một thời lịch sử xã hội không còn phù hợp với thị hiếu của giới trẻ ngày nay. Người giáo viên phải định hướng cho học sinh hiểu rằng đọc sách không phải là một hoạt động giải trí mà đọc sách là một công việc phục vụ cho mục đích học tập. Vì thế nên phải có phương pháp, kỹ năng cụ thể. Và người giáo viên thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở các em học sinh để việc đọc sách của các em đạt được hiệu quả cao hơn.

* Phương pháp đọc sách hiệu quả

Để việc đọc sách của học sinh đạt được hiệu quả tốt nhất, người giáo viên có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Giới thiệu sách

Đọc sách là công việc của học sinh và tùy theo nhu cầu cũng như trình độ của bản thân mà các em tự lựa chọn đầu sách và số lượng sách cho mình. Tuy nhiên, để việc đọc sách phục vụ có hiệu quả cho bộ môn Văn, giáo viên cần phải định hướng cho học sinh. Trước tiên, khi bắt đầu vào năm học, người giáo viên đưa ra một danh mục các sách tham khảo cho học sinh, để học sinh mượn thư viện hoặc tự mua. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh những sách nào cần thiết phải đọc và sách nào đọc khi có thời gian. Với bề dày kinh nghiệm và cảm nhận của một giáo viên dạy Văn, người thầy sẽ lựa chọn giúp các em những tác phẩm văn học có giá trị nội dung và nghệ thuật, mang tư tưởng sâu sắc. Ví dụ như trong chương trình lớp 10, ngoài những sách bắt buộc phải có như: sách giáo khoa Ngữ Văn, sách bài tập Ngữ Văn…, giáo viên giới thiệu thêm cho các em những cuốn sách phục vụ cho việc học tác phẩm trên lớp như: Tuyển tập ca dao - tục ngữ, Truyện cười dân gian Việt Nam, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Thần thoại Hi Lạp,

Nguyễn Trãi - tác gia, tác phẩm, Nguyễn Du - tác gia, tác phẩm…Với lớp 11,

có thể giới thiệu những cuốn như: Tinh hoa thơ mới, thẩm bình và suy ngẫm, Ba đỉnh cao thơ mới, Thi nhân Việt Nam, Hồ Xuân Hương, tác giả, tác phẩm,

Xuân Diệu, tác giả, tác phẩm…, lớp 12, giáo viên giới thiệu các cuốn sách

như: Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh, tác giả tác phẩm, Cách làm bài văn nghị luận xã hội…

Sau nữa, để kích thích trí tò mò, khơi dậy sự tích cực của các em học sinh, giáo viên có thể giới thiệu sơ qua nội dung, nhân vật nhưng bỏ ngỏ phần kết. Trong khi giới thiệu, nên đưa ra một vài chi tiết hấp dẫn để kích thích học

sinh tiếp tục tìm đọc sách. Sau khi giới thiệu sách, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách đọc sách.

Bước 2: Hướng dẫn đọc và ghi chép

Với mục đích đọc sách để bổ sung kiến thức, học sinh phải biết đọc như thế nào và ghi chép ra sao để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trước tiên, tùy theo loại sách mà có cách đọc phù hợp. Với những loại sách mới đọc lần đầu, có nhiều thuật ngữ khoa học chưa hiểu hết thì người đọc nên đọc chậm, kỹ, chỗ nào không hiểu có thể đánh dấu hoặc ghi ra để hỏi giáo viên khi cần thiết. Còn đối với những loại sách, những vấn đề quen thuộc, chúng ta nên đọc lướt, và ghi lại những chi tiết quan trọng, cần thiết.

Bên cạnh đó, người giáo viên cũng cần lưu ý hướng dẫn các em tốc độ đọc sách. Tốc độ đọc tùy thuộc vào trình độ và mục đích đọc sách của người đọc. Có thể có nhiều cách đọc: đọc lướt., đọc kỹ, đánh giá, nhận xét.

