Phân tích kết quả cuộc thi “Đọc thơ – ngâm thơ – kể chuyê ̣n”

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học môn ngữ văn chương trình Trung học phổ thông (Trang 82)

9. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Phân tích kết quả cuộc thi “Đọc thơ – ngâm thơ – kể chuyê ̣n”

3.3.3.1. Nội dung

Đo ̣c thuô ̣c lòng diễn cảm (hoă ̣c ngâm nếu có khả năng ) mô ̣t bài thơ , mô ̣t đoa ̣n thơ hoă ̣c mô ̣t bài ca dao , mô ̣t đoa ̣n văn đã ho ̣c hoă ̣c đã đo ̣c.

Kể la ̣i mô ̣t tác phẩm truyê ̣n mà mình thích .

Nô ̣i dung này nh ằm rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày một vấn đề trước tập thể, rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm , kĩ năng nhớ, hiểu văn bản…

3.3.3.2. Cách thức tiến hành

Chia lớp thành các đô ̣i (4-5 đô ̣i), mỗi đô ̣i cứ 2-3 học sinh để có thể lần lươ ̣t tham gia nhiều đo ̣t thi .

Mỗi đơ ̣t thi, mỗi đô ̣i sẽ có mô ̣t người lên tham gia .

Trong phần thi đo ̣c thơ , thí sinh nào đọc lưu loát , diễn cảm không sai về ngữ âm , ngắt gio ̣ng… thì thí sinh đó và đô ̣i của mình sẽ t hắng cuô ̣c , giành đươ ̣c phần thưởng.

Nếu ai kể chuyển diễn cảm , đầy đủ nô ̣i dung , không vấp váp , không phát âm sai… người đó và đội của mình sẽ thắng cuộc , giành được phần thưởng.

3.4. Đá nh giá và phân tích kết quả thƣ̣c ng hiê ̣m sƣ pha ̣m

Sau khi bồi dưỡng , hướng dẫn cho các giáo viên trong nhóm văn các nô ̣i dung và cách thức tiến hành của các trò chơi , cuô ̣c thi, chúng tôi đã cùng họ thảo luận, trao đổi về những kiến thức cụ thể của mỗi nô ̣i du ng trò chơi với mục đích làm cho các trò chơi vừa bám sát được chương trình ngữ văn chính khóa, vừa có tác dụng củng cố , mở rô ̣ng và nâng cao vốn hiểu biết văn ho ̣c , đồng thời tăng hứng thú ho ̣c tâ ̣p bô ̣ môn cho các em .

Trong quá tr ình thực nghiệm , chúng tôi đã tiến hành theo dõi , phân tích, đánh giá kết quả của các buổi hoạt động ngoài gi ờ lên lớp (tổ chức trong phạm vi toàn trường và học sinh bốn lớp : 10A1, 10A5, 11A2, 11A5) và nhận thấy:

Ban đầu, các em còn khá bỡ ngỡ với hình thức học mới , hầu hết đều rụt rè, e nga ̣i không dám giơ tay trả lời các câu hỏi mă ̣c dù các em biết . Nhưng sau mô ̣t vài buổi thực nghiê ̣m , khi đã quen , các em đã rất hào hứng tham gia các trò chơi và các cuộc thi . Bởi vì ngay từ đầu , trước khi tiến hành thực nghiê ̣m, chúng tôi đã nhấn mạnh với học sinh : đây chỉ là những cuô ̣c thi , những trò chơi , học mà chơi, chơi mà ho ̣c , ai thắng sẽ được nhâ ̣n quà , ai thua tiếp tục cố gắng lần sau , không bi ̣ trách pha ̣t , không bi ̣ điểm kém , nên các em cũng thấy thoải mái , tự tin . Chúng tôi đã thu được n hững kết quả rất khả quan. Cụ thể:

3.4.1. Đá nh giá kết quả Gameshow “Rung chuông vàng”

Hầu hết các lớp đã tiến hành sơ loa ̣i nên thí sinh tham gia vào trò chơi đều là những em có học lực khá giỏi , thông minh , nhanh nhẹn . Vì vậy , trò chơi đã diễn ra hết sức gay cấn, căng thẳng đến phút cuối .

