9. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Nguyên tắc đề xuất hoạt động
2.1.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục được cụ thể hóa qua các mặt về: đức, trí, thể, mỹ; qua nhận thức, kỹ năng và thái độ của học sinh. Nghĩa là, khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn phải đảm bảo được mục tiêu sau: giáo dục tư tưởng đạo đức, rèn luyện kỹ năng, kiến thức và bồi dưỡng tình yêu văn chương, quê hương đất nước cho học sinh.
2.1.1.2. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn cần đảm bảo kế thừa những nội dung bài giảng đã học của học sinh, lấy những kiến thức mà các em đã được học làm nền tảng, làm cơ sở để tổ chức hoạt động. Trên cơ sở đó, cần phát triển thêm những kiến thức đã được học bên ngoài sách giáo khoa Ngữ Văn, mở rộng, nâng cao hiểu biết cho học sinh.
2.1.1.3. Đảm bảo tính khả thi
Các hoạt động ngoài giờ lên lớp khi được tổ chức cần đảm bảo được tính khả thi. Nghĩa là hoạt động ấy phải thu hút được đông đảo học sinh tham gia, đạt được hiệu quả cao, để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng giáo viên và học sinh. Học sinh sau khi tham gia hoạt động cần khắc sâu và mở rộng kiến thức về bài học, thêm hăng say và có hứng thú hơn với bộ môn.
2.1.1.4. Đảm bảo phát huy tính tích cực của người học
Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động được tổ chức phải phát huy được tính tập thể, tinh thần đoàn kết, ý thức tự tôn dân tộc, khả năng hợp tác và làm việc theo nhóm của học sinh. Để đảm bảo được nguyên tắc này, khi thiết kế nội
dung và hình thức hoạt động, giáo viên phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh, môi trường sống của học sinh.