Thí nghiệ m

Một phần của tài liệu Giáo án Vật lí 8 (NH 2012-2013) (Trang 73)

II. Tính dẫn nhiệt của các chất 1 Thí nghiệm

2. Thí nghiệ m

* HS làm việc cá nhân:

- Đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi của GV.

- Quan sát dụng cụ TN thât. * Hoạt động nhóm:

- Tiến hành TN.

- Thảo luận trả lời câu C6. - Đại diện trả lời câu C6. * Làm việc cá nhân:

- Tham gia thảo luận phần trả lời câu C6. - Nêu nhận xét.

- Ghi vở nhận xét.

3. Thí nghiệm 3

- HS hoạt động theo sự hướng dẫn của GV. - Ghi vở nhận xét.

- HS trình bày kết luận:

Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.

Hoạt động 3: (10’). Vận dụng – Củng cố.

? Qua bài học hôm nay ta cần nắm được những kiến thức nào?

- GV chốt lại phần ghi nhớ SGK.

- GV thông báo: Chất khí còn dẫn nhiệt kém hơn cả chất lỏng.

? Lấy ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt? - Hướng dẫn HS phân tích sự đúng, sai của các ví dụ.

- Điều khiển HS trả lời các câu C9-C12. ? Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ?

III. Vận dụng

* HS làm việc cá nhân:

- HS nêu nội dung phần ghi nhớ SGK. - Nghe để biết thêm thông tin.

- Một vài HS lấy ví dụ và phân tích sự đúng, sai của các ví dụ đó.

- HS trả lời và tham gia thảo luận các câu C9-C12 theo hướng dẫn của GV:

C9: Nồi, xoong thường làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt. Bát đĩa thường làm bằng sứ vì sứ dẫn nhiệt kém hơn khi cầm đỡ

? Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày

? Về mùa nào chim thường hay đứng xù lông? Tại sao?

? Tại sao trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh, còn trong những ngày nóng sờ vào kim loại ta lại thấy nóng

- Sau mỗi câu hỏi, GV chốt lại câu trả lời.

nóng

C10: Vì không khí ở giữa các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém.

C11: Mùa đông. Để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim.

C12: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt. Những ngày rét nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt độ từ cơ thể truyền vào kim loại và phân tán trong kim loại nhanh nên ta cảm thấy lạnh, ngược lại vào ngững ngày nóng nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể nên nhiệt từ kim loại truyền vào cơ thể nhanh và ta có cảm giác nóng.

4. Hướng dẫn về nhà: (2'). - Trả lời các câu hỏi sau: - Trả lời các câu hỏi sau:

? Dẫn nhiệt là gì?

? So sánh sự dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng và khí?

Ngày soạn: 19/03/2013 Ngày giảng: 27/03/2013.

Tiết 28. ĐỐI LƯU - BỨC XẠ NHIỆT I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Nhận biết được:

- Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. Những vật càng sẫm màu và càng xù xì thì hấp thụ bức xạ nhiệt càng mạnh.

2. Kĩ năng:

Lấy được ví dụ minh hoạ về sự đối lưu, bức xạ nhiệt. Vận dụng kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.

3. Thái độ: Tích cực, chủ động học tập. Nắm được ảnh hưởng của sự đối lưu tới môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Chuẩn bị cho cả lớp: 1 bộ thí nghiệm H23.4, 23.5. Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 1 đèn cồn, 1 cốc nước, 1 gói thuốc tím, 1 bộ thí nghiệm H 23.2.

2. Học sinh: Ôn bài.

III. Tổ chức các hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức: (1’). Sĩ số: 8C1: ……/25; 8C2: ……/29; 8C3: ……/30.

Một phần của tài liệu Giáo án Vật lí 8 (NH 2012-2013) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w