Câu 1: Không có thí si nh nào bi ̣ loa ̣i . Đến câu 2: chỉ có hai thí sinh bị loại. Nhưng bất ngờ câu thứ 3 loại 20 thí sinh và đến câu thứ 7 thì khi chỉ còn 10 thí sinh thi đấu trên sân . Ban cố vấn và Ban giám khảo tiến hành hô ̣i ý và quyết đi ̣nh các thầy cô cứu trợ nhưng các em đang thi đấu và các khán giả yêu cầu tiếp tục thi đấu . Đến câu thứ 9, trên sân chỉ còn duy nhất mô ̣t thí sinh Bùi Anh Minh ở lớp 12A1 và đến câu 10, tất cả các thí sinh đã bi ̣ loa ̣i , các thầy cô mới cứu trợ.

Dưới sự cổ vũ nhiê ̣t tình , hăng hái của các em ho ̣c sinh , các thầy cô giáo đã cứu được 88 thí sinh quay trở lại sân thí đấu .

Sau câu hỏi thứ 16: trên sân thi đấu chỉ còn la ̣i 5 thí sinh, đó là: Bùi Anh Minh – 12A1

Lê Thi ̣ Hiền – 11A5 Trần Tuấn Sơn – 12A2 Nguyễn Thi ̣ Mai – 11A1 Trần Thi ̣ Khánh Trang – 10A1

Đến câu hỏi thứ 19 thì chỉ còn duy nhất thí sinh Bùi Anh Minh tiếp tục trả lời các câu hỏi. Khán giả và các thầy cô giáo đã cổ vũ rất nhiệt tình. Và cuối cùng Bùi Anh Minh đã giành chiến thắng.

Cuộc thi đã diễn ra rất thành công. Các khán giả cũng như thí sinh đã được tham gia vào một sân chơi bổ ích, lý thú. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy, tuy không được tham gia vào cuộc chơi nhưng mỗi khi MC đọc câu hỏi, các em cổ động viên cũng tranh luận đáp án rất sôi nổi. Từ việc phỏng vấn, điều tra cảm nhận của giáo viên và học sinh sau buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, một điều dễ nhận thấy là trò chơi này đã tạo được hứng thú rất lớn cho học sinh. Dù “Rung chuông vàng” một Gameshow đã trở nên rất quen thuộc trên truyền hình nhưng ở đây các em được trực tiếp tham gia, trực tiếp cổ vũ. Vì thế nên trò chơi này bên cạnh việc củng cố, mở rộng những kiến thức Ngữ Văn mà các em được học còn rèn cho các em khả năng phản ứng nhanh, chính xác. Và chắc chắn rằng, sau buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp này, các em sẽ thấy hứng thú hơn với môn Ngữ Văn. Điều này khác hẳn với việc các em được nghe giảng lý thuyết trên lớp - về nhà học thuộc – đến lớp trả bài. Cái vòng tròn ấy đã tạo cho các em sự nhàm chán và thậm chí là chai lì, nên việc học thuộc bài không còn tạo cảm hứng cho các em mà các em chỉ học vì nghĩa vụ, vì sợ bị cô giáo phạt mà thôi. Nhưng với việc tham gia trò chơi này, các em sẽ thấy hăng hái, nhiệt tình hơn rất nhiều. Và thực chất đây cũng là một hình thức giúp học sinh ôn tập các kiến thức đã học. Vì vậy, để hoạt động này đạt hiệu quả cao hơn nữa, các giáo viên cần đầu tư vào việc biên soạn các câu hỏi, đổi mới hình thức hoạt động. Làm được điều đó, chắc chắn môn Văn sẽ thực sự gây được hứng thú cho các em học sinh. Theo chúng tôi, đây cũng là một hoạt động ngoài giờ lên lớp có tính khả thi, đem lại hiệu quả cao và đáp ứng được những yêu cầu, mục đích của hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung.

3.4.2. Đánh giá kết quả trò chơi “Rút thăm trúng thưởng”

Thực nghiệm này, chúng tôi đã tiến hành triển khai ngay tại những lớp tôi trực tiếp giảng dạy và tổ chức nhiều lần. Những bài học ôn tập chương và bài ôn tập học kỳ, chúng tôi đều sử dụng hình thức này với mục đích củng cố, nâng cao kiến thức Ngữ Văn đã học cho học sinh.

Qua quá trình theo dõi, ghi chép những buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, qua việc kiểm tra điểm số của học sinh, chúng tôi nhận thấy đã có sự tiến bộ rõ rệt trong việc tiếp thu và tích lũy kiến thức môn văn của các em. Các em sẽ không còn cảm thấy việc học thuộc, ghi nhớ các kiến thức quá nặng nề, không thấy nhàm chán mỗi khi đến những bài ôn tập. Hình thức này khá đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại thu được những hiệu quả rất tích cực: hệ thống hóa, củng cố và nâng cao những kiến thức Ngữ Văn mà các em đã được học, tao cho các em sự hăng say, hứng khởi khi ôn tập các kiến thức.

