Hoạt động ngoài giờ lên lớp mang tính chất tham qua n sáng tác

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học môn ngữ văn chương trình Trung học phổ thông (Trang 68)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Hoạt động ngoài giờ lên lớp mang tính chất tham qua n sáng tác

2.3.4.1. Hoạt động tham quan học tập

Hoạt động tham quan học tập là một hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc dạy học nhiều bộ môn khác nhau như: Lịch sử, Địa lý, Ngữ Văn. Đây là quá trình học sinh tiến hành quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu trong thực tế nhằm mục đích làm phong phú vốn hiểu biết, phục vụ đắc lực cho việc học trên lớp của học sinh. Đây là hoạt động không những tạo được hứng thú học tập cho học sinh mà còn phục vụ đắc lực cho việc học chính khóa của các em.

Trước hết, hoạt động tham quan học tập đã tạo cho học sinh sân chơi lành mạnh, giúp các em thư giãn sau những giờ học căng thẳng, tăng thêm những kiến giãn sau những giờ học căng thẳng, tăng thêm những kiến thức, hiểu biết cho các em.

Bên cạnh đó, sau những chuyến đi thực tế, học sinh sẽ có được những cảm hứng thơ văn dồi dào, là nguồn thi liệu quan trọng cho hoạt động sáng tác sau này của các em. Qua những buổi tham quan, học sinh cũng được quan sát, tìm hiểu, lắng nghe và ghi chép lại những nội dung phục vụ cho bài học. Sau đó, các em sẽ áp dụng ngay những kiến thức này vào bài văn của mình (ví dụ sách giáo khoa mới có thể loại văn bản thuyết minh về một di tích, một kiến trúc cổ, một thắng cảnh, một loài cây, một tác giả văn học...).

Hoạt động tham quan học tập còn góp phần bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào về truyền thống hiếu học của dân tộc, thêm yêu quê hương và có tinh thần tương thân tương ái. Đây cũng là dịp để gắn kết tình cảm thầy trò, bè bạn, giúp các em kết hợp giữa việc học lý thuyết trên lớp với thực tiễn ngoài xã hội.

Hoạt động này cũng giúp học sinh cảm nhận thêm nhiều điều về cuộc sống, tăng cường vốn hiểu biết, vốn sống cho các em, từ những trải nghiệm này các em sẽ có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn những vấn đề văn học và xã hội. Giáo viên cũng có thêm kiến thức thực tế để giảng bài, và như thế các thầy cô sẽ tự tin hơn khi truyền thụ kiến thức cho học sinh. Đây chính là

phương pháp người giáo viên đưa bài giảng vào đời thường, giảng dạy văn chương bằng trực quan sinh động.

Đây là hoạt động ngoài giờ lên lớp thông dụng và phổ biến nhất với mục đích giúp học sinh đến với thiên nhiên, đất nước mở mang kiến thức về hiện thực tác phẩm, tác giả. Từ đó vun đắp cho các em lòng tự hào dẫn tộc, tình cảm yêu quê hương đất nước tha thiết, gắn bó với người dân trên quê hương, đất nước mình.

* Một số lưu ý khi tổ chức hoạt động tham quan học tập:

Để có thể có được những chuyến tham quan an toàn, bổ ích và phục vụ đắc lực cho việc học tập chính khóa, cần lưu ý những điểm sau:

- Thứ nhất, phải có sự chuẩn bị thật chu đáo về địa điểm tham quan, nội dung, thời gian, kế hoạch tiến hành, phương tiện đi lại. Cụ thể:

Trước buổi tham quan, giáo viên nên khảo sát, tìm hiểu kỹ địa điểm tham quan, sắp xếp thời gian hợp lý và cần lưu ý thời tiết.

Phải lên kế hoạch chi tiết, cụ thể cho buổi tham quan: hành trình, thời gian lưu lại,... Cần phải dự kiến cả những tình huống không thuận lợi có thể xảy ra và đề ra phương hướng khắc phục.

Cần có những quy định chặt chẽ và yêu cầu tất cả mọi người thực hiện nghiêm túc về kỉ luật trên đường đi, tôn trọng nội quy nơi tham quan. Quán triệt rõ ràng tránh trường hợp những cá nhân đi lẻ, tách đoàn.

- Thứ hai, phải xác định được rõ ràng mục đích, chủ đề của buổi tham quan. Sau khi tham quan cần có bản thu hoạch của mỗi cá nhân.

