0
Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Kiểm tra bài cũ: (3’).

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN VẬT LÍ 8 (NH 2012-2013) (Trang 75 -75 )

II. Tính dẫn nhiệt của các chất 1 Thí nghiệm

2. Kiểm tra bài cũ: (3’).

Dẫn nhiệt là gì? So sánh sự dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?

3. Bài mới:

Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: (20'). Tìm hiểu về sự đối lưu.

- GV: Nếu đặt 1 cục sáp trên miệng 1 ống nghiệm có nước rồi đốt đáy ống nghiệm thì cục sáp có chảy ra không?

- Làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát. ? Có hiện tượng gì xảy ra đối với cục sáp? GV: Nước dẫn nhiệt kém, vậy nhiệt đã truyền từ đáy ống nghiệm đến miệng ống nghiệm như thế nào? → Thí nghiệm.

- Yêu cầu HS quan sát H 23.2. ? Dụng cụ thí nghiệm?

? Cách tiến hành thí nghiệm?

- GV lưu ý HS: Trong thí nghiệm này cần quan sát các hiện tượng xảy ra đối với thuốc tím.

I. Đối lưu

- HS nêu ý kiến dự đoán. - Quan sát GV làm thí nghiệm.

- Trình bày hiện tượng xảy ra: Cục sáp nóng chảy. 1. Thí nghiệm * Làm việc cá nhân: - HS quan sát hình vẽ. - Một số HS trình bày dụng cụ TN và cách tiến hành TN.

- Nhắc nhở HS cẩn thận vì dụng cụ dễ vỡ, sử dụng đèn cồn đúng cách.

- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm trong 3’.

- Gọi đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả TN.

? Có hiện tượng gì xảy ra đối với gói thuốc tím?

? Tại sao dòng thuốc tím lại dịch chuyển thành dòng từ dưới lên trên?

- GV hướng dẫn HS dựa vào trọng lượng riêng của nước.

? Làm thế nào để biết nước trong cốc đã nóng lên?

- GV thông báo: Sự truyền nhiệt năng bằng cách tạo thành dòng như trên gọi là sự đối lưu. ? Vậy sự đối lưu là gì?

- GV thông báo: Sự đối lưu cũng xảy ra trong chất khí.

- GV chốt và ghi bảng KL về sự đối lưu. * Tích hợp giáo dục BVMT:

- GV thông báo: Sống và làm việc lâu trong các phòng không có đối lưu không khí sẽ cảm thấy rất oi bức, khó chịu.

? Vậy cần có biện pháp gì để khắc phục tình trạng trên?

- GV chốt lại các biện pháp.

- GV Hướng dẫn HS mô tả thí nghiệm ở hình 23.3.

? Khói hương trong thí nghiệm này có tác dụng gì?

? Giải thích tại sao khói hương chuyển động thành dòng?

- GV chốt lại câu trả lời C4.

? Tại sao khi đun nóng chất lỏng người ta phải đun nóng từ dưới lên?

? Trong chân không và trong chất rắn có xảy ra đối lưu không? Tại sao?

- GV chốt lại các câu trả lời C5, C6. ? Lấy ví dụ về đối lưu?

* Hoạt đông nhóm: - Tiến hành thí nghiệm. - Quan sát hiện tượng xảy ra.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả quan sát được.

2. Trả lời câu hỏi

- Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi của GV, tham gia thảo luận trên lớp.

- HS trình bày khái niệm về sự đối lưu. - HS ghi vở.

- HS nghe.

- HS đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường.

3. Vận dụng

- HS mô tả thí nghiệm hình 23.3.

- HS: Khói hương giúp ta quan sát được sự đối lưu của chất khí.

- HS: Giải thích tương tự như chất lỏng. - Ghi vở câu trả lời C4.

- HS trả lời câu C5, C6. Tham gia thảo luận chung trên lớp.

- Hướng dẫn HS phân tích sự đúng, sai của các ví dụ.

- Tham gia phân tích sự đúng, sai của các ví dụ.

Hoạt động 2: (9’). Tìm hiểu về bức xạ nhiệt

? Năng lượng mặt trời truyền đến trái đất bằng cách nào?