Ngoài ra, vì đây là hình thức vui chơi – có thưởng nên các em rất hào hứng tham gia. Vì phải trả lời đúng mới được rút thăm nên các em đều rất cố gắng ôn tập, mạnh dạn trao đổi với bạn bè, thầy cô sau mỗi giờ học về những điều còn thắc mắc. Do vậy nên tinh thần cầu thị của mỗi cá nhân, tinh thần đoàn kết của tập thể được củng cố và phát huy. Thậm chí, ngay cả những em học sinh kém trong lớp cũng không còn rụt rè, thiếu tự tin nữa. Nhờ được sự động viên, gợi ý của các bạn và cô giáo, các em cũng nhiệt tình trả lời, dù sai cũng không nản chí, tiếp tục trả lời những câu hỏi tiếp theo. Một số học sinh ở hai lớp chọn (10A1 và 11A2) còn mạnh dạn đưa ra yêu cầu với chúng tôi: “Cô nên đưa thêm những câu hỏi khó hơn nữa”.

Chúng tôi thấy rằng hình thức này đã được các em tham gia rất nhiệt tình và hứng thú. Ở tất cả các lớp chúng tôi tiến hành thực nghiệm, các em đều “hẹn”: “Lần sau cô lại cho chúng em chơi trò “Rút thăm trúng thưởng” nữa nhé”.

3.4.3. Đánh giá kết quả hội thi “Đọc thơ- ngâm thơ- kể chuyện”

Hình thức này là hình thức nhận được sự tham gia mạnh dạn, nhiệt tình nhất cảu các em học sinh. Hầu hết các em đã rất tự tin khi biểu diễn trước cô giáo và các bạn. Không những đọc các bài thơ, kể những câu chuyện đã được học trong sách giáo khoa, các em còn sưu tầm những bài thơ, truyện ngắn trong sách, báo khác. Đa số các tác phẩm này được cá em đọc, kể một cách lưu loát, diễn cảm, sôi nổi và thu hút được sự chú ý lắng nghe của mọi người. Duy nhất có một em ở lớp 11A2- em Lê Thị Thanh Thúy là có năng khiếu ngâm thơ. Tuy giọng ngâm còn vụng về nhưng em đã nhận được sự hưởng ứng và cổ vũ rất nhiệt tình từ phía các bạn. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều em mắc lỗi phát âm /l/ và /n/, ngắt giọng chưa đúng cách, đúng chỗ. Giáo viên đã chỉ ra lỗi và uốn nắn cho các em nên các em đã nhận biết được và tập luyện, sửa chữa.

Tuy đây là một cuộc thi không mới mẻ nhưng lại cuốn hút được sự tham gia đông đảo của các em học sinh. Khi được hỏi, các em tâm sự rằng: tham gia thi, các em vừa ôn tập được các bài thơ, truyện ngắn đã học, vừa rèn luyện được khả năng nói trước đám đông. Như vậy, hoạt động ngoài giờ lên lớp này không chỉ giúp học sinh củng cố kiến thức và còn góp phần tạo hứng thú học tập cho các em.

3.5. Đánh giá hiệu quả của các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn đã tổ chức thực nghiệm Ngữ Văn đã tổ chức thực nghiệm

Sau khi tổ chức thực nghiệm các hoạt động ngoài giờ lên lớp, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra cho học sinh. Mục đích của việc phát phiếu điều tra là nhằm thu được ý kiến, cảm nhận của các em về tác dụng của các kiến thức hoạt động ngoài giờ lên lớp với việc học chính khóa của các em.

Chúng tôi phát phiếu cho 174 học sinh của 4 khối lớp 10 và khối 11. Với câu hỏi: „Em thấy các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp này có tác

dụng như thế nào với việc học chính khóa?”, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Thống kê ý kiến của học sinh về tác dụng của các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Tác dụng của các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Số lƣợng (Ý kiến) Tỉ lệ (%) Tăng hứng thú học tập chính khóa 60 34.5 Củng cố, mở rộng kiến thức đã được 97 55,7

