Nguyên tắc tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học môn ngữ văn chương trình Trung học phổ thông (Trang 27)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động

2.1.2.1. Nguyên tắc không tách rời và bổ trợ nội khóa

Hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn chỉ hấp dẫn học sinh khi nó phục vụ cho chương trình chính khóa. Hoạt động ngoài giờ lên lớp hướng về các tri thức, các kỹ năng không có trong chương trình nhưng lại liên quan chặt chẽ tới chương trình và phục vụ việc củng cố hoặc nâng cao các tri thức và các kỹ năng trong chương trình. Như vậy, kế hoạch ngoài giờ lên lớp phải được xây dựng trên cơ sở chương trình chính khóa, phù hợp với điều kiện thời gian cho phép. Thoát ly chính khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ làm mất thời gian học tập và sẽ làm giảm hứng thú hoạt động.

Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp phải gắn liền và kết hợp chặt chẽ với chính khóa, phù hợp với trình độ học sinh để vừa nhằm bổ sung, mở rộng kiến thức chính khóa hoặc vận dụng kiến thức chính khóa và trong thực tiễn, vừa có tác dụng, mở rộng kiến thức chính khóa hoặc vận dụng kiến thức chính khóa vào trong thực tiễn, vừa có tác dụng gây hứng thú học tập ở học sinh, phát huy được năng lực sở trường của học sinh.

2.1.2.2. Nguyên tắc tự nguyện của học sinh

Hoạt động ngoài giờ lên lớp là phần hoạt động không bắt buộc, nhưng cần thiết. Hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn cần có sự hăng say, thích thú và sự thể hiện khả năng riêng của từng học sinh. Năng khiếu ít nhiều có ảnh hưởng đến thời gian học tập chính khóa, nhất là đối với học sinh học kém. Vì vậy, hoạt động ngoài giờ lên lớp cần chú ý khơi dậy sự tự giác, tự nguyện của học sinh. Khi đã tự giác, tự nguyện, học sinh sẽ khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mặt khác, khi gặp thất bại, các em sẽ không bao giờ nản chí. Các nhóm học sinh tự nguyện tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn thường là những nhóm bạn cùng niềm đam

mê, cùng sở trường. Như vậy, hoạt động ngoài giờ lên lớp còn có tác dụng hình thành các tập thể học sinh liên kết với nhau theo hứng thú. Trong các tập thể tự nguyện này, học sinh sẽ tự bộc lộ đầy đủ hơn những kỹ năng, năng lực mà trong quá trình học tập các em ít được bộc lộ.

Trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức, tư vấn chứ không trực tiếp hoạt động cùng học sinh. Vì thế người giáo viên, một mặt phải tôn trọng tinh thần tự nguyện tham gia của học sinh, mặt khác phải hướng dẫn các em tham gia và nhưng hình thức hoạt động phù hợp với năng lực của mình để hoạt động ngoài giờ lên lớp không có ảnh hưởng tiêu cực đến giờ học chính khóa của các em.

2.1.2.3. Nguyên tắc bám sát mục đích văn học

Nói đến văn học là nói đến các hoạt động phát huy năng khiếu sáng tạo, đặc biệt là các năng khiếu đọc biểu cảm, kể chuyện, chuyển thể văn học thành hoạt động sân khấu. Ngoài ra, hoạt động ngoài giờ lên lớp còn phải giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm, sáng tạo văn học.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong một chừng mực nhất định phải gắn với tình hình thời sự xã hội của đất nước và thế giới. Một hoạt động ngoài giờ lên lớp không nên tổ chức ở một địa phương vừa có nhiều đau thương, mất mát. Một hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức trong giai đoạn cả nước đang thực hiện mục tiêu “vì một thế giới xanh” thì cũng không thể không nói gì đến vấn đề ấy.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng nên tận dụng và khai thác triệt để các hình thức dân gian. Có thể vận dụng các hình thức như: hát dân ca, hò ,vè, hát giao duyên, chơi chữ, ngâm thơ…Vận dụng tốt các hình thức vui chơi dân gian này sẽ có hiệu quả rõ rệt trong việc bồi dưỡng niềm yêu thich của học sinh đối với môn Ngữ Văn, các em sẽ thấy việc học Văn trở nên nhẹ nhàng và có sức thu hút hơn.