Để tìm thông tin thì nên áp dụng cách đọc lướt. Trước tiên nên đọc phụ lục sách để xem cuốn sách viết về vấn đề gì và vấn đề nào là vấn đề mình cần quan tâm. Sau đó đọc lướt nhanh phần nào có vấn đề liên quan một lượt, tiếp tục đọc chậm, kỹ lần thứ hai cho đến khi tìm thấy được nội dung mình đang cần tìm. Không nên quá sa đà vào những phần không cần thiết, không liên quan tránh tình trạng mất thời gian mà đôi khi lại quên mất mục đích ban đầu. Còn khi cần những kiến thức đầy đủ, sâu sắc về một tác giả, tác phẩm nào đó thì cần phải đọc kỹ để rút ra nhận xét đánh giá. Đề làm được điều này, yêu cầu người đọc có một trình độ học vấn nhất định và có khả năng nhìn nhận, phân tích, đánh giá vấn đề.

Đặc biệt, dù đọc theo cách nào thì người đọc sách cũng phải kết hợp với việc ghi chép. Ghi chép để giữ lại tư liệu trong khi đọc sách. Ghi chép trong khi đọc sẽ tập luyện cho học sinh kỹ năng tiếp nhận, thông hiểu tài liệu, văn bản, tác phẩm văn học… góp phần hoàn thiện kỹ năng đọc hiểu - một kỹ năng rất quan trọng đối với học sinh phổ thông. Đồng thời ghi chép trong khi

đọc sách còn giúp học sinh rèn luyện khả năng ngôn ngữ, tập cho các em khả năng tóm tắt tài liệu, trình bày mạch lạc, gãy gọn một vấn đề khoa học.

Người giáo viên nên hướng dẫn cho các em cách ghi chép. Các em nên ghi chép một cách khoa học theo mẫu cụ thể sau: tên sách, tác giả, nội dung chủ yếu của cuốn sách. Bên cạnh đó, khi gặp một câu văn, một câu thơ, một cách dùng từ hay mà các em thấy thích và thấy có thể phục vụ cho việc làm văn của mình, các em cũng nên ghi vào. Các em nên ghi vào một quyển sổ tay, đánh dấu những phần có liên quan đến bài học chính khóa để khi cần có thể dễ dàng tìm ra.

Những thông tin mà các em thu nhận được từ việc đọc sách sẽ làm phong phú thêm vốn hiểu biết của các em về văn chương. Từ đó, các em sẽ nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của việc đọc sách, đồng thời giúp các em nhận ra giá trị đích thực của văn chương: “Văn học là nhân học”.

Như vậy, ta có thể nhận thấy rằng việc đọc sách đóng vai trò vô cùng quan trọng và có tác dụng to lớn với việc học văn. Vì vậy, người giáo viên cần tổ chức một cách có hiệu quả việc đọc sách cho các em để có thể phát huy được hết những lợi ích do việc làm này đem lại.

2.3.1.2. Hoạt động làm báo tường

* Mục đích, ý nghĩa của việc làm báo tường:

Làm báo, viết báo là những hoạt động có tác dụng rất lớn trong việc phát triển năng lực sáng tác văn chương của học sinh - đặc biệt là đối với những em có khả năng và lòng đam mê thực sự đối với văn chương. Hiện nay trong nhà trường phổ thông, có nhiều hình thức làm báo: báo tường, báo quyển, báo bảng, tập san… Tuy nhiên, nhìn chung đến nay, phổ biến nhất trong nhà trường phổ thông vẫn là báo tường.

Báo tường thường được tổ chức thường kì, mỗi kì thường chỉ khoảng mười lăm bài viết không hạn chế về thể loại và có tranh vẽ minh họa. Tất cả được trình bày vào một tờ giấy A0 treo trên tường. Đó là tờ báo chung

cho một tổ, một lớp. Mỗi thành viên đều có quyền tham gia viết bài theo chủ đề mà Đoàn thanh niên đề ra. Viết báo tường có tác dụng nhiều mặt đối với học sinh.