- Yêu cầu HS đọc SGK + quan sát H23.4. ? Dụng cụ thí nghiệm?

? Cách tiến hành thí nghiệm?

- GV lưu ý HS quan sát giọt nước trong ống nghiệm.

- GV làm TN.

? Có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước? ? Giọt nước màu dịch chuyển về đầu B chứng tỏ điều gì?

? Giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A chứng tỏ điều gì? Miếng gỗ đã có tác dụng gì?

? Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?

? Sự truyền nhiệt từ nguồn nhiệt tới bình có phải là dẫn nhiệt và đối lưu không? Tại sao? GV giải thích lại hiện tượng.

- GV: Nhiệt truyền theo đường thẳng như trên gọi là bức xạ nhiệt.

? Vậy bức xạ nhiệt là gì?

- GV chốt và ghi bảng kết luận về bức xạ nhiệt.

- Yêu cầu HS thu thập thông tin trong SGK. ? Những vật như thế nào thì hấp thụ nhiệt tốt?

- GV chốt lại khả năng hấp thụ nhiệt của vật có màu sáng kém, của vật màu tối tốt.

* Tích hợp giáo dục BVMT:

- GV thông báo: Nhiệt truyền từ Mặt Trời qua các cửa kính làm nóng không khí trong nhà và các vật trong phòng. ? Vậy cần có biện pháp gì để khắc phục tình trạng trên? - GV chốt lại các biện pháp. II. Bức xạ nhiệt - HS nêu dự đoán. - Đọc SGK/81. - Nêu dụng cụ thí nghiệm. - Nêu các bước thí nghiệm.

- Quan sát giáo viên làm thí nghiệm. - Trình bày hiện tượng xảy ra trong 2 trường hợp.

- HS trả lời các câu hỏi của GV.

C7. Chứng tỏ không khí trong bình đã nóng lên và nở ra.

C8. Không khí trong bình đã lạnh đi. Miếng gỗ đã ngăn không cho nhiệt truyền từ đèn sang bình. Điều này chứng tỏ: Nhiệt truyền đến bình cầu theo đường thẳng.

C9. Không phải là dẫn nhiệt vì không khí dẫn nhiệt kém. Cũng không phải là đối lưu vì nhiệt được truyền theo đường thẳng.

- HS trình bày kết luận về bức xạ nhiệt. - Ghi vở KL về bức xạ nhiệt.

- HS thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của GV.

- HS nghe và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường ở các nước xứ lạnh và các nước xứ nóng.

Hoạt động 3: (10’). Vận dụng - Củng cố.

? Qua bài học cần nắm được kiến thức nào? - GV chốt lại các kiến thức cần nắm vững. ? Tại sao trong thí nghiệm ở hình 23.4 bình chứa không khí được phủ muội đèn?

? Mùa đông ta nên mặc quần áo màu nào? Mùa hè nên mặc quần áo màu nào?

? Tại sao?

- GV chốt lại phần giải thích.

? Vận dụng kiến thức về sự đối lưu, hãy giải thích tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng sẽ ấm hơn một áo dày?

? Hãy chọn từ thích hợp cho các ô trống ở bảng 23.1?

- Gọi 1HS lên bảng điền. Gọi HS nhận xét, bổ sung.

- GV chốt lại kết quả điền vào bảng.

IV. Vận dụng

- Một vài HS trình bày, khái quát lại kiến thức.

- HS làm việc cá nhân trả lời các câu C10-C12, tham gia thảo luận chung.

C10. Để tăng khả năng hấp thụ nhiệt.

- HS: Mùa đông mặc quần áo màu tối, còn mùa hè mặc quần áo màu sáng.

- HS giải thích.

- HS điền vào bảng 23.1 theo yêu cầu.

4. Hướng dẫn về nhà: (2'). - Trả lời các câu hỏi sau: - Trả lời các câu hỏi sau:

? Đối lưu là gì? Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của những chất nào? ? Bức xạ nhiệt là gì? Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở những môi trường nào? ? Những vật như thế nào thì hấp thụ nhiệt tốt, hấp thụ nhiệt kém?

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN VẬT LÍ 8 (NH 2012-2013) (Trang 75 -75 )

×