Bên cạnh đó, các hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung và hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn nói riêng cần tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của phụ huynh học sinh, các nhà khoa học, các cán bộ chuyên môn của các cơ sở văn hóa, xã hội, giáo dục tại địa phương hoặc các công ty, nhà máy, xí nghiệp đóng tại đó. Họ tham gia với tư cách là cố vấn chuyên môn, nhà tài trợ kinh phí, tài liệu… Hơn thế, các giáo viên khi tổ chức cá hoạt động cũng cần liên kết và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn, Hội cũng như các tổ chức xã hội khác ở bên trong và ngoài trường để tạo ra sức mạnh đoàn kết và sức mạnh tập thể cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

2.2. Phƣơng pháp và quy trình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn trong nhà trƣờng phổ thông

2.2.1. Phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông trong nhà trường phổ thông

2.2.1.1. Phương pháp thảo luận

Thảo luận là một dạng tương tác nhóm đặc biệt mà trong đó các thành viên cùng giải quyết một vấn đề mà tất cả đều quan tâm nhằm đạt tới một sự hiểu biết chung. Thảo luận tạo ra một môi trường an toàn cho học sinh kiểm chứng ý kiến của mình, có cơ hội để làm quen với nhau, để hiểu nhau hơn. Khác với dạy học, thảo luận trong hoạt động ngoài giờ lên lớp dựa vào sự trao đổi ý kiến giữa các em học sinh với nhau về một chủ đề nào đó.

Trong hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn, các em có thể thảo luận về chủ đề của hoạt động mà các em định tổ chức để có những hiểu biết chung về hoạt động, chủ đề đó. Và lấy những kiến thức từ thảo luận làm cơ sở lý luận cho việc tổ chức hoạt động. Ví dụ như trước một buổi tọa đàm về “tình yêu trong văn học”, học sinh sẽ họp nhau lại để thảo luận về các vấn đề liên quan đến buổi tọa đàm. Áp dụng phương pháp này, các em học sinh sẽ chủ động được nội dung và hình thức của hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn.

2.2.1.2. Phương pháp đóng vai

Đóng vai rất có tác dụng trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh. Đóng vai là phương pháp thực hành của học sinh trong một số tình huống ứng xử cụ thể nào đó trên cơ sở óc tưởng tượng và sáng tạo của các em.

Phương pháp này được sử dụng khi học sinh chuẩn bị cho hoạt động ngoại khóa của văn học dân gian, sân khấu hóa các tác phẩm văn học như kịch, tiểu thuyết… Sử dụng phương pháp này, các em sẽ có cơ hội được thực tập những kỹ năng tiềm ẩn trong một môi trường đảm bảo.

2.2.1.3 Phương pháp giải quyết vấn đề

Thường được vận dụng khi học sinh phải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động. Áp dụng phương pháp này sẽ giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày. Khi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn, áp dụng phương pháp này, các em sẽ chủ động và không bị lúng túng trước những sự cố bất thường xảy ra.

2.2.1.4. Phương pháp giao nhiệm vụ

Giao nhiệm vụ là đặt học sinh vào vị trí nhất định buộc các em phải thực hiện nhiệm vụ cá nhân. Giao nhiệm vụ cũng chính là tạo cho học sinh cơ hội để thể hiện khả năng của mình, là dịp để các em rèn luyện nhằm tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Khi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn nên giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp. Điều này sẽ tạo nên thế chủ động cho các em khi điều hành hoạt động. Các em sẽ phân công công việc cụ thể cho các thành viên khác trong lớp.

Để công tác giao nhiệm vụ có hiệu quả, đúng trước mỗi hoạt động giáo viên cần hình dung những công việc phải làm và gợi ý cho học sinh. Và nên giao những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của các em.