Tờ báo tường là nơi học sinh có thể tự do thoải mái viết về những hiện tượng, vấn đề xảy ra trong môi trường của chính các em. Nội dung tờ báo có thể phản ánh suy nghĩ của các em về vấn đề học tập, đạo đức của học sinh hiện nay, về tình hình lớp học, về mái trường, về thầy cô… Bên cạnh đó, các em cũng có thể viết những mẩu chuyện cười, những câu chuyện hài hước thể hiện đúng tâm lý lứa tuổi các em, phê phán những thói hư tật xấu còn tồn tại và cần được thay đổi, sửa chữa.

Hơn nữa, tham gia viết báo tường, các em sẽ phát huy được những năng lực, sở trường vốn còn tiềm ẩn của bản thân như khả năng sáng tác thơ, truyện ngắn, nhạc, khả năng hội họa…Điều này sẽ rèn luyện và nâng cao khả năng sáng tác, cảm thụ tác phẩm cho học sinh. Từ đó kích thích hứng thú của các em đối với bộ môn Văn.

Chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy những tác dụng to lớn của tờ báo tường đối với các em học sinh. Bên cạnh có hiệu quả phản ánh đời sống tâm tư, tình cảm của các em, tờ báo tường còn có tác dụng củng cố kiến thức văn học, bổ trợ chính khóa và nhất là rèn luyện, phát huy khả năng văn chương cho học sinh.

* Thành lập và duy trì hoạt động của tổ báo tường:

Để hoạt động làm báo tường được duy trì thường xuyên và có hiệu quả thì mỗi lớp phải thành lập một tổ làm báo tường. Cứ tạm gọi nhóm này là nhóm phóng viên thường trực. Đây là những em có khả năng văn học, có tư duy nhạy bén, óc quan sát tốt, tinh tế. Các em sẽ sáng tác bài viết cho tờ báo. Bên cạnh đó, tổ báo tường cũng cần một vài em viết chữ đẹp để trình bày báo. Trong tổ làm báo nên chia thành các nhóm: nhóm trang trí, nhóm sáng tác và nhóm biên tập. Nhóm biên tập sẽ chịu trách nhiệm tuyển chọn bài, sắp xếp

các mục cho tờ báo tường. Ngoài nhóm phóng viên thường trực, cũng cần huy động những bài viết của các thành viên khác trong lớp - đây chính là những cộng tác viên của tờ báo.

Hiện nay trong trường phổ thông thường chỉ tổ chức làm báo tường vào những dịp kỉ niệm như: kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày Quốc tế phụ nữ: 8-3, ngày thành lập đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26-3 với tính chất thi đua , chào mừng . Tờ báo tường văn ho ̣c đã có mô ̣t tổ làm báo tường chuyên nghiê ̣p nên ra nhiều số khác trong năm với các chủ đề về văn học, tiếng viê ̣t hay vấn đề môi trường , vấn đề phòng chống tê ̣ na ̣n ma túy học đường, an toàn giao thông… Làm được điều này sẽ rèn luyê ̣n khả năng viết văn và mở rô ̣ng vốn hiểu biết xã hô ̣i cho ho ̣c sinh .

Vai trò của giáo viên trong hoa ̣t đô ̣ng làm báo tường là người hướng dẫn, đi ̣nh hướng cho h ọc sinh. Giáo viên có thể tham gia biên tập hoặc sáng tác nhưng không nên thay thế học sinh mà chỉ tham gia giống như một cộng tác viên của tờ báo . Làm sao để mỗi bài báo , mỗi tờ báo là mô ̣t bức tranh thu nhỏ phản ánh những tâm tư, nguyê ̣n vo ̣ng , đời sống tâm lý của chính các em . Mỗi tờ báo mang đă ̣c trưng phong cách của lớp đó , các em sẽ thấy tự hào và thấy mình có trách nghiê ̣m hơn với công viê ̣c làm báo . Có như vậy mới khuyến khích được tà i năng và khơi dâ ̣y niềm đam mê văn ho ̣c cho các em .

* Nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức làm báo tường:

+ Nội dung: Như trên đã nói , nô ̣i dung của tờ báo tường rất phong phú . Bên ca ̣nh những số báo cháo mừng những di ̣ p đă ̣c biê ̣t như : Ngày Nhà giáo Viê ̣t Nam (20-11); Ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3); Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26-3); Ngày sinh nhật Bác (19-5); Ngày Quốc khánh (2-9)… các số báo còn la ̣i có thể cho ̣n những chủ đề có tính thời sự nóng hổi liên quan đến đời sống xã hội hoặc những chủ đề riêng của văn học . Từ những chủ đề đó , học sinh sẽ tự tìm hiểu , tìm tư liệu và phản ánh theo suy nghĩ và khả năng của mình .

Ví dụ như với chủ đề “Tình yêu trong văn học” , các em có thể tìm hiểu theo thể loa ̣i văn ho ̣c : Tình yêu trong thơ , tình yêu trong truyện ngắn , tình yêu trong ki ̣ch… (Dĩ nhiên là nên định hướng cho các em tìm hiểu về các tác giả và tác phẩm đươ ̣c ho ̣c trong nhà trường phổ thông ). Hay chủ đề: Tình bạn và tình yêu tuổi ho ̣c trò , chủ đề về an toàn giao thông , chủ đề về Thầy cô và mái trường… Giáo viên đi ̣nh hướng cho ho ̣c sinh lựa cho ̣n chủ để để các em viết bài.

+ Hình thức : Hình thức của hoạt động này khá đơn giản nhưng rất hiệu quả. Đó chỉ là sự tâ ̣p hợp những bài báo của ho ̣c sinh , không giới ha ̣n về nô ̣i dung thể loa ̣i và được tuyển cho ̣n , biên tâ ̣p, sau đó trình bày lên mô ̣t tờ gi ấy lớn. Tờ báo tường sẽ được treo trong lớp để mo ̣i thành viên có thể xem , tham khảo và bình luận góp ý .

+ Phương pháp tiến hành :

- Công tác chuẩn bi ̣ : Giáo viên hoặc trưởng ban biên tập của tờ báo thông báo về kế hoa ̣ch làm báo: thời gian ra báo , chủ đề, tên báo cho các ho ̣c sinh trong lớp . Sau đó kêu go ̣i các thành viên trong nhóm , trong lớp viết báo theo chủ đề đã nêu.

Sau mô ̣t thời ha ̣n nhất đi ̣nh , Ban biên tâ ̣p sẽ thu thâ ̣p tất cả các bài viế t, truyê ̣n ngắn , thơ, tản văn , tranh ảnh… Nhóm biên tâ ̣p sẽ tiến hành đo ̣c bài , lựa cho ̣n những bài có chất lượng phù hợp với chủ để để tiến hành viết báo .

- Công tác viết báo : Sau khi biên tâ ̣p , tổ báo tường sẽ tiến hành t rình bày tờ báo . Viê ̣c làm này quan tro ̣ng không kém viê ̣c sáng tác nô ̣i dung tờ báo. Bởi hình thức sẽ góp phần làm tăng tính hấp dẫn và thu hút đô ̣c giả cho tờ báo. Vì vậy nên cần trang trí tờ báo từ đầu báo đến khung báo, tranh ảnh thật đẹp và trang nhã. Phần này sẽ do nhóm trang trí đảm nhận. Các bài báo có thể được chép thẳng vào tờ báo nhưng cũng có thể dùng hình thức dán vào

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học môn ngữ văn chương trình Trung học phổ thông (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)