9. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Quy trình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn
nhà trường phổ thông
Để thiết kế các hoạt động ngoài giờ lên lớp cần đảm bảo các bước theo quy trình sau:
Bước 1: Lựa chọn và xác định hoạt động.
Trong tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ Văn, việc lựa chọn và xác định hoạt động tùy thuộc vào đặc điểm bài học của từng giai đoạn, từng phân môn. Ví dụ với chương trình Ngữ Văn lớp 10; chúng ta có thể tổ chức ngoại khóa văn học dân gian, chương trình lớp 11 có thể tổ chức hoạt động sân khấu hóa các tác phẩm văn học: kịch (Romeo và Juliet), truyện ngắn, tiểu thuyết (Chí Phèo, Số Đỏ,…); Chương trình lớp 12 có thể tổ chức dạ hội văn học, tổ chức các trò chơi mô phỏng các gameshow trên truyền hình như: Đường lên đỉnh Olimpia, Rung chuông vàng…hoặc tỏ chức các buổi tọa đàm, hội thảo văn học… Ngoài ra, việc tổ chức hoạt động còn tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế- xã hội của địa phương, của học sinh. Làm tốt những yêu cầu này, chúng ta sẽ tổ chức được những hoạt động ngoài giờ lên lớp có chất lượng và đạt hiệu quả cao.
Bước 2: Xác định mục tiêu giáo dục của hoạt động.
Sau khi xác định được hoạt động, cần xác định rõ mục tiêu của hoạt động nhằm giáo dục cho học sinh kiến thức, kỹ năng, thái độ.
+ Về kiến thức:
- Củng cố những kiến thức văn học đã được học trên lớp.
- Cung cấp thêm cho các em học sinh những kiến thức bên ngoài sách vở.
- Mở rộng hiểu biết cho học biết kiến thức về tác giả, tác phẩm mà các em đang được học trong chương trình.
+ Về kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản: kỹ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng cảm thụ tác phẩm, kĩ năng làm văn…
- Vận dụng linh hoạt các kỹ năng, phương pháp đã được học vào việc tổ chức hoạt động.
+ Về thái độ:
- Bồi dưỡng tình yêu văn chương, yêu quê hương, đất nước, con người thông qua việc tổ chức các hoạt động.
- Tăng hứng thú, say mê đối với bộ môn Ngữ Văn cho các em học sinh.
Bước 3. Xác định nội dung và hình thức hoạt động.
Trước khi tổ chức hoạt động, cần liệt kê đầy đủ những nội dung của hoạt động và lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể xen kẽ nhiều hình thức trong một hoạt động. Ví dụ: “Tọa đàm về tình yêu trong văn học” ngoài hình thức chính là thảo luận, tọa đàm, có thể xen kẽ vài tiết mục văn nghệ, trò chơi…
Bước 4. Chuẩn bị các điều kiện, nguồn lực cho hoạt động
Cả giáo viên và học sinh cung tham gia chuẩn bị. Để công tác chuẩn bị được chu đáo, giáo viên cần:
+ Dự kiến được nội dung công việc, hình dung được tiến trình hoạt động.
+ Dự kiến những phương tiện cần cho hoạt động.
+ Dự kiến sẽ giao nhiệm vụ gì cho đối tượng nào, thời gian phải hoàn thành là bao lâu.
Với học sinh, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho các em để các em tiến hành bàn bạc trong tập thể lớp. Từ đó các em sẽ lập kế hoạch chi tiết các công việc các em phải làm.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng phải thường xuyên quan tâm, theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở học sinh hoàn thành công việc chuẩn bị.
Bước 5. Tiến hành và kết thúc hoạt động
Nếu hình dung bước chuẩn bị hoạt động giống như xây dựng kịch bản thì bước tiến hành sẽ là bước mà các em biểu diễn thể hiện. Do vậy, giáo viên cần phải sắp xếp một quy trình, kế hoạch tiến hành một cách hợp lý, phù hợp với khả năng của học sinh.
Trong bước này, học sinh sẽ là những nhân vật chính, hoàn toàn làm chủ hoạt động, các em sẽ tự điêu khiển và tự giải quyết những tình huống phát sinh trong qua trình tổ chức. Giáo viên chỉ xuất hiện khi thực sự cần thiết.
Bước kết thúc hoạt động:
Bước này học sinh cũng là những người làm chủ. Giáo viên nên thiết kế cách kết thúc sao cho sáng tạo và hấp dẫn, để lại dư âm trong lòng khán giả. Bên cạnh đó, giáo viên cũng yêu cầu học sinh sau mỗi hoạt động nên tiến hành họp bàn để thấy được những gì mình đã làm được và chưa làm được, từ đó rút kinh nghiệm cho các buổi tổ chức hoạt động tiếp theo. Nếu làm được điều này, hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động sẽ được nâng cao hơn rất nhiều.