Trên đây là một vài phương pháp được vận dụng từ các phương pháp giáo dục và phương pháp dạy học. Tuy nhiên trong thực tế hoạt động cần vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp. Trong một hoạt động có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đạt được hiệu quả cao.

2.2.2. Quy trình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông nhà trường phổ thông

Để thiết kế các hoạt động ngoài giờ lên lớp cần đảm bảo các bước theo quy trình sau:

Bước 1: Lựa chọn và xác định hoạt động.

Trong tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn, việc lựa chọn và xác định hoạt động tùy thuộc vào đặc điểm bài học của từng giai đoạn, từng phân môn. Ví dụ với chương trình Ngữ Văn lớp 10; chúng ta có thể tổ chức ngoại khóa văn học dân gian, chương trình lớp 11 có thể tổ chức hoạt động sân khấu hóa các tác phẩm văn học: kịch (Romeo và Juliet), truyện ngắn, tiểu thuyết (Chí Phèo, Số Đỏ,…); Chương trình lớp 12 có thể tổ chức dạ hội văn học, tổ chức các trò chơi mô phỏng các gameshow trên truyền hình như: Đường lên đỉnh Olimpia, Rung chuông vàng…hoặc tỏ chức các buổi tọa đàm, hội thảo văn học… Ngoài ra, việc tổ chức hoạt động còn tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế- xã hội của địa phương, của học sinh. Làm tốt những yêu cầu này, chúng ta sẽ tổ chức được những hoạt động ngoài giờ lên lớp có chất lượng và đạt hiệu quả cao.

Bước 2: Xác định mục tiêu giáo dục của hoạt động.

Sau khi xác định được hoạt động, cần xác định rõ mục tiêu của hoạt động nhằm giáo dục cho học sinh kiến thức, kỹ năng, thái độ.

+ Về kiến thức:

- Củng cố những kiến thức văn học đã được học trên lớp.

- Cung cấp thêm cho các em học sinh những kiến thức bên ngoài sách vở.

- Mở rộng hiểu biết cho học biết kiến thức về tác giả, tác phẩm mà các em đang được học trong chương trình.

+ Về kỹ năng:

- Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản: kỹ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng cảm thụ tác phẩm, kĩ năng làm văn…

- Vận dụng linh hoạt các kỹ năng, phương pháp đã được học vào việc tổ chức hoạt động.

+ Về thái độ:

- Bồi dưỡng tình yêu văn chương, yêu quê hương, đất nước, con người thông qua việc tổ chức các hoạt động.

- Tăng hứng thú, say mê đối với bộ môn Ngữ Văn cho các em học sinh.

Bước 3. Xác định nội dung và hình thức hoạt động.

Trước khi tổ chức hoạt động, cần liệt kê đầy đủ những nội dung của hoạt động và lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể xen kẽ nhiều hình thức trong một hoạt động. Ví dụ: “Tọa đàm về tình yêu trong văn học” ngoài hình thức chính là thảo luận, tọa đàm, có thể xen kẽ vài tiết mục văn nghệ, trò chơi…

Bước 4. Chuẩn bị các điều kiện, nguồn lực cho hoạt động

Cả giáo viên và học sinh cung tham gia chuẩn bị. Để công tác chuẩn bị được chu đáo, giáo viên cần:

+ Dự kiến được nội dung công việc, hình dung được tiến trình hoạt động.

+ Dự kiến những phương tiện cần cho hoạt động.

+ Dự kiến sẽ giao nhiệm vụ gì cho đối tượng nào, thời gian phải hoàn thành là bao lâu.

Với học sinh, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho các em để các em tiến hành bàn bạc trong tập thể lớp. Từ đó các em sẽ lập kế hoạch chi tiết các công việc các em phải làm.

Bên cạnh đó, giáo viên cũng phải thường xuyên quan tâm, theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở học sinh hoàn thành công việc chuẩn bị.

