Xây dựng qui trình kiểm nghiệm màng bán thành phẩm

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình sản xuất thử nghiệm lâm sàng màng sinh học từ cellulose vi khuẩn trị tổn thương mất da (Trang 40)

a. Đối tượng thử nghiệm: màng BC tinh chế và màng thành phẩmAcetul b Bố trí thí nghiệm

c.1. Xây dựng qui trình kiểm nghiệm màng bán thành phẩm

Phương pháp xác định kích thước màng và các đặc điểm về cảm quan

- Dùng thước panme đo độ dày của màng, thước chia cm đo kích thước.

- Dùng tay sờ kiểm tra tính mềm mại của màng và đắp lên da kiểm tra độ bám dính.

Phương pháp khảo sát trọng lượng khơ của màng BC tinh chế

Màng BC tinh chế kích thước 10 cm x 10 cm được làm khơ bằng cách sấy ở 104 oC đến trọng lượng khơng đổi [4], sau đĩ cân và xác định khối lượng màng khơ.

Xác định độ ẩm của màng

Chn mu: chọn màng ngẫu nhiên10 màng BC tinh chế. Xác định khối lượng màng trước khi sấy (a) và sau khi sấy khơ ở 104 oC đến trọng lượng khơng đổi (b), từ đĩ tính độ ẩm của màng. A % = [(a - b ): a] x 100

Phương pháp thử độ bền cơ học

Độ bền cơ học của màng được đánh giá qua độ bền kéo kN/m của màng.

Phương pháp: phương pháp ASTMD 882 – 02, nhiệt độ (25 ± 3) oC; độ ẩm (55 ± 5) %. Ổn định mẫu trước khi thử nghiệm ở nhiệt độ 4 oC / 24h.

Thử nghiệm được thực hiện tại Trung tâm kĩ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 3

Phương pháp khảo sát khả năng cản vi khuẩn của màng BC

Khảo sát khả năng cản khuẩn của màng BC và so sánh với vải gạc vơ trùng và màng trị bỏng đối chứng URGOTUL ® đang lưu hành trên thị trường. Sử dụng các bản thạch dinh dưỡng là mơi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển và mơi trường sabouraud cho các loại nấm mốc. Dùng các loại màng thử nghiệm che phủ bề mặt các bản thạch sau đĩ các bản thạch đã phủ màng này được dùng thử nghiệm trong 2 điều kiện:

Mơ hình thử nghiệm 1: khảo sát khả năng cản vi khuẩn trong khơng khí của màng. Đặt các bản thạch được được che phủ bằng các loại màng thử nghiệm ngồi khơng khí trong 24 giờ, nơi cĩ nhiều người qua lại, sau đĩ một nửa số hộp được đưa vào tủ ấm 37 oC ủ trong 48 giờ. Quan sát kết quả bằng cách lật màng và quan sát sự phát triển của vi khuẩn trên bản thạch. Một nửa số bản thạch cịn lại để ở nhiệt độ phịng trong 7 ngày để quan sát khả năng phát triển của nấm mốc.

Mơ hình th nghim 2: đối với các hộp che phủ màng BC, tiếp tục thử nghiệm khả năng cản khuẩn trên các vi khuẩn Streptococcus hemolyticus, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa. Dùng 0,5 ml huyền trọc vi khuẩn nhỏ lên bề mặt của màng, để 1 giờ ở nhiệt độ phịng, sau đĩ đặt trong tủ ấm 37 oC trong 48 giờ. Sau 48 giờ các màng được lấy ra và quan sát vi khuẩn mọc trên bề mặt các bản thạch thử nghiệm.

Thử tính kích ứng da của màng BC tinh chế

Dùng phương pháp thử tính kích ứng của các loại màng đối với da được áp dụng trong chuyên đề Các phương pháp th nghim sinh hc in vivo qui định trong USP 28.[75]

Thử tính kích ứng của màng BC bằng cách tiêm trong da thỏ những mẫu dịch chiết từ màng BC. Dùng 3 dung môi chiết là nước muối sinh lý 0,9 %, polyethylen glycol 400, dầu thực vật (dầu oliu đã được chứng minh không gây kích ứng).

