* Làm việc cá nhân :
- Cá nhân HS nghiên cứu thí nghiệm ở SGK. - Nêu cách bố trí và tiến hành thí nghiệm.
+ Bước 1: Móc quả nặng vào lực kế kéo lên cao với quãng đường s1 = 2cm. Đọc độ lớn của lực kế F1.
+ Bước 2: Móc lực kế vào 1 đầu dây của ròng rọc động.
Kéo vật chuyển động quãng đường s1. Lực kế chuyển động quãng đường s2.
- GV thống nhất các bước tiến hành thí nghiệm.
Lưu ý HS: Kéo lực kế từ từ, phải đảm bảo trong quá trình kéo chỉ số lực kế không thay đổi.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi tính toán kết quả vào bảng nhóm đã kẻ sẵn bảng 14.1.
- GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm thí nghiệm.
- Yêu cầu các nhóm treo bảng kết quả thí nghiệm.
? Kết quả của các nhóm có điểm gì chung?
? A1 = A2 chứng tỏ điều gì?
- GV: Do ma sát nên A2 > A1. Nếu bỏ qua ma sát thì A1 = A1.
- Yêu cầu HS điền vào chỗ … hoàn thiện C4.
- GV: Tiến hành thí nghiệm tương tự với các máy cơ đơn giản khác cũng có kết quả tương tự.
→ Kết luận tổng quát được gọi là định luật về công.
Đọc lực kế chỉ giá trị F2.
* Hoạt động nhóm: ( 5 phút)
- Tiến hành thí nghiệm theo các bước đã thống nhất.
- Ghi kết quả vào bảng 14.1. - Tính công A và ghi vào bảng.
- Treo bản nhóm và tham gia nhận xét kết quả của các nhóm.
- HS: Các nội dung so sánh giống nhau.
- HS: Chứng tỏ ròng rọc động không cho ta lợi về công.
- Làm việc cá nhân trả lời C4: Các từ cần điền là:
(1) lực; (2) đường đi; (3) công
Hoạt động 3: (5’). Định luật về công.
- Gọi HS phát biểu định luật về công. - GV: Chú ý nhấn mạnh cụm từ “và ngược lại”.
- GV chú ý: Công toàn phần = công có ích + công hao phí
- Thông báo: Tỷ số giữa công có ích và công toàn phần gọi là hiệu suất của máy. Công hao phí càng ít thì hiệu suất của máy càng cao.
? Lấy ví dụ minh họa cho định luật về công?
- GV cho HS nhận xét các ví dụ.