Giáo viên lưu ý học sinh những địa điểm, di tích, đồ vật có liên quan tới bài học để các em tập trung, chú ý quan sát, tìm hiểu.

* Cách thức tổ chức buổi tham quan học tập:

+ Công tác chuẩn bị:

- Xác định trước địa điểm, thời gian, lộ trình tham quan và chuẩn bị những phương tiện phục vụ tham quan khác như: đồ ăn, nước uống, bạt, lều trại, la bàn, phương tiện liên lạc...

- Tìm hiểu một cách chi tiết, cụ thể, đầy đủ tất cả mọi thông tin liên quan đến địa điểm tham quan.

- Phân công hoặc mời người thuyết minh hướng dẫn tham quan + Tiến trình của buổi tham quan:

- Tổ chức cho học sinh đến địa điểm tham quan đã được định từ trước. - Chú ý lắng nghe những hướng dẫn, chỉ dẫn của người hướng dẫn và của giáo viên. Tôn trọng, tuân thủ nghiêm túc nội qui của địa điểm tham quan. Tập trung quan sát và thu thập thông tin, ghi chép những thông tin liên quan đến bài học. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phương pháp quan sát và thu thập tài liệu để buổi tham quan đạt hiệu quả tốt nhất.

+ Kết thúc buổi tham quan:

- Sau buổi tham quan, các em học sinh cùng nhau trao đổi, thảo luận để giải quyết những vấn đề còn thắc mắc. Nếu cần có thể tham khảo ý kiến của giáo viên.

- Mỗi học sinh viết bài cảm tưởng thu hoạch cho buổi tham quan. - Báo cáo lại kết quả buổi tham quan trước giáo viên và tập thể lớp. Hoạt động tham quan tập thể là một trong những hoạt động có hiệu quả cao trong việc bồi dưỡng cảm xúc, tăng vốn hiểu biết về văn chương và xã hội cho học sinh. Với những học sinh khác giỏi và có năng khiếu sáng tác thì đây chính là cơ hội tạo nguồn cảm hứng để các em viết bài. Có khá nhiều di tích liên quan đến các tác phẩm văn học, đến các tác giả các em được học trong nhà trường phổ thông như: thăm làng Sen- quê Bác, thăm Côn Sơn - nhớ Nguyễn Trãi, thăm làng Cổ Am, quê hương Nguyễn Bỉnh Khiêm, thăm và viếng mộ nhà văn - liệt sĩ Nam Cao, tham quê hương Nguyễn Khuyến, nơi ở của Tú Xương, thăm Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, Lăng Bác...

Nếu tổ chức thành công những buổi tham quan này, chắc chắn sẽ tăng hiệu quả cho việc học môn văn nói riêng và các môn học khác nói chung.

2.3.4.2. Hoạt động sáng tác văn học: Thơ - văn - kịch

Đây là hoạt động học sinh tập họa theo các bài thơ, tập sáng tác các bài thơ, các truyện ngắn, tiểu thuyết, vở kịch theo những nội dung và chủ đề khác nhau. Hoạt động này có thể diễn ra thường xuyên trong suốt năm học hoặc có thể nhân dịp đặc biệt nào đó như: kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, ngày chiến thắng 30-4, ngày phụ nữ Việt Nam... Các sáng tác này có thể sưu tầm, biên soạn thành tập san hoặc đăng lên báo tường, đưa lên các website, blog của lớp, chép lên bản tin "khu vườn văn học". Những bài xuất sắc và có chất lượng tốt có thể gửi đăng báo: Hoa học trò, Văn học và Tuổi trẻ, Tài hoa trẻ, Tri thức trẻ... Đây là một hoạt động bổ ích, lí thú và đem lại hiệu quả hết sức thiết thực cho học sinh.

* Mục đích, ý nghĩa của hoạt động sáng tác văn học:

Thứ nhất, hoạt động này giúp các em nắm vững đặc trưng của các thể loại văn học, bổ sung thêm các kiến thức lí luận văn học về loại thể, từ đó các em sẽ vận dụng những hiểu biết này vào việc sáng tác các tác phẩm thơ, văn, kịch.

Bên cạnh đó, với việc sáng tác văn học, học sinh sẽ được phát huy những sáng kiến độc đáo, mới mẻ đồng thời các em được tự khám phá, thể hiện những khả năng còn "tiềm ẩn" của mình. Từ đó sẽ giúp các em có thêm hứng thú học tập, nghiên cứu với bộ môn văn.