Tiến hành

- Chun b th: thỏ trắng, mắt đỏ, phái tính ngẫu nhiên. Nếu là thỏ cái thì khơng được mang thai. Thỏ khỏe mạnh, nặng trên 2 kg. Da thỏ khơng bị tổn thương và khơng tiếp xúc với bất kỳ hố chất nào. Trước ngày thử nghiệm, lơng thỏ được cạo sạch ở vùng

lưng, hai bên cột sống của thỏ, khơng làm bị thương thỏ. Thử nghiệm trn 6 thỏ.

- Chun b mu chiết: lấy mẫu màng BC sau khi đã tinh chế, kích thước 10 cm x10 cm, cắt thành những mảnh nhỏ kích thước 0,5 cm x 0,5 cm. Cho vào trong lọ thủy tinh trung tính 100 ml. Thêm vào khoảng 70 ml nước cất hai lần. Lắc mạnh trong khoảng 30 giây. Đổ nước ra và lập lại bước này một lần nữa. Sấy khơ mẫu.

Cho mẫu vào trong lọ thủy tinh và thêm 40 ml dung mơi dùng để chiết. Chiết bằng cách dùng nhiệt ẩm trong nồi hấp autoclave ở 121 oC trong 60 phút. Chuẩn bị song song một mẫu chứng để đối chứng. Mẫu chứng là các dung mơi kể trên (khơng cĩ màng BC).

Sau đĩ để nguội đến nhiệt độ phịng, khơng để dưới 20 oC. Lắc mạnh trong vài phút. Gạn dịch chiết ngay vào một lọ sạch vơ khuẩn. Bảo quản dịch chiết trong khoảng nhiệt độ 20 oC - 30 oC. Khơng sử dụng dịch chiết này sau 24 giờ. Tiến hành tương tự với những dung mơi chiết kể trên.

- Tiêm trong da thỏ: trước khi tiêm, lắc mạnh dịch chiết để đảm bảo các thành phần trong dịch chiết được phân tán đều. Thỏ đã được cạo sạch lơng, nếu cần cĩ thể lau sạch da thỏ bằng cồn lỗng, đợi cho da thỏ khơ.

Mỗi mẫu chiết được thử trên 2 thỏ. Mỗi con được tiêm trong da một bên là mẫu chứng và một bên là mẫu thử. Mỗi bên lưng thỏ được tiêm 5 nốt, mỗi nốt 200 µl. Kiểm tra vết tiêm, theo dõi kỹ sự xuất hiện của các phản ứng kích ứng như nổi ban đỏ, phù nề hoặc hoại tử nếu cĩ. Theo dõi vết tiêm trong 72 giờ, tránh chạm vào vết tiêm và ghi lại kết quả vào các thời điểm 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ sau khi tiêm.

Sau 72 giờ, mỗi mẫu sẽ cĩ 12 kết quả: 2 thỏ ở 3 thời điểm, lấy kết quả nhân 2 (2 loại mức độ ban và phù). Lấy kết quả trung bình của mẫu thử cũng như mẫu chứng. So sánh hai kết quả trung bình này với nhau. Kết quả được kết luận là khơng kích ứng khi hiệu số kết quả trung bình của mẫu thử so với mẫu chứng nhỏ hơn hoặc bằng 1. Nếu ở bất kỳ thời điểm nào của quá trình theo dõi, thấy nghi ngờ mẫu thử cho phản ứng kích ứng mạnh hơn mẫu chứng thì lập lại thử nghiệm trên với 3 con thỏ khác. Kết quả khơng kích ứng khi hiệu số kết quả trung bình của mẫu thử so với mẫu chứng trên 3 thỏ nhỏ hơn hoặc bằng 1.(Phụ lục )

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình sản xuất thử nghiệm lâm sàng màng sinh học từ cellulose vi khuẩn trị tổn thương mất da (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)