- HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: Khi tăng nhiệt độ của nước thì các hạt phấn hoa chuyển động càng nhanh. - HS: Chứng tỏ các phân tử nước chuyển động càng nhanh và va đập vào các hạt phấn hoa càng mạnh.
- Một vài HS nêu nhận xét.
- Nghe và ghi vở kết luận: Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo lên vật chuyển động càng nhanh.
chuyển động này được gọi là chuyển động nhiệt.
- GV: Làm thí nghiệm nhỏ mực vào 2 cốc nước nóng và nước lạnh, yêu cầu HS quan sát và nêu nhận xét?
- GV chốt lại nhận xét.
- Quan sát TN và nêu nhận xét.
Hoạt động 5: (10'). Vận dụng - Củng cố.
? Qua bài hôm nay em biết thêm được kiến thức nào?
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
- GV cho HS quan sát hình ảnh mô tả TN hiện tượng khuếch tán của dung dịch đồng Sunphát.
? Sau một thời gian lớp phân cách giữa đồng và nước như thế nào?
- GV: Chứng tỏ sau một thời gian nước và đồng sunfat đã hòa lẫn vào nhau
? Hiện tượng nước và đồng sunfat hòa lẫn vào nhau được gọi là hiện tượng gì?
? C4: Hãy dùng những hiểu biết của mình về nguyên tử, phân tử để giải thích hiện tượng trên?
? C5: Tại sao trong nước ao, hồ, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?
- Gợi ý HS dựa vào kiến thức về cấu tạo của các chất và chuyển động của nguyên tử và phân tử để giải thích.
? Hiện tượng khuyếch tán có phụ thuộc nhiệt độ không? Tại sao?
? Lấy ví dụ minh họa?
? Lấy ví dụ về hiện tượng khuếch tán?
IV. Vận dụng
- HS nêu được kết luận về chuyển động của các nguyên tử, phân tử và mối quan hệ của chuyển động đó với nhiệt độ.
- 2 HS đọc phần ghi nhớ. - Quan sát hình ảnh.
- HS nêu nhận xét: Lớp phân cách giữa đồng và nước đã biến mất, chỉ còn dung dịch màu xanh nhạt.
- HS dựa vào SGK và trả lời: Hiện tượng khuếch tán
- HS trả lời câu C4, C5, C6. Tham gia thảo luận trên lớp để thống nhất câu trả lời:
Các phân tử nước và đồng sunfat đều chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử đồng sunfat có thể chuyển động lên trên, xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và các phân tử nước có thể chuyển động xuống dưới, xen vào khoảng cách giữa các phân tử đồng sunfat.
C5: Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
C6: Nhiệt độ càng cao, hiện tượng khuyếch tán xảy ra càng nhanh. Vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
- HS: Lấy ví dụ minh hoạ. - Nghe và ghi nhớ kiến thức.
GV: Chốt lại toàn bài.
4. Hướng dẫn về nhà: (3')- Trả lời các câu hỏi sau: - Trả lời các câu hỏi sau:
1) Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
2) Hãy nêu mối quan hệ giữa chuyển động của các nguyên tử, phân tử với nhiệt độ? 3) Hiện tượng khuếch tán là gì? Lấy ví dụ minh hoạ?
- BTVN: 20.1 - 20.5 (SBT).
Ngày soạn: 01/02/2013 Ngày giảng: 23/02/2013
Tiết 24: NHIỆT NĂNG. I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.
- Nêu được nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.