Hoạt động này còn rèn luyện cho học sinh kỹ năng sưu tầm các tác phẩm thơ, văn, kịch và kĩ năng cảm thụ thơ văn, khám phá ra vẻ đẹp của ngôn ngữ, của các hình ảnh thơ, các câu văn, đoạn kịch. Từ đó sẽ giúp các em hiểu sâu hơn các tác phẩm được học trong chương trình chính khóa.

Hơn nữa, hoạt động sáng tác văn học còn giúp học sinh rèn luyện kĩ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành, củng cố cho các em khả năng sử dụng từ ngữ trong văn chương. Đồng thời, qua đó giáo viên cũng nhận ra mức độ

tiếp thu kiến thức năng lực tư duy của bản thân mỗi học sinh. Từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp.

* Cách thức tổ chức thực hiện:

Sau mỗi buổi tham quan học tập hoặc nhân dịp đặc biệt nào đó, Đoàn trường nên phát động phong trào sáng tác văn học nhằm mục đích kích thích và phát huy khả năng sáng tạo cùa học sinh, tăng không khí học tập và nghiên cứu trong trường học.

Trước hết, tổ bộ môn phải tiến hành bàn bạc để đi đến thống nhất nội dung, kế hoạch thực hiện cho các khối lớp (nên có kế hoạch chung cho toàn trường và kế hoạch cụ thể cho các khối lớp). Mỗi khối nên sáng tác một nội dung và thể loại khác nhau, phù hợp với các trình độ và bài học của học sinh. Ví dụ như với khối 12 nên tổ chức sáng tác kịch, khối 11 tổ chức sáng tác truyện ngắn, khối 10 tổ chức sưu tầm, sáng tác các bài thơ ngắn theo các thể thơ đã học.

Tiếp theo công bố rộng rãi nội dung và kế hoạch của hoạt động sáng tác văn học cho toàn thể giáo viên và học sinh được biết. Các học sinh trong lớp tiến hành sáng tác theo tổ, nhóm hoặc từng cá nhân, tùy theo đặc điểm tình hình và trình độ của từng lớp. Các em sẽ sáng tác các tác phẩm theo thể loại của từng khối, từng nhóm, tổ sẽ tiến hành trao đổi, thảo luận.

Các sáng tác của học sinh sẽ được tập hợp lại để chấm thi đua giữa các lớp. Những tác phẩm hay, đạt chất lượng sẽ được trao giải và trao phần thưởng, tác phẩm xuất sắc có thể gửi đăng ở các báo.

Tổ bộ môn nên tiến hành sưu tầm, biên tập thành các tập san để làm tư liệu dạy học hoặc trình bày lên bảng tin "khu vườn văn học"; lưu giữ trong câu lạc bộ văn học, đồng thời để lưu lại những kỉ niệm, tình cảm của học sinh ở năm học ấy.

2.3.4.3. Bảng tin khu vườn văn học

Bảng tin “khu vườn văn học” là một hoạt động ngoài giờ lên lớp đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại có tác dụng, hiệu quả lâu dài, to lớn. Tổ chức tốt hoạt động này không những bồi dưỡng tình yêu văn chương cho học sinh mà còn tạo hứng thú học tập cho các em.

Thứ nhất bảng tin “khu vườn văn học” được thành lập với mục đích giới thiệu rộng rãi, kịp thời tới học sinh những thông tin văn học, những bài văn hay của chính các em, những bài thơ, truyện ngắn do các em sáng tác sau những chuyến đi dã ngoại, tham quan học tập hoặc những bài văn, tác phẩm văn học độc đáo do các em sưu tầm được.

Thứ hai, hoạt động này cũng tạo cho học sinh thối quen đọc sách báo,, thói quen học tập, tham khảo từ người khác. Điều này sẽ giảm bớt việc đọc truyện tranh vô bổ, góp phần tạo cho các em hứng thú học văn.

Nội dung bảng tin do chính học sinh sáng tác, thiết kế nên sẽ kích thích khả năng sáng tạo, khả năng làm việc suy nghĩ độc lập của các em.