Bước 5. Tiến hành và kết thúc hoạt động

Nếu hình dung bước chuẩn bị hoạt động giống như xây dựng kịch bản thì bước tiến hành sẽ là bước mà các em biểu diễn thể hiện. Do vậy, giáo viên cần phải sắp xếp một quy trình, kế hoạch tiến hành một cách hợp lý, phù hợp với khả năng của học sinh.

Trong bước này, học sinh sẽ là những nhân vật chính, hoàn toàn làm chủ hoạt động, các em sẽ tự điêu khiển và tự giải quyết những tình huống phát sinh trong qua trình tổ chức. Giáo viên chỉ xuất hiện khi thực sự cần thiết.

Bước kết thúc hoạt động:

Bước này học sinh cũng là những người làm chủ. Giáo viên nên thiết kế cách kết thúc sao cho sáng tạo và hấp dẫn, để lại dư âm trong lòng khán giả. Bên cạnh đó, giáo viên cũng yêu cầu học sinh sau mỗi hoạt động nên tiến hành họp bàn để thấy được những gì mình đã làm được và chưa làm được, từ đó rút kinh nghiệm cho các buổi tổ chức hoạt động tiếp theo. Nếu làm được điều này, hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động sẽ được nâng cao hơn rất nhiều.

2.3. Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn trong nhà trƣờng phổ thông trong nhà trƣờng phổ thông

2.3.1. Hoạt động ngoài giờ lên lớp có tính chất thực hành

2.3.1.1. Đọc sách

Một trong những nhu cầu tinh thần lớn nhất của con người là đọc sách báo. Mặc dù hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, con người có thể cập nhật thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: từ internet, tivi… nhưng không phải vì thế mà nhu cầu đọc sách của con người giảm đi. Bởi đọc sách

là cách thức dễ nhất, đơn giản nhất để con người có thể nâng cao kiến thức cho bản thân.

Trong nhà trường phổ thông, việc đọc sách là hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng to lớn, bổ sung rất nhiều cho các giờ chính khóa. Đặc biệt là đối với bộ môn Văn - bộ môn đòi hỏi một tâm hồn nhạy cảm và kiến thức xã hôi phong phú. Việc đọc sách sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học Văn của các em: làm giàu thêm kiến thức văn học và xã hội đồng thời bồi dưỡng lòng đam mê đọc sách, vun đắp thêm tình yêu văn chương cho thế hệ trẻ.

Bên cạnh đó, đây cũng là hình thức hoạt động ngoài giờ lên lóp môn Ngữ Văn dễ thực hiện nhất. Bởi hầu hết các trường phổ thông đều có thư viện nên dễ dàng cho các em trong việc tìm tư liệu. Hơn thế, công việc đọc sách thường là bước chuẩn bị cần thiết cho các hoạt động ngoại khóa. Bất kỳ hoạt động nào cũng cần phải bắt đầu từ việc tìm tư liệu, đọc sách báo.

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng đọc sách báo là một hình thức đơn giản, dễ làm, tiết kiệm song hiệu quả của nó lại vô cùng lớn. Tuy nhiên trong khi thực hiện cũng cần lưu lý chấn chỉnh những quan niệm đọc sách sai lầm trong học sinh. Đó là việc hiện nay các em thường thích đọc tiểu thuyết, truyện kiếm hiệp, truyện tranh - những tác phẩm có tình tiết li kì hơn là việc đọc tài liệu khoa học, đặc biệt là những tác phẩm văn học phản ánh một thời lịch sử xã hội không còn phù hợp với thị hiếu của giới trẻ ngày nay. Người giáo viên phải định hướng cho học sinh hiểu rằng đọc sách không phải là một hoạt động giải trí mà đọc sách là một công việc phục vụ cho mục đích học tập. Vì thế nên phải có phương pháp, kỹ năng cụ thể. Và người giáo viên thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở các em học sinh để việc đọc sách của các em đạt được hiệu quả cao hơn.

* Phương pháp đọc sách hiệu quả

Để việc đọc sách của học sinh đạt được hiệu quả tốt nhất, người giáo viên có thể tiến hành theo các bước sau:

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học môn ngữ văn chương trình Trung học phổ thông (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)