Rèn luyện các kĩ năng văn

học 13 7,5

Giải trí, giảm căng thẳng

sau giờ học chính khóa 4 2,3

Với câu hỏi: “Em cảm thấy như thế nào khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn?”, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 3.2. Thống kê ý kiến của học sinh về mức độ hứng thú với các hoạt động NGLL đã tổ chức Mức độ hứng thú Số lƣợng (ý kiến) Tỉ lệ (%) Rất hứng thú 120 68,9 Tương đối hứng thú 27 15,5 Hứng thú 22 12,6 Bình thường 45 2,8 Không hứng thú 0 0

Với câu hỏi: “Nội dung kiến thức đưa ra trong các hình thức hoạt động NGLL có phù hợp với khả năng nhận thức của em không?” Chúng tôi nhận được kết quả trong bảng sau:

Bảng 3.3. Thống kê ý kiến của học sinh về nội dung kiến thức đưa ra trong các hoạt động NGLL Ngữ Văn

Nội dung kiến thức

đƣa ra … Số lƣợng (ý kiến) Tỉ lệ (%)

Quá khó 2 1,3

Quá dễ 14 8,0

Phù hợp 85 48,8

Nội dung rộng, bao quát 73 41,9

Để thu được ý kiến của học sinh về sự phù hợp của hình thức tổ chức hoạt động NGLL với năng lực của các em, trong phiếu điều tra chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Theo em, cách dạy học kết hợp giữa việc tổ chức các HĐNGLL với học chính khóa có phù hợp với năng lực của các em không?”

Bảng 3.4. Thống kê ý kiến của học sinh về mức độ phù hợp với năng lực của các em giữa việc tổ chức các HĐNGLL và học chính khóa.

Mức độ phù hợp Số lƣợng (Ý kiến) Tỉ lệ (%)

Rất phù hợp 89 51,1

Phù hợp 80 45,9

Bình thường 5 3,0

Không phù hợp 0 0

Qua việc phân tích những kết quả xử lý phiếu phỏng vấn học sinh, cùng với quá trình trao đổi, tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp trong nhóm Văn của nhà trường, chúng tôi đã rút ra được một số đánh giá, nhận xét về hiệu

quả của việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học bộ môn Ngữ Văn ở nhà trường phổ thông như sau:

Các hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng rất lớn đối với việc học chính khóa của các em. Kết quả điều tra cho thấy: Có tới 55,7% ý kiến cho rằng các hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng củng cố, mở rộng các kiến thức đã được học; 34,5% cho rằng những hoạt động này giúp tăng hứng thú học tập chính khóa và 7,5% nhận thấy các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp rèn luyện các kỹ năng văn học. Chỉ rất ít (2,3%) học sinh cho rằng hoạt động ngoài giờ lên lớp đơn thuần chỉ là những hình thức vui chơi, giúp giảm căng thẳng sau giờ học chính khóa. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng hầu hết các em đã nhận thức được hiệu quả mà các hoạt động ngoài giờ lên lớp đem lại cho bản thân. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc các hoạt động ngoài giờ lên lớp được tổ chức đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra.

Để đạt được những mục tiêu trên, trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã rất chú ý đến việc soạn câu hỏi, đưa nội dung kiến thức vào hoạt động sao cho phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh. Có 48,8% học sinh cho rằng những kiến thức đưa ra trong các hoạt động là phù hợp với nhận thức của các em. Ngoài ra, còn có 41,9% học sinh cho rằng nội dung kiến thức rộng, bao quát. Một số ý kiến thấy rằng các câu hỏi quá dễ đối với các em. Đây là các trường hợp (8,0%) một số ít các em là hạt nhân đội tuyển học sinh giỏi văn các khối lớp. Và cũng có rất ít học sinh (1,3%) cho rằng câu hỏi quá khó với các em. Đây hầu hết là những học sinh yếu, kém, nhận thức chậm; và qua điều tra chúng tôi còn được biết là các em này rất lười học. Vì vậy, để các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp có thể thu được hiệu quả cao nhất, các giáo viên khi tổ chức hoạt động cũng cần hết sức lưu ý đến việc biên soạn các câu hỏi, biên soạn nội dung kiến thức đưa vào hoạt động.

Sau khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là sau buổi tổ chức cuộc thi “Rung chuông vàng”, trong dư âm của cuộc thi, chúng tôi đã

phỏng vấn trực tiếp các thí sinh tham gia và các cổ động viên. Đa số các em đều còn đang hết sức hứng khởi. Chúng tôi xin đưa ra một vài ý kiến:

- “Chúng em rất thích hình thức học tập này. Nếu như nhà trường thường xuyên tổ chức những cuộc thi như thế này, chắc chắn chúng em sẽ

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học môn ngữ văn chương trình Trung học phổ thông (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)