* Cách thức thành lập bảng tin “khu vườn văn học”:

+ Nội dung: Nội dung của bảng tin sẽ là các bài nghị luận văn học, nghị luận xã hội, những đoạn văn đạt chất lượng tốt của chính các em. Bên cạnh đó, còn là những thông tin liên quan đến văn học, thông tin đời sống, xã hội; những sáng tác văn học của các em sau những chuyến đi tham quan học tập; những bài viết chào mừng những ngày lễ, những dịp đặc biệt,...

+ Hình thức trình bày: Có thể viết trực tiếp lên bảng tin của trường hoặc là tập hợp các bài viết dán lên bảng tin. Bố cục trình bày hợp lí, màu sắc thu hút, phù hợp với đặc điểm của bộ môn. Có thể trang trí, vẽ tranh minh họa đẻ tăng sức hấp dẫn cho bảng tin. Nếu không viết trực tiếp lên bảng tin, các bài viết có thể viết tay hoặc đánh máy.

+ Cách thức tổ chức thực hiện: Ngay từ đầu năm, nhà trường, ban chấp hành Đoàn trường nên đưa việc thành lập bảng tin vào kế hoạch chuyên môn. Tổ văn sẽ chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện.

Giáo viên bộ môn yêu cầu học sinh các lớp tiến hành sáng tác, sưu tầm và tuyển chọn bài để đăng lên bảng tin. Mỗi lớp chịu trách nhiệm trang trí thực hiện bảng tin trong một tuần. Bảng thi đua của nhà trường sẽ theo dõi, chấm điểm và trao thưởng cho những lớp có chất lượng bảng tin tốt. Đó là những bảng tin có hình thức trinhg bày đẹp, nội dung các bài viết sâu sắc, đa dạng thể loại, cập nhật thông tin, những tác phẩm được sưu tầm, sáng tác phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Sau những chuyến đi tham quan học tập, giáo viên cũng nên tập hợp các sáng tác, các bài viết của học sinh để đăng lên bảng tin một mặt nhằm giúp bảng tin thêm phong phú, mặt khác cũng kích thích khả năng sáng tạo của các em.

Bên cạnh đó, sau mỗi kì thi: thi tuyển sinh, thi học kì, kiểm tra học kì, giáo viên nên lưu ý những bài văn hay, bài đạt chất lượng tốt của học sinh để đăng lên bảng tin giúp các em tham khảo, học hỏi lẫn nhau kiến thức và phương pháp học tập.

Phải tổ chức làm sao để trong nhà trường phổ thông, với mỗi học sinh bảng tin trở thành người bạn thân thiết, bổ ích. Đó là nơi các em có thể tìm thấy sự thư giãn sau mỗi giờ học căng thẳng, nơi các em gặp những tâm hồn đồng điệu, những người bạn có cùng chung tình yêu với văn chương. Nói cách khác, phải làm sao để bảng tin chính là nơi qui tụ những học sinh yêu thích và có năng khiếu sáng tác thơ văn.

Kết luận chƣơng 2

Có thể nói, giáo dục phổ thông là giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan tọng với việc phát triển tư duy, tính cách của người học sinh. Giáo sư Võ Tòng Xuân đã từng nhận định về vai trò của giáo dục phổ thông với việc phát huy tiềm năng của con người trong một bài báo như sau: “Cái gốc của hệ thống giáo dục mỗi quốc gia là giáo dục phổ thông, từ các lớp mầm non đến hết trung học phổ thông, nơi mà những kiến thức cơ bản cần thiết về kiến thức tự nhiên và xã hội được giới thiệu cho mọi người lớn lên tiếp xúc với thế

giới. Cái gốc này có vững thì con người mới tự lập trong suốt cuộc đời” (báo

Giáo dục và thời đại, 10/9/2009).

Trong quá trình dạy học, cùng với các môn học và các hoạt động giáo dục khác, hoạt động ngoài giờ lên lớp có vai trò, tác dụng tích cực đối với việc bồi dưỡng tình yêu văn chương, kích thích hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Tuy nhiên, do một số quan niệm, cách hiểu chưa đầy đủ, đúng đắn, chưa nhận thức được hết vai trò, nhiệm vụ của hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung và hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn nói riêng, nên hoạt động này ở nhà trường phổ thông còn ít được chú ý và tổ chức hoạt động nên hiệu quả đạt được không cao. Chính vì vậy, với mục tiêu góp phần thúc đẩy, hoàn thiện và đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn theo hướng đề cao vai

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học môn ngữ văn chương trình Trung học phổ thông (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)